Nhật Ký Anne Frank – cuốn nhật ký của cô bé người Hà Lan đã gây xúc động trên toàn thế giới, kể về những ngày tháng cùng gia đình chạy trốn mũi súng của quân Hitler. Sách được UNESCO vinh danh là một trong mười cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trên toàn thế giới vì những giá trị hết sức nhân văn của mình.
Tác giả sách Nhật Ký Anne Frank
Nhật Ký Anne Frank được viết từ năm cô bé Anne tròn 13 tuổi. Cô bé là một trong những nạn nhân người Do Thái được biết đến nhiều nhất trong cuộc tàn sát Holocaust. Tác phẩm Nhật Ký Anne Frank ghi chép lại cuộc đời Anne khi ẩn náu lúc Quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng thời Thế chiến thứ hai.
Khi Hitler lên năm quyền (1933), gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt đến Amsterdam để trốn khỏi sự truy đuổi của quân Đức Quốc xã. Cô bị tước đi tư cách công dân Đức và trở thành người không quốc tịch. Anne và gia đình phải sống chui lủi trong những căn phòng được ngụy trang. Năm 15 tuổi, gia đình Anne Frank bị chỉ điểm, cô bé bị đưa tới trại tập trung của Đức Quốc xã và qua đời do căn bệnh sốt phát ban.
Sách hay nên đọc: Review sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm – cuốn nhật ký lưu giữ ngọn lửa không bao giờ tắt của tuổi trẻ
Công ty phát hành Nhã Nam Ngày xuất bản 2018-09-09 00:00:00 Kích thước 14 x 20,5 Loại bìa Bìa mềm
Nội dung sách Nhật Ký Anne Frank
Trong suốt 2 năm sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền, gia đình Frank và một gia đình khác phải sống chen chúc trong chái nhà bí mật của một tòa nhà cũ. Sống trong sự chật chội, tù túng và buồn chán, họ còn phải đối mặt với cái chết luôn rình rập vì bị truy đuổi.
Cuốn Nhật Ký Anne Frank ghi lại những trải nghiệm, suy nghĩ của cô trong khoảng thời gian sống trong cảnh tù túng đó. Nếu bạn mong chờ một cuốn sách ghi lại tội ác dã man của quân Đức Quốc xã thì e rằng Nhật Ký Anne Frank sẽ không phải một tác phẩm phù hợp.
Thay vì kể lại những cay đắng, cuốn nhật ký viết lại một cách lạc quan, hài hước, cũng có những suy tư về cuộc sống trên chái nhà bí mật kia. Trên tất cả, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm khát khao sống, khát khao tự do khi cái chết luôn cận kề.
Kết bạn với Kitty
Kitty là tên riêng mà Anne tự đặt cho cuốn Nhật Ký Anne Frank. Bắt đầu từ ngày sinh nhật năm Anne 13 tuổi, cuốn sổ này ban đầu chỉ ghi lại những hoạt động trong cuộc sống thường ngày của một cô bé vừa bước sang tuổi thiếu niên. Một Anne dễ thương, thông minh và láu cá hiện lên vô cùng sống động. Vốn có năng khiếu toán học, lại có tính cách rất thú vị, Anne hẳn là có nhiều bạn bè và một đời sống tinh thần vô cùng phong phú.
Nhật Ký Anne Frank kể lại, biến cố xảy đến khi bố mẹ cô phải đi trốn quân Đức, họ phải sống tại tầng cao của tòa nhà mà bố mẹ cô làm việc trước đó. Đời sống vui vẻ và sôi động tạm gác lại, mọi thứ trở nên yên lặng, những mâu thuẫn giữa các gia đình phát sinh. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn từ cái ngày lịch sử đó.
Quá trình trưởng thành của Anne Frank
Chính những tháng ngày tù túng trong chái nhà bí mật lại là lúc tâm hồn Anne có nhiều sự trưởng thành hơn cả. Cô bé cũng có những trăn trở, lo lắng, buồn bã như bất kỳ đứa con gái nào cùng tuổi. Nhưng những cảm xúc đó chẳng thể nào che lấp được sự nhiệt huyết, ý tưởng sáng tạo và cảm xúc mạnh mẽ luôn cuộn chảy bên trong Anne.
Sự yên lặng của môi trường xung quanh lại giúp Anne có nhiều thời gian hơn để quan sát, suy nghĩ. Khi không có ai hiểu được mình, khi xảy ra xung đột với những người xung quanh, Anne tìm đến cuốn nhật ký. Cô biết ơn Chúa vì đã mang đến cho mình món quà này, đó là khả năng diễn tả cảm xúc qua những con chữ để bộc bạch hết lòng mình vào trang giấy.
Sách hay nên đọc: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – ký ức ùa về ngọt lịm từ những lời văn
Suy nghĩ tích cực dù trong cảnh tù đày
Từ cuốn Nhật Ký Anne Frank có thể nói, dù ở tuổi 13 nhưng Anne có những suy nghĩ tích cực một cách đáng ngưỡng mộ, vượt xa những thiếu niên cùng tuổi. Cô bé luôn có những suy nghĩ sâu sắc, tiến bộ về cuộc sống, về hạnh phúc và về những người phụ nữ hiện đại.
Khi lâm vào cảnh buồn bã, mẹ của Anne khuyên cô hãy nhìn thấy những người khổ sở để biết mình còn may mắn hơn. Nhưng Anne đã chẳng làm thế, cô chợt nghĩ đến khi mình cũng lâm vào hoàn cảnh như họ, rồi mình sẽ cảm thấy thế nào.
