Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Bạn đang xem: Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản
+ Hướng Dẫn Viết Lời Cam Đoan Luận Văn Thạc Sĩ Đầy Đủ, Chi Tiết
+ Những mẫu lời cảm ơn luận văn thạc sĩ hay và ý nghĩa nhất
Khoáng sản là gì? Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản
1. Khoáng sản là gì?
Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên… Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật. Vậy dưới góc độ pháp luật, Khoáng sản là gì?
Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (khoản 1 Điều 3 Luật khoáng sản 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản 2005).
Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 có quy định về “khái niệm Khoáng sản là gì?” như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Khoáng sản là gì
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Tìm hiểu về dịch vụ và giá của viết luận văn thuê của Luận văn 1080. Xem tại đây
2. Phân loại khoáng sản
Theo tính chất của công dụng, Khoáng sản được chia ra làm bốn nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
– Khoáng sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
– Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát, đá vôi, đá hoa…).
– Khoáng sản nhiên liệu gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn, than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
Xem thêm: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 Năm 2020, Ngày Nhà Giáo Việt Nam
– Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.
3. Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản
3.1 Khái niệm khai thác khoáng sản là gì?
Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản (khoản điều 3 Luật khoáng sản 1996). Theo Luật khoáng sản 2010 thì khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, làm giàu và các hoạt động có liên quan. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường).
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty Nhà nước thực hiện tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn vốn của Nhà nước như apatit, quặng sắt, than, đá vôi, sét làm nguyên liệu xi măng, thiếc… với số lượng rất ít. Sau năm 1996 khi Luật khoáng sản được ban hành, với chính sách đầu tư của Nhà nước, hoạt động khai thác đã phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản, nhất là trong vài năm trở lại đây.
Khái niệm khai thác khoáng sản là gì
3.2 Vai trò của khoáng sản
Tuy không có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của loài như các thành phần môi trường nước, đất và không khí… nhưng tài nguyên khoáng sản cũng là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự duy trì và phát triển xã hội. Xét từ phương diện cá nhân, con người có thể tồn mà không cần đến tài nguyên khoáng sản, nhưng trên bình diện chung thì một xã hội không thể phát triển bền vững và toàn diện nếu không có bất kì một tài nguyên khoáng sản nào. Vai trò và tầm quan trọng của khoáng sản được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
– Về phương diện kinh tế: Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt, như đá vôi dùng cho sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng; quặng sắt được dùng cho ngành luyện kim, cơ khí… Than đá, dầu mỏ, khí gas… là những khoáng sản cung cấp năng lượng chủ yếu cho nhiều ngành kinh tế quan trọng cũng như phục vụ sinh hoạt hằng ngày của con người, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là những tài nguyên có giá trị cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp.
Bản thân ngành công nghiệp khoáng sản là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của nhiều nước, như công nghiệp khai thác đồng ở Chilê, công nghiệp than đá ở Ucraina, công nghiệp dầu mỏ ở Cooet, Irăc và Veneduela. Xuất khẩu khoáng sản thường đem lại nguồn thu lớn cho các quốc gia, nhiều nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu là từ khai khoáng: Bruei, Cooet, Veneduela là những ví dụ điển hình.
– Về phương diện chính trị: Khoáng sản tạo cho các quốc gia có một vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Nó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Thậm chí trong một số trường hợp, nó còn làm tăng các ảnh hưởng về mặt chính trị của quốc gia này đối với quốc gia khác, các quốc gia không có tài nguyên khoáng sản thường phụ thuộc rất nhiều về kinh tế cũng như chính trị đối với các quốc gia có ưu thế trong vấn đề này. Vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản còn thể hiện trong các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động khoáng sản tới môi trường xung quanh.
Thực tế cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động khoáng sản tới các thành phần môi trường khác như đất, nước, không khí, hệ sinh thái… thường rất nghiêm trọng. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động khoáng sản là thường được tiến hành trên quy mô rộng lớn, với số lượng khai thác nhiều, thời gian hoạt động kéo dài và thường phải sử dụng nhiều phương tiện và hóa chất trợ giúp. Phạm vi và mức độ ảnh hưởng tới môi trường càng nghiêm trọng khi đó là những hoạt động khai thác khoáng sản độc hại.
- Cuộc sống hạnh phúc của kim thái lang
- Cầu bãi cháy khánh thành năm nào
- Bộ phận sinh dục của cá heo
- Akashic records of bastard magic instructor