Sự tích mâm cỗ Trung thu
Chuyện kể lại rằng, ngày xưa vốn dĩ chỉ có mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Hơi nóng từ mặt trời khiến cỏ cây vạn vật trên trái đất bị thiêu cháy. Một người mẹ nghèo, vì thương các con nên đã cầu xin mặt trời hãy đi ngủ buổi đêm. Mặt trời lắc đầu từ chối, bởi ban đêm cũng có nhiều người và con vật cần ánh sáng để đi kiếm ăn. Người mẹ đã hy sinh thân mình để hóa thành mặt trăng, tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ vào ban đêm thay mặt trời. Vì vậy, cứ mỗi rằm tháng Tám hàng năm, khi ánh trăng tròn và đẹp nhất, những người con sẽ sửa soạn mâm cỗ để dâng lên cúng mẹ của mình. Đây là tục lệ đẹp thể hiện lòng biết ơn của người Việt xưa.
Cũng có tích truyền rằng, mâm cỗ trung thu là để cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm làm ăn sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng là nhận món quà của tổ tiên dành cho con cháu, với ước mong gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc.
Ý nghĩa đặc biệt của những món quà trên mâm cỗ Trung thu
Người Việt quan niệm, mâm cỗ Trung thu được sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ, với đầy đủ ngũ quả ở trạng thái xanh, chính tự nhiên khác nhau.Mỗi vùng miền lại có một cách sắp xếp khác nhau, nhưng đa phần sẽ có một vài điểm chung như sau:
Bánh trung thu
Giống như bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán, bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của các gia đình. Bánh trung thu có 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo. Tương truyền, vào ngày Rằm tháng Tám, người nông dân sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn, thay cho lời cảm tạ đất trời và thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi và tốt tươi.
Bánh trung thu bao gồm vỏ bánh và nhân bánh, vỏ bánh được làm từ bột mì trộn cùng đường mía và nước thơm hoa nhài. Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, hạt sen, hạt dưa… xay nhuyễn, tượng trưng cho vị thơm dẻo, mặn ngọt của cuộc sống.
Qua thời gian, chiếc vỏ bánh vẫn giữ nguyên, nhưng nhân bánh được người Việt sáng tạo với rất nhiều công thức độc đáo khác nhau như: trứng muối, bơ sữa, cà phê… và mới đây nhất là bánh trung thu nhân ô mai. Vị ngọt truyền thống của bánh khi kết hợp hài hòa với các loại trái cây sấy dẻo như ô mai mơ, ô mai mận, ô mai quất…khiến chiếc bánh trung thu trở nên thơm ngon, dẻo quện đến khó tin.
Quả bưởi
Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền mà cách thức trang trí mâm cỗ Trung thu có thể thay đổi, tuy nhiên có một thứ quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả, đó là trái bưởi. Người Việt cho rằng, quả bưởi có hình tròn thể hiện sự tòa vẹn, đủ đầy, sung túc, màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, còn mùi thơm đặc trưng chính là sự thanh khiết. Bưởi còn là trái cây quen thuộc với làng quê Việt Nam, và gắn bó với cuộc sống của người Việt từ xưa đến nay.
Bên cạnh bưởi là những loại quả quen thuộc khác như hồng giòn, chuối, na, nhãn…tượng trưng cho vị ngọt ngào, no đủ của ngày Tết đón trăng.
Bánh kẹo truyền thống
Tết trung thu được ví là Tết Thiếu nhi, vì vậy mâm cỗ không thể nào thiếu những loại bánh kẹo, ô mai cho con trẻ. Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, nhưng không phải vì thế mà con người rời xa những thức quà truyền thống, ngược lại, người Việt có xu hướng ưa chuộng những món ăn cổ truyền trong ngày lễ trọng đại như: bánh đậu xanh, cốm, chè lam, kẹo lạc…
Những thức quà truyền thống đều được làm từ các nguyên liệu quen thuộc, cốm làm từ lúa non, chè lam được nấu từ bột nếp, kẹo lạc làm từ lạc và mạch nha… Đây là những sản vật tinh hoa của đất trời, nhờ bàn tay con người chế biến để dâng lên Tổ tiên trong Tết Trung thu.
Mứt – Ô mai
Nhiều người vẫn tưởng ô mai chỉ phù hợp trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng kì thực, đây vốn là một món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu. Ô mai được làm từ quả tươi trên núi cao, khi được kết hợp với muối mặn biển Đông, vị cay nồng của gừng nơi đồng bằng…trở thành món ăn hội truyền thống tụ tinh hoa của đất trời. Ô mai xuất hiện trên mâm cỗ đêm rằm, như một thứ gia vị chua cay mặn ngọt…không thể thiếu trên bàn tiệc cuộc đời.
Gần đến Rằm tháng Tám, phố hàng Đường (Hà Nội) lại tấp nập dòng người ghé thăm để mua những hộp ô mai đi biếu tặng, hoặc chuẩn bị cho mâm cỗ đêm trăng. Ô mai Hồng Lam luôn là sự lựa chọn số 1 của người tiêu dùng, bởi sự đa dạng của các loại ô mai, cũng như độ an toàn, tin cậy mà thương hiệu này đem lại.
Giải mã sức hút của Bánh trung thu ô mai – món ăn gây sốt trong mùa trung thu năm nay
Bánh trung thu vốn đã quen thuộc, ô mai cũng không xa lạ, nhưng khi kết hợp hai thức quà truyền thống này với nhau sẽ tạo nên một món ăn mới hoàn toàn, món ăn mang hơi thở hiện đại từ những chất liệu cổ truyền.
“Đúng là rất khác với các loại bánh truyền thống hay phá cách mà mọi năm vẫn thường được ăn. Bánh trung thu nhân ô mai Hồng Lam, ăn không chỉ là ăn mà thấy cả quê hương chan chứa trong lòng mình: thanh thanh, bùi bùi, ngậy ngậy. Ngũ vị bỗng ùa về trên đầu lưỡi. – Chị Thủy Dương Hướng – Nữ nhà văn chia sẻ.”
“Chọn bánh Trung thu để biếu đừng chỉ quan tâm đến hình thức, độ hoành tráng, mà cứ phải coi trọng phần ngon nhiều hơn….Phải kể đến là món tinh hoa Hà Nội từ nhà Hồng Lam. Bên trong bao bì “chạm” vào cảm xúc, là những chiếc bánh truyền thống đủ vị, tinh tế nhấn ở chút lá chanh đăng đắng thơm thơm. Nhưng đặc biệt hơn là bánh nhân cốm mận dẻo. Đúng chuẩn bánh nhà mứt – ô mai. Vừa giữ được bản sắc thương hiệu – mà vừa có sự kết hợp thú vị đậm chất “người Kẻ Chợ”.” – Chị Đỗ Thanh Phương – MC Truyền hình nổi tiếng, Giám đốc công ty truyền thông chia sẻ.
Trung thu mỗi năm mỗi đổi thay, nhưng giá trị cốt lõi của ngày Tết Đoàn Viên vẫn luôn được người Việt trân trọng và gìn giữ. Mâm cỗ Trung thu chính là một trong những biểu tượng đẹp nhất của ngày Rằm tháng Tám. Dù đi đâu xa, mỗi người Việt đều sẽ hướng về cội nguồn trong ngày lễ đặc biệt này, tặng nhau những món quà và quây quần bên nhau phá cỗ. Đó chính là truyền thống gia đình của người Việt Nam.
Mua bánh Trung thu Ô mai tại honglam.vn
Hotline giao hàng tận nơi: *6257