Cô bé Anne 13 tuổi đã động viên mình tự nghĩ đến những điều tốt đẹp, tìm niềm vui từ chính bản thân mình, đó mới là động lực mạnh mẽ và bền vững giúp mình vượt qua u tối. Trong cảnh khốn cùng, vẫn luôn có những vẻ đẹp hiện hữu xung quanh. Nhìn vào thiên nhiên, vào ánh mặt trời và vào chính con người mình, đó là thứ giúp mình vượt qua gian khổ.
Trích dẫn hay từ cuốn Nhật Ký Anne Frank
“Mải nghĩ ngợi về chuyện đi ẩn náu, tớ đã nhét những thứ điên rồ nhất vào cặp, nhưng tớ chẳng hối hận. Kỷ niệm có ý nghĩa hơn cả những cái váy”
“Nói thật tớ chẳng thích thú lắm khi phải để cho người lạ sử dụng đồ đạc của mình, nhưng người ta phải biết hy sinh vì mục đích tốt đẹp, và tớ thấy vui vì có thế đóng góp một phần nho nhỏ. Bố tớ bảo “Nếu như ta có thể cứu dù chỉ là một người bạn thì những chuyện còn lại chẳng đáng để so đo”
“Tớ cảm thấy thật tội lỗi khi mình thì chăn ấm nệm êm nhưng đâu đó ngoài kia, những người ban thân thương nhất của tớ đang khuỵu xuống vì kiệt sức hoặc bị đánh ngã xuống đất.”
“Tớ không ghen với chị Margot, chưa bao giờ ghen cả. Tớ không tị với chị ấy vì chị ấy thông minh và xinh đẹp hơn. Chỉ là tớ muốn cảm thấy bố thật sự yêu quý tớ, không phải như với một đứa con, mà là vì chính con người tớ, Anne”
“Khóc có thể làm ta nhẹ lòng, miễn là cậu ko phải khóc một mình”
“Cậu có thể nói cho tớ biết tại sao ngta lại phải mất công đến thề hòng che giấu con người thật của mình? Hay tại sao tớ luôn cư xử rất khã khi có mặt người khác? Tại sao con người lại ít tin tưởng nhau đến vậy? Tớ biết là phải có một lý do nào đó, nhưng đôi khi tớ nghĩ thật khủng khiếp khi ta ko thể tâm sự vơi bất kỳ ai ngay cả với những người thân thiết nhất”
“Lời khuyên của mẹ khi đối diện sầu muộn là: “Hãy nghĩ tới tất cả những khổ đau trên thế giới này để mà biết ơn vì mình đã không phải hứng chịu một phần trong đó.” Còn lời khuyên của tớ là:”Hãy đi ra ngoài, về vùng thôn quê, tận hưởng ánh mặt trời và toàn bộ những gì thiên nhiên dâng hiến. Hãy đi ra ngoài và cố gắng khơi gợi lại niềm hạnh phúc trong ta; hãy nghĩ đến tất cả những gì đẹp đẽ trong ta và trong vạn vật quanh ta để cảm thấy hạnh phúc”
“Cái đẹp vẫn còn ngay cả trong hoàn cảnh bất hạnh. Nếu ta cứ cố kiếm tìm nó, ta sẽ càng khám phá thêm nhiều điều hạnh phúc và lấy lại sự cân bằng. Một người hạnh phúc sẽ làm cho những người khác hạnh phúc lây, một người can đảm và có đức tin sẽ không bao giờ chết trong đau khổ.”
(Trích “Nhật Ký Anne Frank“)
Nhận xét về cuốn Nhật Ký Anne Frank
Thật đáng tiếc khi một tài năng, một tâm hồn sống động như Anne Frank phải ra đi khi mới 15 tuổi. Trong hai năm làm bạn cùng cuốn nhật ký, người đọc đều có thể nhìn thấy sự trưởng thành trong nội tâm của cô gái bé nhỏ.
Cùng với sự trưởng thành của Anne là rất nhiều suy nghĩ của cô bé về phụ nữ, về bình đẳng giới, về bất công tôn giáo, đó là những vấn đề sâu sắc mà nhân loại đến nay vẫn phải đối mặt.
Tuy không nhắc nhiều đến tội ác của Hitler, cuốn Nhật Ký Anne Frank vẫn cho chúng ta thấy được một cách chân thực những thái ngày đau đớn của người dân Do Thái. Khi cả chục con người bị dồn lên một mái nhà, không có phương tiện thông tin nào, ngày ngày chỉ nghe tin những người bị bắt đi, bị tra tấn, đến khi từng cắc trong nhà cạn dần đến tuyệt vọng.
Lời kết
Thứ vẫn ám ảnh người đọc sau khi kết thúc cuốn sách Nhật Ký Anne Frank là nụ cười trong veo của cô gái trẻ. Nếu Anne còn sống, chắc chắn thế giới đã có thêm một nhà văn tài năng, một tâm hồn sống động hay chỉ đơn giản là một cô gái tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Chiến tranh đã qua đi nhưng tàn dư của nó vẫn còn mãi. Cuốn sách là một lời nhắc nhớ con người hãy đấu tranh cho hòa bình, để không có đứa trẻ nào phải chịu cảnh khổ đau như cô bé Anne 15 tuổi.
Sách hay nên đọc: Những trích dẫn ý nghĩa nhất trong cuốn sách “Trên đường băng”
Cảm Nhận Của Độc Giả