Văn khấn cúng Tất Niên ngày 30 Tết đầy đủ nhất cho những ai đang quan tâm cúng tất niên tại gia đình, cơ quan
1. Cúng tất niên là gì
1.1 Cúng tất niên là gì
Cứ độ cuối năm, để tổng kết một năm cũ, chào mừng năm mới đến với nhiều niềm vui, may mắn, người Việt Nam thường có tục lễ cúng Tất niên, tức là sắp mâm cúng vào ngày cuối cùng của năm, việc này đã trở thành một tục lễ, một phần trong khoảng thời gian lễ tết truyền thống.
Mâm cũng tất niên để dâng lên bàn thờ gia tiên
Theo tiếng Hán, Tất nghĩa là cũ, Niên là năm. Chính vì vậy, Tất Niên là kết thúc 365 ngày của một năm để bước sang một năm mới.
Ở các nước Phương Tây thì Tất Niên là ngày 30 tháng 12 Dương Lịch. Nhưng ở các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam thì Tất Niên là ngày 30 tháng Chạp Âm Lịch (năm đủ), 29 tháng Chạp (năm thiếu).
1.2. Ý nghĩa của việc cúng tất niên
Vào ngày cuối cùng của năm( theo lịch âm, tức 30 tháng chạp), ở cơ quan, công ty, doanh nghiệp đều tổ chức buổi tiệc hay mâm cơm lễ để làm lễ chia tay năm cũ, nhìn lại một năm qua đã làm được gì và cùng nhau chào đón một năm mới sắp đến.
Bữa tiệc này như một buổi gặp mặt đông đủ nhất trong năm, cùng nhau tụ họp và ôn lại những chuyện cũ, cũng là dịp để mọi người hiểu nhau hơn.
Tất niên là bữa cơm thân mật để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau
Dù đi xa đến nhường nào, thành công đến bao nhiêu thì ngày này, con cháu ở phương xa sẽ tề tựu bên mâm cơm gia đình. Cả một năm làm ăn vất cả, không mong gì hơn giây phút cùng cha mẹ, anh chị em quây quần bên mâm cơm nhà. Vị Tết là vị của truyền thống, khơi dậy những cảm xúc trắc ẩn, sâu xa trong lòng con người.
Bên cạnh đó, việc cúng tất niên cũng thể hiện chiều dài lịch sử dân tộc, truyền thống hiếu đạo và là nét đẹp đặc trưng khi nhắc đến ngày tết cổ truyền Việt Nam.
Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới
2. Cúng tất niên vào ngày nào
Không giống như cúng ông Công ông Táo, không nhất thiết phải tổ chức đúng ngày nhưng cúng tất niên chắc chắn phải đúng ngày 30 tháng chạp – ngày cuối cùng của năm.
Tuỳ từng gia đình, thời gian của thành viên và phong tục của mỗi nhà mà có thể cân nhắc sắp mâm lễ vào buổi trưa hay buổi tối.
Tất Niên là bữa cơm cuối cùng trong năm cũ
3. Cách cúng tất niên
3.1. Cúng tất niên ở đâu
Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ được đặt tại nơi thờ cúng thần phật, tổ tiên, tức là trong phòng thờ gia tiên của gia đình. Trước khi làm lễ, mâm cúng tất niên sẽ được xếp ngay ngắn, chỉn chu trước ban thờ, gia đình nào có bàn cúng riêng biệt thì vô cùng thuận lợi cho việc này.
Ở một số nơi, mâm cúng tất niên còn được đặt ở ngoài trời. Trong thời gian làm lễ cúng tất niên, gia chủ nên mở hết cửa để vận khí được lưu thông, như thế mới có nhiều phúc lành, may mắn.
Người ta thường cúng Tất Niên trong nhà, trên bàn thờ gia tiên
3.2. Mâm đồ lễ cúng tất niên gồm những gì?
Cúng tất niên trở thành phong tục, in dấu trong mỗi kí ức con người, nên việc chuẩn bị mâm cúng tất niên phải tươm tất, chỉn chu. Tuy nhiên, nên chuẩn bị sao cho đủ, cho đúng, mâm cúng tất niên ba miền Bắc, Trung, Nam có gì khác biệt. Noithatminhduong.com xin gửi đến bạn đọc mâm cúng sau đây!
