Ý chí với nhận thức và tình cảm tuy là các khái niệm khác nhau nhưng lại được xem như một mối liên kết rất chặt chẽ có tác động lẫn nhau trong tâm lý của con người và theo đó suy nghĩ hay hành động, hay đưa ra phán quyết đều bị các yếu tố này chi phối. Để làm rõ mối quan hệ trên. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc thông tin ý chí là gì? Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và tình cảm? Hãy theo dõi ngay nhé.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Ý chí là gì?
Ý chí là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn. Để đạt được kết quả ấy thì quý bạn đọc phải trải qua rất nhiều chướng ngại, đó chính là năng lực của riêng mỗi người, không có ai giống ai. Sẽ phụ thuộc vào từng tâm lý của mỗi cá nhân mà mức độ ý chí sẽ hoàn thành khác nhau.
Ý chí được thể hiện thông qua các đặc điểm như sau:
– Tính mục đích của ý chí:
Ý chí có mục đích, bởi chúng có thể xác định được mục đích của hành động. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào lý tưởng sống cũng như những nguyên tắc sống của mỗi người. Đối với từng trường hợp cụ thể ý chí sẽ xác định mục đích gần hay xa dựa vào mục đích đã lập ra mà ý chí kiểm soát chặt chẽ hành vi của mình.
– Ý chí thể hiện tính bền vững và kiên trì:
Người luôn biết siêng năng, cần cù thường vững bước trước nghịch cảnh mà cuộc sống mang lại trong cuộc sống là những người có ý chí. Vì vậy, chúng ta thường nghe thấy có những trường hợp học sinh nghèo vượt khó được khen rằng có ý chí.
– Ý chí có tính tự chủ: Giúp con người có khả năng kiểm soát tốt được suy nghĩ từ bên trong, giúp kìm nén cũng như điều chỉnh được cảm xúc. Có tác dụng giúp những lời nói sai hay điều tiêu cực được ngay lập tức xóa bỏ trong tâm trí của quý bạn đọc. Thay vào đó sẽ là những tư tưởng hợp lý, phù hợp hơn.
– Ý chí có tính quyết đoán: Quyết đoán là một đức tính mà con người khi không quyết đoán sẽ mãi mãi luẩn quẩn trong vòng tròn hoài nghi, do dự. Khi đó họ sẽ không thể nào thực hiện được hành động nào một cách hoàn hảo được.
– Ý chí có tính độc lập: Những ý kiến và quan điểm của cá nhân, tuyệt đối không phải nhắm vào người khác để đấu tranh hay chống đối bằng một hình thức cứng nhắc với họ và cũng không phải là thứ do bất cứ ai tạo ra cho mình. Tự bản thân mỗi người sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.
2. Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và tình cảm?
Bởi ba yếu tố cơ bản đó. Đây là những yếu tố có liên hệ mật thiết và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó nhâ nâ thức là tiền đề của hoạt đô nâ g tình cảm và ý chí, ngược lại tình cảm và ý chí gắn liền với hoạt đô nâ g nhâ nâ thức; chúng kết hợp với nhau và dưới tác đô nâ g của ý thức làm cho con người có những đă âc điểm tâm lý riêng biê ât, ổn định. Để làm rõ mối quan hệ trên, bài tiểu luận sau xin bàn về vấn đề “Bằng tri thức tâm lý học, hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm – ý chí. Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này”.
Đối với ý chí – tình cảm:
Cuộc sống hiện nay, hoạt động của con người tình cảm thực hiện vai trò kích thích hành động. Tuy nhiên, bản thân tình cảm cũng chịu sự kiểm soát của ý chí. Do đó, có đôi khi con người vẫn hành động trái với tình cảm. Tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người.
Ý chí và tình cảm có mối quan hệ bền chặt với nhau, chúng đều là động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Có hai trường hợp:
+ Khi tình cảm cùng chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí.
Ví dụ: Trong học tập, nếu ta yêu thích các môn học thuộc chuyên ngành Luật, có tình cảm với nó thì ý chí học tập tốt, dành được học bổng sẽ được tăng cao. Càng yêu thích, chúng ta càng học tập hăng say, ý chí học tập càng mạnh mẽ, và đó là động lực hướng tới thành công.
