Phong tục được vận dụng linh hoạt và các phong tục đều sẽ không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục thì cũng sẽ không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ giống như là các quan hệ đời thường. Khi phong tục được coi là một chuẩn mực ổn định được sử dụng và xuất hiện trong cách xử sự, thì nó trở thành tập quán xã hội mang tính bền vững.
Vì vậy, phong tục còn được hiểu là một bộ phận của văn hoá, đóng vai trò trong việc hình thành nên truyền thống của một địa phương cụ thể hay một quốc gia nói chung, của một dân tộc nhằm mục đích đích để điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể là những cá nhân trong các quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân của các chủ thể đó. Trên thực tế thì không phải mọi phong tục đều sẽ có thể tồn tại mãi mãi với thời gian và khi nó xuất hiện thì sẽ cần phải có sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của các thời kỳ kế tiếp. Thời gian trôi qua dần và chính con người cũng sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp với các quan niệm mới, nền sản xuất mới của địa phương mình.
2. Tập quán là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó.
Tập quán sẽ có đặc điểm là bất biến, bền vững, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, tập quán khi đã xuất hiện thì sẽ rất khó thay đổi. Trong những quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát hoặc tập quán sẽ được hình thành và nó sẽ tồn tại một cách ổn định thông qua nhận thức của các chủ thể trong một quan hệ nhất định và tập quán sẽ được bảo tồn thông qua ý thức của quá trình giáo dục con người có định hướng rõ nét.
Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc, mỗi dân tộc thì sẽ đều có bản sắc văn hoá riêng và bản lĩnh văn hoá của các dân tộc đều sẽ có tính độc lập tương đối với nhau. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà tập quán của mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù và sẽ có sự khác nhau.
3. Phong tục tập quán là gì?
Từ hai khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán chính là toàn bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có những sự khác biệt với nhau.
Chúng ta cũng có thể coi những phong tục tập quán này chính là nét đặc trưng của mỗi dân tộc trên thế giới nói chung 54 dân tộc anh em ở Việt Nam nói riêng và những phong tục tập quán tốt đẹp đều sẽ cần được duy trì bảo tồn. Tuy rằng lối sống hiện đại đã và đang dần làm chúng ta thay đổi và trở nên cách rời nhau thế nhưng cho đến giai đoạn ngày nay, đa phần các dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán, bản sắc của dân tộc mình