3.2.1. Mâm đồ lễ cúng tất miền Bắc
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
Xem thêm: Cách trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc vừa đẹp vừa rước tài lộc vào nhà
3.2.2 Mâm đồ lễ cúng tất niên miền Trung
Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
3.2.3. Mâm đồ lễ cúng tất niên miền Nam
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.
Xem thêm: Đặc sắc với cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam đón nhiều tài lộc
3.4. Văn khấn cúng tất niên ngày 30 Tết
3.4.1 Bài văn khấn cúng tất niên trong nhà
VĂN KHẤN TẤT NIÊN NGÀY 30 TẾT
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………………………………………………………..
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ, tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)
3.4.2 Bài văn khấn cúng tất niên tại cơ quan
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Hôm nay ngày…..tháng…..năm…..
Địa chỉ công ty
Đệ tử họ ……………….. tên ……………………..
Lâu nay chúng con làm ăn thương mại ở thổ trạch này, nay chúng con thành tâm sắm lễ cúng xin, cuối năm cúng tạ Thổ Thần, tất niên công ty từ trong ra ngoài.
Nay kính cáo Thần hoàng bổn thổ, cúng xin Ngũ tự chi thần, Thần hoàng bổn xứ, thổ địa linh quang, kim niên hành kiến cai quản trong ngoài. Khuôn viên công ty và đất đai thương mại của công ty, nếu có những điều không phải, con người phàm chẳng biết cúng cầu, giờ sám hối cầu chung tất cả, cuối năm thời cúng tạ trong ngoài. Một năm thần giữ thần coi, quản cai thổ trạch độ trì cho chúng con, cùng năm mãn tháng đến hạn đáo lai, sắm lễ cúng thần tạ trong thổ trạch công ty. Kính cáo Chư thần Tiền hiền hậu thổ ở trị thổ trạch công ty tại Ấp…xã…huyện…tỉnh… Mời chung tất cả lớn nhỏ ăn no, tiễn cho chư vị quý ngài về nơi thượng giới tâu cho công ty tại Ấp…xã…huyện…tỉnh… Tổng giám đốc ……………………………… bước qua năm mới thuận lợi mọi điều, làm ăn phát đạt, công ty yên vui, cầu cho phước đức hưởng được hồng ân, phật pháp nhiệm màu chứng minh công đức.
A Di Đà Phật!
Lưu ý: Nội dung bài văn khấn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép.
4. Lưu ý khi cúng tất niên
Không sử dụng hoa, quả nhựa để dâng lễ cúng
Lễ cúng là thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ của con cháu tới tổ tiên, không cần mâm cao cỗ đầy nhưng vật phẩm thì phải chọn lựa thật kỹ. Dâng cúng hoa quả nhựa là một điều đại kỵ trong lễ cúng tất niên cuối năm nói riêng và các lễ cúng quan trọng nói riêng. Điều này bị xem như một hình thức “phạm thượng”, không tôn trọng ông bà tổ tiên.
Kiêng kỵ đổ vỡ
Đổ vỡ luôn gắn liền với điềm xui, vào những thời điểm quan trọng như thời khắc giao thoa năm cũ và năm mới này thì lại càng không được để xảy ra đổ vỡ..
Không gây ồn ào khi hành lễ
Với lưu ý này, không chỉ áp dụng cho lễ cúng tất niên mà còn các dịp khác trong năm. Đây là một trong những phép tắc quan trọng trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Cúng tất niên cuối năm là một nghi lễ yêu cầu sự trang trọng, trang nghiêm và thành kính. Nếu như có tiếng mọi người cười đùa, nói chuyện, chửi tục, nói bậy thì không khác gì đang bất kính với chính ông bà tổ tiên của mình.
Ngoài ra trong lúc cúng, kiêng gọi tên trẻ nhỏ vì dân gian cho rằng đây thời điểm các hồn ma lang thang theo ông bà dạt vào nhà. Nếu chúng nghe được tên trẻ nhỏ yếu bóng vía có thể làm hại đến trẻ.
Người hành lễ chính mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ
Người hành lễ: là gia chủ và con cháu trong nhà cần phải sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Nó đại diện cho sự thuần khiết và tôn trọng ông bà gia tiên.
5. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twiter: Đang cập nhật
Instagram: Đang cập nhật
Pinterest: Đang cập nhật
Linkin: Đang cập nhật
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc