Ai cũng biết, Việt Nam ta đã có nền nông nghiệp lâu đời. Thiên nhiên và sản xuất nông nghiệp của chúng ta luôn gắn liền với nhau. Vì thế, ông cha ta đã sáng tạo nên những câu tục ngữ về thiên nhiên cực kỳ ý nghĩa dựa trên các kinh nghiệm tích lũy. Cùng https://focuscampus.org tìm hiểu về những câu tục ngữ về thiên nhiên và ý nghĩa của nó trong bài viết bên dưới nhé, cực kỳ thú vị đấy!
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và ý nghĩa
Trước đây, ông bà ta chưa có những công cụ khoa học, hiện đại để đo thời gian. Họ đã dựa trên kinh nghiệm, trực giác và vốn sống để có những nhận xét rất đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: tháng năm có đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Từ đây ta có thể biết thêm rằng ngày tháng năm dài, đêm tháng mười dài.
- Cách nói mang vẻ nhận xét hóm hỉnh: lấy giấc ngủ để đo thời gian kéo dài ban đêm của tháng 5, cho thấy mùa hè có đêm ngắn, rất ngắn. Ở vế sau, ông cha lấy tiếng cười để cho thấy chiều dài ngày của tháng 10, mùa đông ban ngày rất là ngắn, chưa chiều đã tối.
- Câu tục ngữ có thể dùng để sắp xếp công việc, giữ gìn sức khỏe đêm ngày vào mùa đông và mùa hè.
Dùng thiên nhiên để dự đoán thời tiết
Chỉ bằng việc quan sát bầu trời sao vào đêm trước mà ông bà ta đã đoán được thời tiết mưa nắng vào ngày hôm sau.
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: “mau” là nhiều, “vắng” có nghĩa là rất ít, thưa. Cả câu sẽ có nghĩa: Nếu đêm hôm trước trời đầy sao thì hôm sau sẽ rất nắng, nếu đêm trước đây ít sao thì hôm sau sẽ mưa. Dĩ nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính tương đối được tích góp qua nhiều năm, vì không phải hôm nào trời nhiều sao cũng nắng.
- Cơ sở của câu tục ngữ: Ít mây thì trời sẽ trong, dễ thấy sao, như vậy mai trời sẽ nắng. Khi trời đây mây thì không thể thấy sao và ngày mai trời sẽ mưa.
- Câu tục ngữ thường được dùng trong việc đoán thời tiết để hoạt động sản xuất nông nghiệp, áp dụng trong cuộc sống thường ngày.
Ngoài ra, câu tục ngữ này còn có cách đọc khác như:
- “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
- “Dày sao trời nắng, vắng sao trời mưa”.
Dùng cảnh để dự đoán thời tiết
Chỉ cần nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng người xưa đã có thể được gió bão, lũ lụt… và các hiện tượng khác.
“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khi bầu trời xuất hiện đám mây có màu ráng mỡ gà tức là bão sắp đến. Ráng nghĩa là gì? Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: “Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà hắt sáng vào”. Ráng mỡ gà ám chỉ bầu trời có màu vàng óng. Điều này báo hiệu thời tiết sắp có gió to, bão, cần phải chằng buộc, chống đỡ thật cẩn thận, nhất là nhà tranh vách đất (thời nay chắc không còn).
- Cơ sở của câu tục ngữ: Dựa trên quan sát về tự nhiên trong lúc làm nghề.
- Giúp con người có ý thức trong việc gìn giữ nhà cửa, tài sản và lên kế hoạch phòng chống bão, lụt, thiên tai.
Ngoài ra, câu tục ngữ này còn được biết đến với các dạng khác:
- “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa”.
- “Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.
Dùng vật để đoán thiên tai
Nếu ở câu trên, ông cha ta quan sát thiên nhiên để dự báo thời tiết. Ở câu này, ông cha ta đã quan sát tâm tính động thực vật để khẳng định về thời tiết sắp tới.
“Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khi thấy kiến rời khỏi tổ, đó là điềm báo sắp có bão lụt xảy ra. Điều này được khoa học chứng minh về tập tính của loài kiến – côn trùng nhạy cảm, sẽ cảm nhận được mưa và rời đi tìm nơi cao ráo hơn.
- Cơ sở của câu tục ngữ: Được ông cha ta đúc rút từ việc quan sát thực tế.
- Từ tâm tính của các loài xung quanh mà ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt, mưa to, bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.
Ngoài ra, câu tục ngữ thành cũng có nhiều dạng biến đổi khác nhau, tùy vùng, tùy hiện tượng, tập tính loài vật mà ông cha ta quan sát.
- “Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”.
- “Gió bất hiu hiu, sếu kêu trời rét”.
- “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”.
- “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, xin mời tham khảo ngay video mà chúng tôi chia sẻ chi tiết dưới đây nhé!
Trên đây là những câu tục ngữ về thiên nhiên và ý nghĩa quen thuộc của ông cha ta được focuscampus.org tổng hợp cho bạn. Bạn có thấy những câu tục ngữ này có ý nghĩa và thú vị không nào? Bạn cũng có thể thử tham khảo thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên và ý nghĩa khác trong bài viết tiếp theo.