Tình trạng mắt bị lác khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Vì thế, khi được xác định đúng bệnh, các bậc phụ huynh sẽ không khỏi băn khoăn, mổ lác có nguy hiểm không, mổ mác có thể chữa triệt để bệnh cho con.
Tình trạng mắt lác (còn gọi là mắt lé) là khi hai mắt không thẳng hàng, có thể dễ dàng nhận biết bởi người khác hoặc khi nhìn gương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của thị lực.
Khi bị mắt lác, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân sẽ khá lo lắng với rất nhiều vấn đề như mổ lác có nguy hiểm không, mổ mắt lé có đau không, chăm sóc mắt sau khi mổ lác như thế nào, mổ mắt lác kiêng ăn gì, mổ mắt lác có đau không, mổ mlắc mắt trẻ em khác như thế nào so với người lớn…
Để giải quyết những câu hỏi, thắc mắc thường gặp này, bạn có thể tham khảo thêm kiến thức trong bài viết dưới đây.
Mắt lác là gì?
Mắt lác (còn gọi là mắt lé) là tình trạng hai mắt không thẳng hàng, có thể hiểu là một mắt nhìn thẳng, một mắt nhìn lệch đi, trong đó có thể lệch vào trong (hội tụ) hoặc lệch ra ngoài (phân kỳ). Mắt lác có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của thị lực.
Mắt lác được chia thành 2 dạng:
- Lác bẩm sinh: trẻ sau khi sinh ra đã bị lác
- Lác hậu đắc: có thể xuất hiện lác mắt sau 1 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến mắt lác
Trước khi đi sâu tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc điều trị mắt lác như mổ lác có nguy hiểm không, mổ mắt lé có đau không, chăm sóc mắt sau khi mổ lác, mổ mắt lác kiêng ăn gì, mổ mắt lác có đau không, mổ lác mắt trẻ em…, bạn cần hiểu đúng nguyên nhân gây ra tình trạng mắt lác của mình hoặc người thân để có giải pháp điều trị hợp lý.
- Di truyền: Theo các nhà nghiên cứu, bố mẹ bị mắt lé có khả năng di truyền sang con chiếm 20%. Tuy nhiên, trường hợp lé bẩm sinh đa số đều được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
- Dị tật khúc xạ mắt cấp độ nặng: cận thị, loạn thị hay viễn thị.
- Do khuyết tật hoặc dị dạng hệ vận động nhãn cầu.
- Chấn thương do va đập, nhiễm khuẩn mắt.
- Do biến chứng của một số bệnh để lâu không chữa trị (đục thủy tinh thể, sụp mi,…).
- Thiếu cân bằng của não và hệ thống thần kinh với mắt.
Mổ lác gồm những bước nào
Mổ lác cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt và phương tiện là bộ dụng cụ phẫu thuật lác.
Sau khi giải thích tiên lượng bệnh cho gia đình người bệnh, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ sau phẫu thuật để dự phòng lác tái phát.
Khi người bệnh được phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, gây mê đối với trẻ em dưới 15 tuổi.
Xem thêm: Chi phí phẫu thuật lác
Các bước mổ lác gồm có 3 thì chính:
- Thì 1: cắt mở kết mạc và bao tenon. Có thể mở theo đường sát rìa hoặc đi đường cùng đồ.
- Thì 2: phẫu tích và bộc lộ cơ, dùng kéo cong tù đầu bóc tách cơ và bao tenon sâu ra sau từ 10 – 12mm, sau đó cắt màng liên cơ từ 10 – 15mm. Chú ý không làm rách bao cơ.
- Thì 3: thao tác lùi cơ và rút ngắn cơ.
Lùi cơ: dùng móc lác lấy cơ, dùng kim liền chỉ Ethicon 6-0 khâu đính 2 mép cơ cách chỗ bám cơ 2mm, cắt cơ khỏi chỗ bám cũ khoảng 1mm. Xác định số mm cần lùi từ chỗ bám cơ cũ bằng compa. Khâu đính đầu cơ vào 2/3 chiều dày củng mạc ở khoảng cách đã định. Khi khâu đính đầu cơ vào củng mạc phải căng thẳng đầu cơ để đảm bảo chiều rộng cuả cơ. Khâu kết mạc bằng chỉ ethicon 7-0.
Rút ngắn cơ: dùng móc lác lấy cơ, dùng cặp cơ cặp chặt phần thân cơ ở đoạn định cắt bỏ, cắt rời thân cơ khỏi chỗ bám cũ. Khâu rút ngắn cơ về phía trước theo số mm đã định lượng vào chỗ bám cơ cũ bằng 2 mũi chỉ kiểu chữ U. Cắt bỏ đầu cơ thừa.
