Iran: Giơ ngón cái
Đây là cử chỉ tay mà nhiều người thích và cho là bình thường, tuy nhiêncó thể trở thànhđiều khiếm nhã ở một số nơi. Thật không may, ở Iran hay Afghanistan, hành động giơ ngón tay cái lên tương tự như việc giơ ngón tay giữa trong văn hóa phương Tây -Dana Hooshmand, tác giả của trang web Discover Discomfort giải thích. Tuy nhiên, ngày nay người Iran được biết đến với sự hòa đồng, họ sẽ không cho là bị xúc phạm khi du khách nước ngoài có hành động này.
Anh: Giơ tay chữ V
Trên khắp thế giới, động tácgiơ ngón tay thứ hai và thứ ba lên tạo thành hình chữ V đã vô cùng phổ biến. Nếu bạn làm động tác này ở Anh với lòng bàn tay hướng ra ngoài thì vô hại. Nhưng nếu lòng bàn tay quay về phía bạn thì đôi khi trở thànhmột sự xúc phạm lớn, mang tính kích động. Dẫu sao dukhách vẫnđược thông cảm,người dân bản địa sẽnhắcbạnxoay lòng bàn tay ra ngoài để tránh những rắc rối.
Một giả thuyết chưa được kiểm chứngnhưng khá thú vị đằng sau ý nghĩa này. Bắt nguồn từ cáctrận chiến trong thế kỷ 15, nhữngtù nhân chiến tranh được cho là đã bị chặt ngón tay thứ hai và thứ ba để họ không thể bắn cung được nữa. Do đó, những tù nhân trốn thoát được trước khi chịu hình phạt này sẽ giơ hai ngón tay lên để thể hiện sự chế nhạo. Hàm ý chế nhạo của cử chỉ này vẫn còn cho đến ngày nay.
Malaysia: Chỉ tay bằng ngón trỏ
Hành động chỉ tay bằng ngón trỏ thường bị coi là khiếm nhã tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Malaysia. Để giữ phép lịch sự, người Malaysiadùng ngón cái, thường là tay phải, khi cần chỉ hướng hoặcnhắc tớiđiều gì đó. Ở một số nơiví dụ nhưcông viên giải tríDisneyland, cácnhân viên được đào tạo đểluôn dùng hai ngón tay khi chỉ đường cho du khách.
Thái Lan: Chạm vào đầu người khác
Ở Mỹ, vỗ nhẹ vào đầu ai đó, đặc biệt là với trẻ nhỏ có thể là một cử chỉ ngọt ngào và đầy yêu thương, còn vuốt tóc ai đó là một hành động vui đùa. Nhưng khi đếnThái Lan, hành động này có thể coi là sự xúc phạm nghiêm trọng.
Tại Thái Lan, đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất;vì vậy bạn không nêndùng tay chạm vào đầu người khác để tránh bị hiểu là không tôn trọng hoặc vấy bẩn điều thiêng liêng này. Tương tự, bàn chân được coi là bộ phận kém sạch sẽnhất trên cơ thể, vì vậy giơngón chân về phíangười khác được coi là hành vi xúc phạm ở Thái Lan.
Brazil: Ký hiệu OK
Ở Mỹ, các nước phương Tây và một số nước châu Á, ký hiệu này thể hiện cho sự đồng ý nhưng ở Brazil thì nó lại là cử chỉ thô tục. Theo blogger du lịch Talek Nantes, cử chỉ tay này đại diện cho chữ O và chữ K ở Mỹ, tuy nhiên ở quốc gia Nam Mỹ,nó mô tả một bộ phận cơ thể tế nhị, nhất làkhi bạn hướng lòng bàn tay vào phía trong.
Đài Loan: Chỉ tay lên Mặt Trăng
Theo niềm tincủa người Đài Loan (Trung Quốc), việc chỉ tay lên Mặt Trăng không xúc phạm ai đó, nhưngsẽ khiến Nữ thần Mặt Trăng nổi cơn thịnh nộ. Người ta tin rằng những aixúc phạm Nữ thần Mặt Trăngsẽ chịutrừng phạt, ví dụ như bịcắt tai. Vì vậy, nếu bạn có dịpngắmtrăng ở Đài Loan,hãy cố gắng giữ tayở bên mìnhvà đừng chỉ lên Mặt Trăng.
Ấn Độ, các nướcTrung Đông: Sử dụng tay trái sai cách
Ở những nền văn hóa này, tay phải và tay trái được chỉ định nhiệm vụ cụ thể. Tay phải được sử dụng để ăn, đưa tiền hoặc chọn đồ khi mua hàng. Tay trái được dành cho những công việc ít dễ chịu hơn như làm sạch cơ thể, nhất là sau khi đi vệ sinh. Bởi vì điều này, tay trái được coi là không sạch sẽ và không được sử dụng cho các hoạt động xã hộikhác. Vì vậy, nếu bạn dùng tay trái đểăn,trả tiền,chuyển đồ vật hay gọiai đó sẽ bịcoi là hành động cực kỳ thiếu tôn trọng.
Italy: Vuốt cằm
Khi đếnItaly, hãycẩn thận nếu bạn có thói quen vuốt cằm. Ở Italy, nhất là khu vực phía Bắc, động tác hướng lòng bàn tay lên và dùng ngón tay để tựvuốt cằm được hiểu là cử chỉ gây hấn, có nghĩa là “biến đi” hoặc tồi tệ hơn thế.Ở Bỉ, Pháp, Tunisia, nếu bạn có cử chỉ này khi nói chuyện thì người bản địa có thể hiểutheo ý nghĩa khiếm nhãtương tự.
Philippines: Dùng ngóntay đểgọi
Ở nhiều quốc gia, mọi người vẫy tay như một cách để ra hiệu và gọi ai đó, giống như thông điệp”hãy đến đây”. Tuy nhiên nếu bạn gọi ai đó bằng ngón trỏ sẽ là hành vi khiếm nhã.Ở Philippines, cử chỉ này là cách thường dùng để gọi chó hay động vật nói chung, vì vậy không được dùng khi cho người. Tương tự ở Hàn Quốc, khi bạn vẫy tay với lòng bàn tay hướng về phía ai đó cũng là hành động thiếu tôn trọng./.