Tục ngữ là một hiện tượng văn hóa đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức, phản ánh nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Thêm vào đó, trong quá trình lưu truyền, nghĩa của nó được mở rộng bởi quan niệm và cách dùng của người sử dụng. Do đó, tục ngữđược hiểu khác nhau và sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa.
Trước đây, sách chú giải tục ngữ nói chung rất hiếm, ngoài cuốn “Tục ngữ lược giải” của Lê Văn Hòe xuất bản lần đầu tiên vào năm 1950, lẻ tẻ trên các báo có những bài phân tích, giải thích, bình luận một vài câu tục ngữ. Do nhu cầu đọc hiểu tục ngữ ngày một nhiều hơn, đòi hỏi phải có những cuốn chú giải tục ngữ theo kiểu từđiển, bộ sách“Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ” phát hành năm 1988, 1991, 2005 do Hoàng Văn Hành chủ biên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của độc giả. Đúng như tên gọi của nó, đây không phải là dạng sách tập hợp, sắp xếp, biên soạn, đây là những chuyện kể về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, về cách hiểu (có thể có nhiều cách hiểu khác
nhau), xuất xứ, ý nghĩa và được đặt trong các cảnh huống thích hợp để dễ hình dung. Không chỉ dừng lại ở việc nêu lên những ý nghĩa thông thường của các thành ngữ, tục ngữ, công trình còn mở rộng giới hạn nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của các thành ngữ và tục ngữ, nhiều khi còn đi sâu vào cấu trúc câu cũng như phân tích các hoạt động ngôn ngữ của chúng. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến biến thể, gần nghĩa, khác nghĩa, biểu hiện trạng thái và đặt trong so sánh tương quan của những thành ngữ, tục ngữ được đưa ra giải thích. Việc chú giải và trình bày tường tận như vậy về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam không những giúp người đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn (để vận dụng chính xác) mà còn giúp trau dồi kiến thức về kho tàng văn học dân gian xưa của cha ông ta, góp phần làm cơ sở cho những hiểu biết một cách khoa học về những điển tích, điển cố, giá trị văn chương hay giá trị sử dụng. Trên thực tế nhiều khi ý nghĩa (hiện thời hoặc nguyên gốc) của tục ngữ lại hoàn toàn khác xa với cách hiểu và cách sử dụng hiện tại. So với cuốn “Tục ngữ lược giải” của Lê Văn Hòe, cuốn sách này có ưu điểm và lợi thế hơn cả về hình thức lẫn nội dung.
Bên cạnh đó, công trình giải thích ý nghĩa tục ngữ có bề dày đáng kể là “Về cội, về
nguồn”(1995) của Lê Gia (4 quyển). Đây là một trong những công trình giải thích tục ngữ công phu và có giá trị. Tác giảđã giải thích một số lượng lớn tục ngữ (4754 câu), đặc biệt đã liệt kê các cách hiểu khác nhau đối với câu tục ngữ ở một số sách và có ý kiến đồng tình hay bác bỏ với nhiều lý lẽ, dẫn chứng. Có thể nói, công trình này đã giúp cho người đọc hiểu nghĩa câu tục ngữ cả chiều rộng lẫn chiều sâu cũng như có cái nhìn tương đối bao quát, toàn diện về các cách hiểu và gốc tích, xuất xứ câu tục ngữ.
Ngoài ra, giải thích ý nghĩa từng câu tục ngữ còn có các công trình: “Từ điển thành ngữ – tục ngữ Việt Nam” Nxb Giáo dục, HN, 658 trang của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1993); “Từđiển thành ngữ, tục ngữ – ca dao Việt Nam”, Nxb Đồng Nai, hai quyển, quyển thượng 846 trang, quyển hạ 828 trang củaViệt Chương (1995); “Tục ngữ Việt Nam chọn lọc” của Vương Trung Hiếu, Nxb Văn Nghệ, TPHCM (1996); “Tục ngữ ca dao Việt Nam” của Trần Mạnh Thường, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 1996; “Từđiển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân, Nxb Khoa học Xã hội, 1997.
Sách “Kho tàng tục ngữ người Việt”(2002) do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) là một công trình đầu tiên giới thiệu tục ngữ với số câu nhiều nhất: 16.098 câu (có trong 52 đầu sách – 63 tập). Đây cũng là một công trình chú giải được nhiều câu tục ngữ nhất, giới thiệu tục ngữ theo nhiều hệ thống: thứ nhất là tục ngữ người Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu, thứ hai là hệ thống tra cứu theo chủđề. Ngoài ra còn có bảng tra tên đất, tên người và thư mục về tục ngữ. Có thể nói kho tàng tục ngữ người Việt qua bộ sách trên thật vô cùng giàu có.
