Từ các nền văn minh cổ đại xa xưa, con người đã áp dụng kỹ thuật khai thác đá và khoáng sản trên bề mặt Trái đất. Chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đến việc cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh. Hầu hết mọi thứ chúng ta sử dụng đều là tài nguyên khoáng sản. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem tài nguyên khoáng sản là gì, cách phân loại khoáng sản cũng như vai trò của tài nguyên khoáng sản trong đời sống ngày nay.
Khoáng sản là gì?
Khoáng sản là một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học thường ở dạng tinh thể và được hình thành do kết quả của các quá trình địa chất. Khoáng sản, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất. Ví dụ: thạch anh , khoáng vật fenspat, canxit, lưu huỳnh và các khoáng chất đất sét như kaolinit, sắt, mangan, selen và canxi,…
Khoáng sản có thành phần hóa học đặc trưng và cấu trúc nguyên tử có trật tự cao. Tài nguyên khoáng sản có thể được xác định dễ dàng bằng một số đặc tính vật lý như độ cứng, độ bóng , vệt và độ phân cắt. Ví dụ, khoáng thạch talc rất mềm và dễ bị trầy xước trong khi khoáng thạch anh khá cứng và không dễ bị trầy xước. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản dẫn tới Nhà nước quản lí khoáng sản bằng pháp luật.
Phân loại khoáng sản
Bạn có bao giờ thắc mắc khoáng sản được phân loại như thế nào không? Khoáng sản thường được chia làm 4 loại: khoáng sản năng lượng, kim loại, khoáng sản xây dựng và khoáng sản công nghiệp.
Cụ thể, cách phân loại khoáng sản như sau:
- Khoáng sản năng lượng: được sử dụng để sản xuất điện. Nhiên liệu cho giao thông vận tải. Sưởi ấm và sản xuất chất dẻo. Các khoáng sản năng lượng bao gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và uranium. Nhóm nhiên liệu có nguồn gốc sinh vật (than bùn, than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
- Kim loại: có nhiều mục đích sử dụng. Ví dụ, sắt thép được sử dụng trong chế tạo ô tô hoặc làm khung tòa nhà. Đồng được sử dụng làm dây điện. Nhôm để chế tạo máy bay và để làm đồ uống. Kim loại quý làm đồ trang sức và điện thoại di động. Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng sản xây dựng: bao gồm cát và sỏi, đất sét gạch và đá dăm. Chúng được sử dụng trong sản xuất bê tông, gạch và đường ống, xây dựng nhà cửa và đường xá.
- Khoáng sản công nghiệp: là khoáng chất phi kim loại được sử dụng trong một loạt các ứng dụng công nghiệp. Bao gồm sản xuất hóa chất, thủy tinh, phân bón và chất độn trong dược phẩm, nhựa và giấy. Khoáng sản công nghiệp bao gồm muối, đá phốt phát, bột talc và mica. Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát silica, đá vôi, đá hoa…).
Vai trò của tài nguyên khoáng sản
Chúng ta cần khoáng sản mỗi ngày và khoáng sản hiện hữu khắp mọi nơi quanh chúng ta. Điện thoại của bạn sẽ không hoạt động nếu không có tài nguyên. Tờ báo mà bạn đọc mỗi ngày chính là đá vôi nghiền mịn trong tay. Phấn và bột silicat là thành phần của kem đánh răng. Các dụng cụ nấu nướng và đĩa mà chúng ta sử dụng hàng ngày từ thép không gỉ hoặc gốm sứ.
Khoáng sản cũng rất quan trọng để cơ thể bạn khỏe mạnh. Cơ thể sử dụng khoáng chất cho nhiều công việc khác nhau. Bao gồm giữ cho xương, cơ, tim và não của bạn hoạt động bình thường. Kích thích tạo ra các enzym và hormone.
Ngoài ra khoáng sản còn có những vai trò rất quan trọng sau:
Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với chính trị
Khoáng sản trở thành một trong những tiềm lực kinh tế quan trọng giúp cho các Quốc gia đạt được vị trí quan trọng trong giao lưu Quốc tế. Đây còn là yếu tố lớn trong việc làm gia tăng tính độc lập và tự chủ của mỗi Quốc gia.
Tiềm lực về khoáng sản giúp làm tăng sức ảnh hưởng về mặt chính trị của quốc gia này với quốc gia khác. Điển hình là các Quốc gia có ít hoặc không có khoáng sản thường phụ thuộc rất nhiều về chính trị và kinh tế đối với các Quốc gia có ưu thế về vấn đề này.
Ngoài ra vai trò, tầm quan trọng của các loại tài nguyên khoáng sản còn được thể hiện trong các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường xung quanh.
Vai trò của khoáng sản đối với nền kinh tế – Xã hội
Khoáng sản là nguồn nhiên liệu chính của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Ảnh hưởng lớn đến kinh tế của mỗi quốc gia. Quặng sắt được sử dụng trong ngành khai thác than đá, dầu mỏ, khí gas, luyện kim và cơ khí,… dùng trong ngành công nghiệp khí đốt và nhiệt điện phục vụ cuộc sống và cung cấp năng lượng cho nhiều ngành khác. Khai thác đá vôi đá vôi làm nguyên liệu chính làm ra xi măng. Khai thác các mạch nước khoáng, nước nóng tự nhiên có rất nhiều giá trị trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
Tất cả các ngành công nghiệp hiện nay đều có nguồn gốc từ các loại khoáng sản. Do đó để một xã hội có sự phát triển toàn diện như ngày nay tài nguyên khoáng sản đóng góp vai trò rất quan trọng và là yếu tố gần như không thể thay thế được.
Việc khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản cũng nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên liệu. Phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội. Đây chính là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người để có thể đạt đến trình độ khoa học và công nghệ như hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Trên đây là những thông tin về khoáng sản là gì căn bản cần lưu tâm về khoáng sản. Khoáng sản rất hữu ích trong đời sống và có tính ứng dụng cao trong mọi mặt. Chính vì vậy rất nhiều người đã tìm kiếm cơ hội đổi đời từ việc dò tìm khoáng sản. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo danh sách máy dò khoáng sản của chúng tôi. Để được giải đáp các thắc mắc và biết thêm thông tin sản phẩm, hãy liên hệ với Maydopro.com qua hotline: Hà Nội: 0866421463 – TP.HCM: 0979244335 – 0866421463.