MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì. Hiểu ý nghĩa của tính siêng năng kiên trì trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Biết tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong các hoạt động học tập, lao đông, trong sinh hoạt hàng ngày. Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Khai thác truyện đọc:
– Bác biết rất nhiều thứ tiêng nước ngoài: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
– Bác học bằng nhiều cách: Vưa học vừa làm, tự tra cứu từ điển, học từ người nước ngoài.
– Trong quá trình học Bác gặp những khó khăn: Không được học ở trường, vừa học vừa làm để mưu sinh, vừa tìm con đường cứu nước; Tuổi lại cao mà Bác vẫn học.
– Qua việc làm của Bác chúng ta cần học ở Bác đó là sự kiên trì vượt khó khăn trong cuộc sống để có được kết quả tốt nhất.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
* Siêng năng: Là thể hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên và đều đặn, không tiếc công sức.
* Kiên trì: Là sự quyết tâm làm việc đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.
2. Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì:
+ Trái với siêng năng là lười biếng, không muốn làm việc, hay lần nữa, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác.
+ Trái với kiên trì là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.
* Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập:
– Đi học chuyên cần.
– Chăm chỉ học bài và làm bài. Tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp.
– Có kế hoạch học tập khoa học và thực hiện tốt kế hoạch đã đặt ra.
– Khi gặp bài tập khó trong học tập thì không nản trí, nản lòng mà có sự quyết tâm làm đến cùng.
– Tự giác học bài và làm bài, không làm việc riêng trong giờ học.
* Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động:
– Chăm chỉ làm việc nhà, việc trường. Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham những trò chơi vô bổ; tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức; …
– Không bỏ công việc giữa chừng.
– Không ngại khó, ngại khổ. Cố gắng trong khi làm việc để đạt được kết quả tốt.
– Miệt mài với công việc được giao.
* Biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì:
– Lười biếng, ỷ lại, làm việc hời hợt, cẩu thả, ngại khó, ngại khổ,làm việc mau chán, uể oải, chểnh mảng
3. ý nghĩa của phẩm chất siêng năng, kiên trì:
Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
4. Cách rèn luyện:
– Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hàng ngày.
– Tự bản thân rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì ở mọi nơi, mọi lúc.
– Quý trọng những người siêng năng, kiên trì. Không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
Kiến thức bổ sung:
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương đáng để chúng ta học tập – Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay từ máy cắt cỏ mặc dù anh chỉ học đến lớp 3; Nguyễn Ngọc Kí mặc dù liệt cả hai tay nhưng đã cố gắng học tập và đã trở thành thầy giáo; Phạm Công Hùng bị tàn tật bẩm sinh mặc dù bị liệt cả chân lẫn tay nhưng anh không chịu buông xuôi mà đã cố gắng nhiều trong công việc chính vì vậy giờ đây anh đã trở thành anh hùng công nghệ thông tin, giám đốc cụng ti phần mềm máy tính, anh đã thu hút nhiều người có cùng cảnh ngộ đến để làm việc.
III. Bài tập:
– Bài tập a: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì là:
+ Là người yêu lao động.
+ Miệt mài trong công việc.
+ Làm việc thường xuyên và đều đặn.
+ Làm tốt công việc và không đề cao khen thưởng.
+ Lấy cần cù để bù khả năng của mình.
+ Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
– Bài tập b:( SGK – 5)
+ Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng vậy ngoài học tập trong sách giáo khoa ra là Hà lại làm thêm các bài tập mà các thầy cô giao cho.
+ Sáng nào thức dậy, Lan cũng dậy sớm quét nhà, ôn lại bài học.