Kho tàng tục ngữ Việt Nam rất phong phú. Nhiều câu dễ hiểu nhưng cũng không ít câu khó hiểu. Một số câu có nguồn gốc Hán, một số câu có từ cổ, từđịa phương, ít người biết đến, một
số câu bắt nguồn tứ các điển tích, điển cố, truyện dân gian… Vì vậy, muốn hiểu đúng tục ngữ cần phải có tri thức liên ngành. Trong bài viết “Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” năm 2006, Hoàng Minh Đạo đưa ra cách tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hoá học. Cách tiếp cận đó đòi hỏi phải xem xét tục ngữ trong cái nhìn hệ thống, vận dụng tri thức liên ngành để chỉ ra bản sắc văn hóa trong một thể loại văn học dân gian có quan hệ mật thiết nhất với đời sống từng dân tộc. Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học cũng giúp tác giả góp thêm tiếng nói vào việc giải quyết vấn đề nghĩa của tục ngữ. Theo ông, muốn biết câu tục ngữ chỉ có một nghĩa hay nhiều nghĩa phải căn cứ vào từng loại: đối với loại câu đúc kết tri thức tự nhiên thì chỉ có một nghĩa, loại câu đúc kết tri thức xã hội thì thường có nhiều nghĩa.
Đặc biệt bên cạnh những quyển sách từđiển giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ, những bài viết phân tích, giải thích, bình luận về một vấn đề hoặc ý nghĩa của từng câu tục ngữ đã ra đời. Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí đã thu hút sự quan tâm của độc giả. Nghĩa của câu tục ngữ đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, lý giải dựa trên nhiều cứ liệu khác nhau. Nhiều câu tục ngữđược bàn luận, tranh cãi. Tiêu biểu là các câu tục ngữ sau đây:
“Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ” là một trong những câu tục ngữ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Nguyễn Đức Dân, trong bài viết “Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ” (1996) thì nghĩa của câu tục ngữ này là: “cái cảnh đi hỏi vợ thì cực trăm bề, bị xét nét đủđiều (…) tốt mười mươi vẫn có thể bị quở trách, đánh đòn, vô ý một chút là bị loại ngay khỏi …cuộc đua-mất vợ”.[ 22 ,19]. Thật không công bằng đối với chàng trai khi ở vào trường hợp này! Đó là lý do để Hoàng Văn Hành trong bài viết “Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (số 7) năm 1998 đưa ra kiến giải mới. Theo ông, “ăn hết” là ăn có ý tứ, gắp đều khắp các món ăn, không kén chọn hoặc ăn hết nhẵn, không khách khí. Ăn như vậy là đã “đánh đòn” thắng lợi trước thử thách (được đánh đòn chứ không phải bị đánh đòn). Còn “ăn còn” là ăn không hết, bị coi là chê thức ăn hoặc khách khí, không thực bụng. Ăn như vậy là bị “mất vợ”. Đứng ở góc độ khác (quan hệ lý luận giữa các thành phần trong hai mệnh đề) thì câu tục ngữ sẽ cho ta một cách hiểu khác và có thể chấp nhận được. Đó là cách hiểu của của Trần Thị Đan Phượng trong bài viết “Nhàn bàn về cách hiểu một số câu tục ngữ, thành ngữ”, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (số 7) khi xét nó theo nguyên tắc đối xứng. Theo tác giả, nghĩa của câu tục ngữ là chàng trai ăn hết thì được vợ (chủ nhà mất con), ăn còn thì chủ nhà không gả con (chàng trai mất vợ).
Cũng có trường hợp do tính biến thể của tục ngữ mà sinh ra hiện tượng câu tục ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể là câu “Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng”. Câu này nghĩa phổ biến là sự so sánh mức thu nhập cao thấp của hai nghề làm thầy và làm thợ. Tuy nhiên trong bài viết Về câu tục ngữ “Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng”, Trương Xuân Tiếu đã giải thích ý nghĩa như sau: đối với nghề làm thầy (thầy đồ, thầy giáo) phải có kiến thức uyên bác, sâu rộng và
khả năng sư phạm để truyền thụ cho học sinh. Vì vậy, phải thường xuyên sưu tầm, tích lũy, sáng tạo sao cho vở của thầy thật phong phú (giáo án, giáo trình), còn nghề làm thợ (thợ mộc) đòi hỏi tay nghề cao trước hết là ở kỹ thuật gia công bộ phận “mộng” trên vật phẩm sao cho đảm bảo vừa vặn, khít khao, không bị hở, bị vênh.
Câu tục ngữ “Muốn sang thì bắc cầu Kiều” trên thực tếđã có nhiều ý kiến bất đồng. Theo tư liệu mà chúng tôi thu thập được, có rất nhiều cách hiểu về “cầu kiều”. Qua bài viết “Về hai chữ
cầu Kiều trong tục ngữ xưa” của Phan Xuân Thành in trong tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 1994 thì câu tục ngữ trên có 2 cách hiểu về “kiều”: cầu và đẹp. Theo Nguyễn Xuân Lạc trong bài viết “Muốn sang thì bắc cầu Kiều…” in trong tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 1997 thì muốn sang trọng phải bắc cái cầu đẹp và cái cầu đẹp ởđây là cái cầu nổi kiểu quần thể kiến trúc “thương gia hạ kiều”. Theo Nguyễn Cảnh Phúc trong bài viết “Cầu Kiều” nghĩa là gì” in trong tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 1997 thì “cầu” là một phương tiện để giúp người ta vượt qua dòng nước. Từ đó câu tục ngữ khuyên những bậc cha mẹ muốn con học giỏi phải biết yêu mến, quý trọng thầy giáo. Trong bài viết “Bàn thêm về hai chữ cầu Kiều trong câu tục ngữ cổ” của Trương Xuân Tiếu- Trần Đức Nguyên trong tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 1996, hai tác giảđã giải thích cầu kiều là một loại cầu làm trò chơi chứ không phải là cầu đẹp hay cầu nổi. Như vậy, các cách hiểu về “cầu kiều” rất đa dạng: người thì hiểu ở từ ngữ, ở câu chữ, người thì giải thích ở góc độ cuộc sống như xuất xứ, nguồn gốc.
Câu tục ngữ “Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng” có 2 cách hiểu hoàn toàn trái ngược nhau về “nàng dâu”. Trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam” của Việt Chương năm 1985 và trong “Từđiển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân năm 1997 thì câu này được giải thích: chỉ sự nhường nhịn lẫn nhau trong ăn uống (nàng dâu tốt). Còn trong bài viết “Nên hiểu câu nói “Rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn”như
thế nào?” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, (số 4) năm 1987, Phan Văn Hoàn sau khi phân tích động từ “nhịn” trong mối quan hệ nàng dâu mẹ chồng đã hiểu nghĩa của câu tục ngữ trái với các tác giả trên là muốn ám chỉ nàng dâu xấu.
“Có của lấy của của che thân, không của lấy thân che của” được Đào Thản trong bài viết
“Hiểu và giải thích một câu tục ngữ” năm 2001 lý giải nặng về ý nghĩa tinh thần và người ta sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ “của cải tinh thần”. Còn Nguyễn Thị Nhung trong bài viết “Thêm một cách hiểu về một câu tục ngữ” in trong tạp chí Ngôn Ngữ số 6, năm 2001 đã băn khoăn về cách giải thích của Đào Thản ở bài viết trên nhưng cũng nghĩ như Đào Thản và xem “ thân” ở vế sau là biểu tượng của đạo đức tinh thần. Trong bài viết “Cái của là cái của ơi” in trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 năm 2001, Đặng Thanh Hòa đã xem chữ “của” cuối cùng là cái của nợ của người ta. Phạm Thuận Thành trong bài viết “Dựa vào xuất xứ để hiểu đúng một câu tục ngữ” in
trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 3, năm 2000 thì cho rằng muốn hiểu đúng một câu tục ngữ phải dựa vào nguồn gốc để xem xét. Theo tác giả: “của” là của cải vật chất, tiền bạc cụ thể, “thân” là thân người, mạng người và “che” là che chắn, bảo vệ, giữ gìn.
