Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 hay nhất năm 2021
Tải xuống
Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 11, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 11 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề Tự tình
- Ý nghĩa nhan đề Thương vợ
- Ý nghĩa nhan đề Bài ca ngất ngưởng
- Ý nghĩa nhan đề Chiếu cầu hiền
- Ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ
- Ý nghĩa nhan đề Chữ người tử tù
- Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia
- Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo
- Ý nghĩa nhan đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Ý nghĩa nhan đề Hầu Trời
- Ý nghĩa nhan đề Vội vàng
- Ý nghĩa nhan đề Tràng giang
- Ý nghĩa nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ
- Ý nghĩa nhan đề Chiều tối
- Ý nghĩa nhan đề Từ ấy
- Ý nghĩa nhan đề Tôi yêu em
- Ý nghĩa nhan đề Người trong bao
- Ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM LỚP 11
Tự tình (bài II)
– Tự tình có nghĩa là bộc lộ tâm tình, tâm tình ở đây không phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.
– Bài thơ là nỗi tự tình của riêng Xuân Hương nhưng cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở, lẻ loi.
Thương vợ
– Nhan đề thể hiện một đề tài mới lạ, khác thường trong thơ trung đại, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương.
Bài ca ngất ngưởng
– Từ ngất ngưởng: thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã, tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.
ð Thể hiện cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên thiên hạ. Đây cũng là tư thế chung của toàn bài. Từ đó khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội phong kiến.
Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
– Hiền là hiền tài những người tài giỏi có đức.
– Chiếu cầu hiền là chiêu mộ người tài về giúp nước.
Hai đứa trẻ
– Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.
– Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.
ð Nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.
Chữ người tử tù
– Khi in trên tập chí Tao đàn có tên Dòng chữ cuối cùng: dồn sức nặng vào hai chữ cuối cùng, gợi đến sự kết thúc, sự ám ảnh nặng nề về cái chết của nhân vật.
g Đây không phải chủ đề, tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải (Không phù hợp).
– Khi in thành sách trong tập truyện Vang bóng một thời chính tác giả là người đổi tên thành Chữ người tử tù:
+ Chữ là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca.
+ Người tử tù là đại diện của cái xấu, cái ác, cần loại bỏ khỏi xã hội.
g Trong nhan đề đứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi sự tò mò của người đọc.
ð Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)
– Hạnh phúc: thường gợi đến những điều vui vẻ, những chuyện hỉ sự, may mắn, hoặc là tất cả những điều làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa.
– Tang gia: nghĩa là một gia đình đang có người mất, đang phải sống trong nỗi buồn đau mất mát. Hai khái niệm mang ý nghĩa đối ngược nhau dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
g Tuy nhiên, nhà văn Vũ Trọng Phụng lại đặt hai khái niệm ấy trên cùng một dòng, tạo nên một nhan đề nghịch lý. Cách đặt tên như vậy như nêu ra khái niệm kia là điều kiện để tạo ra khái niệm này.
ð Ý nghĩa của nó muốn thể hiện nội dung: Có người chết thì mới vui, có niềm vui là vì trong gia đình có người chết. Tang gia mà lại vui vẻ, hạnh phúc, vì thế, nhan đề tạo ra sự mâu thuẫn, mang lại tiếng cười thâm thúy.
Chí Phèo
– Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.
– Nhan đề Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.
– Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. ð Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)
– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cũng là vĩnh biệt vẻ đẹp cao siêu, lí tưởng mà con người (trong những hoàn cảnh nhất định) khó lòng đạt tới. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cũng nhằm kết thúc mọi oán thán, hận thù của con người do nó mà trở nên lao khổ hay độc ác.
– Nhan đề tác phẩm chứa đựng nhiều ẩn ý nhưng cũng là một lời chào vĩnh biệt trực tiếp sự huỷ diệt của đài Cửu Trùng.
Hầu Trời
– Bài thơ có nhan đề mới nghe qua có vẻ lạ, nhưng nếu biết tác giả là thi sĩ Tản Đà thì ta có thể hiểu được vì sao lại có cái nhan đề Hầu Trời ấy. Qua nhan đề Hầu Trời, dường như tác giả muốn thể hiện khát vọng muốn khẳng định chính mình giữa cuộc đời và vừa thể hiện lãng mạn, bay bổng vừa cái ngông của mình.
Vội vàng
– Nhan đề Vội vàng có ý nghĩa khái quát một quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của nhà thơ Xuân Diệu:
+ Đó là một thái độ sống gắn bó, yêu quí cuộc đời, biết tận hưởng tất cả những vẻ đẹp, những giá trị của cuộc sống trần gian.
+ Vội vàng không đồng nghĩa với lối sống chỉ biết đến hưởng thụ, ích kỉ, đề cao vật chất mà mà phải biết tận hưởng một cách cao đẹp; tận hưởng đi cùng với nâng niu, sáng tạo.
– Nhan đề này còn gián tiếp phê phán thái độ sống, thờ ơ, lãng quên, trốn tránh thực tại…
Tràng giang
– Tràng giang là cách đọc chệch âm của Trường giang nghĩa là sông dài. Tuy nhiên, nhà thơ Huy Cận đã không lựa chọn lối biểu đạt thông thường mà cách tân âm đọc thành Tràng giang để truyền tải nhiều hơn những ý nghĩa, tư tưởng cũng như cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
– Nhan đề Tràng giang được điệp âm ang, một âm mở nên bên cạnh gợi ý nghĩa về một con sông dài thì Tràng giang mở rộng chiều kích cảm nhận cho người đọc cả về chiều rộng, nhờ vậy mà con sông xuất hiện trong bài thơ trở lên dài, rộng, mênh mông hơn. Tràng giang còn gợi ra một nỗi buồn mênh mang của con người khi đứng trước dòng sông.
Đây thôn Vĩ Dạ
– Đặt tên tác phẩm là Đây thôn Vĩ Dạ chứ không phải Thôn Vĩ Dạ vì Hàn Mặc Tử muốn người đọc tinh ý nhận ra dụng ý của từ đây. Nó như một lời giới thiệu đến người đọc về đất Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Từ đây cũng cho thấy nhà thơ như đang đặt tay lên lồng ngực mình, gọi những tiếng thân thương: Vĩ Dạ, Vĩ Dạ ở Huế, Vĩ Dạ cũng ở “đây”, trong tim Hàn Mặc Tử.
Chiều tối (Mộ)
– Mộ: tiếng Hán để chỉ sự chuyển giao giữa ngày và đêm, là lúc ngày sắp tàn và bóng tối đang dần bao phủ.
– Trong thời khắc của một ngày sắp tàn, con người và vạn vật thường dùng mọi hoạt động và trở về sum họp bên tổ ấm. Chính vì vậy, khoảng thời gian này cũng thường gợi cho những người xa nhà, xa quê cảm giác cô đơn, buồn bã.
Từ ấy
– Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
– Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.
Tôi yêu em
– Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em”là do người dịch đặt.
– Trong tiếng Nga “явас любил – Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
+ Tôi yêu chị.
+ Tôi yêu em.
+ Tôi yêu cô.
+ Anh yêu em…
– Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
Người trong bao
– Nhan đề Người trong bao nhằm chỉ một kiểu người, một hiện tượng xã hội phổ biến đã và đang tồn tại trong một bộ phận trí thức Nga đương thời.
g Lối sống khép kín, thu mình trong vỏ ốc, trốn tránh hiện thực một cách hèn nhát.
– Ý nghĩa chiếc bao:
+ Chiếc bao được nhắc đến trong phần nhan đề trước hết nó mang ý nghĩa tả thực, đó là vật dụng gắn liền với cuộc sống của Bê-li-cốp, nơi hắn ta có thể chứa đựng mọi đồ dùng, vật dụng.
+ Chiếc bao cũng chính là chiếc vỏ bọc, thứ ngăn cách, bảo vệ Bê-li-cốp khỏi những tác động của cuộc sống.
g Đó là biểu tượng cho một lối sống khép kín, lối sống thụ động với nhiều nỗi sợ.
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ)
– Giải thích lớp nghĩa thứ nhất của nhan đề: Gia-ve khôi phục uy quyền của một người nhà nước bắt kẻ phạm tội là Giăng Van-giăng trong khi trước đó không lâu, Giăng Van-giăng đã trong thân phận thị trưởng bắt hắn khuất phục.
– Giải thích lớp nghĩa thứ hai: Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền là một người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Phăng-tin đột ngột qua đời, Giăng Van-giăng không còn chịu đựng như trước, ông trở nên đnah thép và sáng chói trong tinh thần của cái thiện khiến cho chính Gia-ve không dám bắt ép ông và hắn trở nên nhu nhược không dám làm trái ý của ông tuy hắn mới là người có quyền.
Tải xuống
Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác:
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 8 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 10 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 năm 2021
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án