+ Khi tình cảm trái ngược với ý chí và cản trở hành động thì chủ thể phải dùng ý chí để kìm hãm tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hành động.
Ví dụ: Việc chọn, thi hay học một trường Đại học nào đó có thể là do ý thích của mỗi cá nhân hoặc cũng có thể là do sự sắp đặt của ông bà, cha mẹ. Khi việc học Đại học tại một ngôi trường mà ta không hề mong muốn và đó chỉ là sự áp đặt của người lớn thì việc học sẽ là sự “tra tấn”. Từ sự bị gò bó, bắt ép học tập của gia đình, ta sẽ thấy việc học là nhàm chán, vô vị, tẻ nhạt và không tạo hứng thú. Tất cả sẽ khiến ta trở nên mệt mỏi, chùn bước, học tập sa sút và dẫn đến tình trạng chán học, bỏ học.
+ Ý chí cũng tác động ngược trở lại tình cảm, ý chí giúp cho con người xác định được những tình cảm đúng đắn, bền chặt.
Ví dụ: Ta có người thân là tội phạm đang bị truy nã. Vì đây là người mà ta rất thân thiết nên ta rất muốn bao che cho người đó. Nhưng theo quy định của pháp luật, việc chứa chấp hay giúp người phạm tội bỏ trốn là vi phạm pháp luật, là tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Chính vì không muốn bản thân cũng trở thành người vi phạm pháp luật và muốn người thân của mình được hưởng lượng khoan hồng nên ta phải khuyên răn người thân của mình ra đầu thú, nếu không được thì ta phải đi báo với cơ quan công an để giúp người thân của mình được giảm bớt tội trạng.
Đối với ý chí – nhận thức:
+ Nhận thức của con người hướng vào sự phân tích, lĩnh hội, khái quát hóa và trừu tượng hóa những tri thức tiếp thu từ môi trường xung quanh. Những kiến thức này được củng cố trong trí nhớ và nhào nặn trong tư duy.
Có thể hiểu nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, biểu hiện do tư duy và tưởng tượng mang lại.
+ Nhận thức làm cho ý chí có nội dung, ý chí là cơ chế khởi động và ức chế, ý chí còn điều chỉnh hành vi, nghĩa là hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân nhằm đạt mục đích cần thiết.
+ Giữa ý chí và nhận thức có quan hệ thì không có nghĩa là con người ta nhận thức thì hành động như thế, con người một khi đã có những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ phải bằng mọi cách để đạt được mục đích đã đề ra. Có nghĩa là con người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí.
Ví dụ: Nhà khoa học Bogdanov rất yêu thích nghiên cứu khoa học và ông say sưa với công trình nghiên cứu của mình, đó là công trình nghiên cứu về truyền máu với niềm tin có thể kéo dài tuổi thọ của con người. Bogdanov đã dùng chính con người mình để thử nghiệm. Sau 11 lần truyền máu như thế, cùng với sự tìm tòi, sáng tạo, ông đã bày tỏ sự hài lòng khi cho là đã cải thiện đáng kể về thị lực, chặn đứng việc hói đầu cùng nhiều triệu chứng khác trong cơ thể. Không chỉ riêng Bogdanov mà nhiều người quen biết ông cũng nhận ra điều đó.
Hào hứng với những kết quả đạt được, năm 1925 Bogdanov thành lập Viện nghiên cứu về máu. Chính bởi giới khoa học nhận ra tầm quan trọng và tính đúng đắn của những công trình nghiên cứu về máu của Bogdanov, vậy nên, cho đến nay, viện này vẫn còn tồn tại và được mang tên ông. Như vậy, chính tình yêu khoa học, niềm tin vào sự trường sinh của con người đã trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy nhận thức, sự sáng tạo, tìm tòi của Nhà khoa học Bogdanov.
Ví dụ: Khi quá yêu, nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, họ trở nên đa nghi vô lối, ghen tuông, mù quáng, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, không suy nghĩ kỹ trước khi hành động, ,.v.v. Vì vậy, thường làm những chuyện dại dột gây nên hậu quả, mất mát không đáng có như: tự tử do thất tình hay thực hiện hành vi phạm tội như đánh người, giết người (đánh ghen) để thỏa mãn cơn giận dữ của bản thân…
Trên đây là thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp về nội dung ” Ý chí là gì? Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và tình cảm” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.