Khâu kết mạc.
Tra mỡ kháng sinh, băng mắt.
Sau phẫu thuật có thể thay băng hàng ngày. Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và giảm phù, tra kháng sinh và chống viêm tại chỗ.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật lác để phát hiện chỉnh non hay quá chỉnh để có phương pháp xử lý phù hợp, phát hiện biến chứng tại mắt như viêm chân chỉ, xuất huyết dưới kết mạc, tuột cơ.
Rủi ro trong phẫu thuật
Bất kỳ một phẫu thuật nào trong y học đều có xác suất rủi ro. Vì thế, bên cạnh những băn khoăn thường gặp như mổ mắt lé có đau không, chăm sóc mắt sau khi mổ lác, mổ mắt lác kiêng ăn gì, mổ mắt lác có đau không, mổ lác mắt trẻ em… thì người bệnh cần xác định tâm lý về những rủi ro có thể gặp phải.
Mổ lác có nguy hiểm không
Phẫu thuật mắt lác là trường hợp khi mắt lác nặng không thể điều trị bằng những cách thông thường. Khi có sự can thiệp và điều trị bởi các phương pháp chuyên sâu thì người bệnh luôn đặt ra câu hỏi về sự an toàn của phương pháp đó. Mổ mắt lác có nguy hiểm không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Người bệnh không cần lo lắng bởi phẫu thuật chỉnh mắt lác là điều chính các cơ bám trên mắt, giúp đôi mắt thăng bằng và hết lác nên không gây nguy hiểm. Sau khi phẫu thuật chỉnh lác, thị lực hai mắt vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng, tỉ lệ thành công phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và tình trạng lác của người bệnh. Các thiết bị y tế có hiện đại hay không và địa chỉ chữa trị mà bạn lựa chọn.
Khi nào nên mổ lác
Các bác sĩ chuyên khoa mắt cho rằng, mắt lé cần chữa trị càng sớm càng tốt. Trẻ từ 2 – 4 tuổi thì tỉ lệ khỏi cao nhất (chiếm 92%), trẻ trong khoảng 4 – 8 tuổi có tỉ lệ khỏi 68%, trẻ càng lớn thì khả năng chữa khỏi càng giảm xuống. Ngoài ra, bệnh lác cagf để lâu càng khó chữa hơn các trường hợp mới bị.
Các trường hợp mắt lác nặng không thể thực hiện các phương pháp đeo kính và tập luyện, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng, mức độ lác, thực hiện các xét nghiệm và chỉ định phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác của hai mắt và được hướng dẫn chăm sóc phù hợp.
Xem thêm: Chăm sóc sau khi mổ lác
Không mổ lác có ảnh hưởng đến mắt không
Khi bị lác mắt, một vấn đề đặt ra không chỉ là những băn khoăn thường gặp như mổ mắt lé có đau không, chăm sóc mắt sau khi mổ lác, mổ mắt lác kiêng ăn gì, mổ mắt lác có đau không, mổ lác mắt trẻ em… mà người nhà bệnh nhân còn rất nghi ngại về việc có nên cho con thực hiện chỉ định mổ hay không.
Ở những trường hợp măt slác do tổn thương thần kinh hoặc do cơ vận động sẽ được điều trị vật lý trị liệu trước khi luyện tập hợp thị.
Nếu mắt lác do tật khúc xạ, người bệnh sẽ được điều trị nhược thị để phục hồi thị lực cho mắt. Sau đó sử dụng kính để điều chỉnh hoặc luyện tập với đò vậy để tập cách xếp hình, xâu hạt cườm… Dùng máy chỉnh quang để luyện tập và phục hồi hợp thị cho cả hai mắt.
Với những trường hợp lác nặng thì những phương pháp trên gần như không có hiệu quả và việc không mổ lác sẽ không thể điều trị lệch trục nhãn cầu. Mắt sẽ dần bị tổn thương do tình trạng mắt lác kéo dài và ngày càng nặng thêm.
Địa chỉ mổ lác uy tín
- Bệnh viện Mắt Trung ương: 85 Bà Triệu, Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
- Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51- 53 Trần Nhân Tôn, Quận Hai Bà Trưn, TP. Hà Nội
- Bệnh viện Mắt TP. HCM: Số 280 Điện Biên Phủ, P7, Q3, TP. HCM
- Bệnh viện Mắt Sài Gòn:
- 100 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM
- 473 CMT8, P.13, Quận 10, Tp. HCM
- 77 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
- 532 Đường Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.