Vì không có cơ sở, căn cứ nào thật sự thuyết phục để xác định nguồn gốc ra đời nên câu tục ngữ “Gái thương chồng đang đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm” đã được giải thích với những tiền giả định khác nhau. Nhìn chung ở nét nghĩa thứ nhất là nói về thời điểm và mức độ tình cảm giữa vợ và chồng. Cụ thể qua các bài viết “Trao đổi về ý nghĩa một số câu tục ngữ, ca dao” năm 1997 của Nguyễn Thục Hiền, “Gái thương chồng đang đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm” in trong tạp chí Nguồn sáng dân gian năm 2005 của Phan Bá Hàm,“Về các cách hiểu câu tục ngữ “Gái thương chồng…”, đăng trêntạp chí Văn hóa dân gian, (số 03), năm 2006 của Nguyễn Nghĩa Dân – Nguyễn Hanh. Để đưa ra cách nhìn nhận và lý giải riêng về câu tục ngữ trên, Triều Nguyên trong bài viết “Tìm hiểu câu tục ngữ “Gái thương chồng
đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm” in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 5, (2006) đã giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên là thời điểm mà vợ chồng thường hay nghĩ đến nhau trong khi phải lao động vất vảđể mưu sinh. Nguyễn Đức Dương qua bài viết “Người xưa nhắn gì qua câu tục ngữ: Gái thương chồng đương đông buổi chợ..” năm 2008 không đồng tình với cách giải thích của Hoàng văn Hành trong sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” về ý nghĩa câu tục ngữ trên. Theo ông, không nên xem câu tục ngữ trên là câu so sánh như các tác giả trước mà xử lý nó như là câu tỉnh lược, cần phải đi tìm những biểu thức ngôn từ súc tích nhưng có thể diễn đạt thỏa đáng cho những phần bị tỉnh lược. Không đồng tình với cách lý giải của Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Thị Thanh Ngân trong bài viết “Tình thương-cội nguồn của hạnh phúc trong một câu tục ngữ” (năm 2008) đã đưa ra hai cách hiểu thông qua biện pháp khôi phục tỉnh lược. Cụ thể: gái (nên biết) thương chồng (khi chồng phải một mình giữa lúc) đương đông buổi chợ. Trai (nên biết) thương vợ (khi vợ phải một mình giữa lúc) nắng quái chiều hôm. Từ cách hiểu này, tác giả dẫn đến hệ quả cách hiểu thứ hai như sau: gái (nên biết) thương chồng hơn (khi thấy chồng tháo vát lúc đương đông buổi chợ. Trai (nên biết) thương vợ (hơn khi thấy vợ phải đảm đang) lúc nắng quái chiều hôm. Bài viết “Cùng nhắc lại câu “gái thương chồng…”, in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 2006,(số 08) của Sầm Văn Bình đã lý giải hai cặp danh từ và tính từ có độđậm đặc thông tin lớn nhất là: buổi chợ / đương đông và nắng / quái. Tác giảđã khảo sát đồ thị biểu diễn 5 thành phần tạo nên “chợ” và sức nóng gay gắt của “nắng quái” để dẫn đến ý nghĩa của câu tục ngữ trên là sự khác nhau trong cảm xúc ân ái giữa nam và nữ có tính khách quan (tính giai đoạn và tính thời điểm).
Trong tiếng Việt có một số lượng lớn từ đa nghĩa (hai nghĩa trở lên). Các nét nghĩa này có quan hệ rất đa dạng. Chính vì thế nghĩa của một số câu tục ngữ được nhiều tác giả giải thích khác
nhau, xuất phát từ nguyên nhân do những từđồng âm đa nghĩa. Kho tàng tục ngữ Việt nam có câu: “nhiều con giòn mẹ”. Từ “giòn” trong câu trên là một từđa nghĩa. Theo “Từđiển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào và “Từ điển thành ngữ và tục ngữ
Việt Nam” của Nguyễn Lân, căn cứ trên ý nghĩa của từ “giòn”, các tác giảđã giải thích ý nghĩa câu này là lời nói đùa người phụ nữ có nhiều con càng đẹp ra. Có tác giả lại giải thích: có nhiều con thì mẹ được vui vẻ mọi mặt như trong công trình “Về cội về nguồn” của Lê Gia. Theo Phan Thị Đào và Phan Trọng Hòa, cách hiểu trên cũng có cơ sở hợp lý nhưng chưa thực sự thuyết phục. Vì vậy, trong bài viết “Về nội dung của một câu tục ngữ” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 1995, các tác giả đã đề xuất cách hiểu khác đối với từ “giòn”. “Nhiều con, giòn mẹ” nghĩa là được con (về số lượng) thì mất mẹ, hao mòn mẹ (về thể chất), phản ánh quan niệm tiến bộ của nhân dân