Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tảo mộ là gì? Đạp thanh là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người Việt đặt ra, đặc biệt là giới trẻ. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì?
Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tiết Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm bao gồm:
- Tiết khí mùa xuân: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ.
- Tiết khí mùa hạ: Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử.
- Tiết khí mùa thu: Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng.
- Tiết khí mùa đông: Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
Tiết Thanh minh thường rơi vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 Âm lịch (từ tháng 4, tháng 5 Dương lịch) hàng năm và không cố định là ngày nào cụ thể mỗi năm. Tết Thanh minh thường kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày cho đến khi tiết khí tiếp theo là Cốc Vũ bắt đầu. Tết Thanh minh là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa mùa xuân sang mùa hè nên thời tiết rất mát mẻ và sáng sủa. Bên cạnh đó, theo nghĩa Hán – Việt, từ “thanh” có nghĩa là khí trong, từ “minh” có nghĩa là sáng sủa. Vì vậy, người xưa thường gọi Tết Thanh minh là Tết tháng 3. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng từng viết:
“Thanh minh trong tiết tháng 3Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
Tết Thanh minh đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng và ý nghĩa nhằm hướng về cội nguồn và để tỏ lòng thành kính tới ông bà, tổ tiên của gia đình mình. Vào tiết Thanh minh, các gia đình thường đi tảo mộ, cắt cỏ, dọn dẹp, sửa sang hoặc đắp thêm đất lên phần mộ chưa xây để tưởng nhớ tới tổ tiên, những người thân đã khuất.
Tảo mộ Thanh minh là gì?
Tảo mộ Thanh minh là nghi lễ sửa sang lại các ngôi mộ của tổ tiên. Ngày lễ tảo mộ vào ngày nào cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc Tết Thanh minh năm đó rơi vào ngày nào, tháng nào. Theo phong tục xưa, các gia đình thường đi tảo mộ, sửa sang và dọn dẹp mộ chí của tổ tiên, sau đó sẽ làm lễ cúng Tết Thanh minh để tạ mộ tổ tiên và thần linh.
Công việc chính của tảo mộ vào Tết Thanh minh là sửa sang lại các ngôi mộ của tổ tiên được sạch để tránh chuột hoặc rắn trú ẩn, đào hang gây động mộ phần, đồng thời cũng để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Bên cạnh đó, vào Tết Thanh minh còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng nên người ta cũng thường cắm một nén hương cho các ngôi mộ này như phần nào an ủi người đã khuất.
Đạp thanh là gì?
Nguồn gốc của hội đạp thanh gắn liền với Hiên Viên Hoàng Đế của triều đại Trung Quốc xưa. Hiên Viên Hoàng Đế là vị vua có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc thời viễn cổ. Tương truyền rằng vào ngày đầu tiên của tháng 3 Âm lịch chính là ngày Hiên Viên Hoàng Đế được ra đời. Vì vậy, người Trung Quốc xưa đã chọn ngày này để làm ngày cúng bái tổ tiên, từ đó tạo ra Tết Thượng tị.
Vào ngày Tết Thượng tị, người dân bất kể trai hay gái đều được khuyến khích tới bờ sông phía Đông tắm gội để loại hết bụi bẩn hồng trần và cầu mong cuộc sống hạnh phúc hơn. Đây chính là cơ hội vàng để các nam thanh nữ tú giao lưu, kết duyên và bày tỏ tình cảm với người mà mình thích. Do vậy mà Tết Thượng tị được xem như ngày lễ tình nhân lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, đến đời Tống, do tư tưởng Nho giáo trở nên nghiêm khắc hơn về mối quan hệ nam nữ nên lễ Thượng tị đã được chuyển thành ngày nam nữ du xuân và từ đó cái tên “hội đạp thanh” được ra đời. Trong tiếng Hán, từ “đạp” có nghĩa là giẫm lên và có nghĩa khác là du ngoạn, chữ “thanh” có nghĩa là cỏ và cũng được hiểu theo nghĩa khác là thanh khiết, mát mẻ, trong lành. Như vậy, hội “đạp thanh” có thể hiểu là ngày mà trai gái thưởng ngoạn mùa xuân và hành động này thường được thể hiện bằng việc đạp lên những bãi cỏ xanh mướt.
Đối với những quốc gia xem Tết Thanh minh là quốc lễ như Trung Quốc thì hội đạp thanh chính là cơ hội để người dân cùng nhau du xuân, thưởng ngoạn hoa và chơi các trò chơi truyền thống như đá cầu, đu quay, bắn tên và đặc biệt là trò thả diều.
Tại Việt Nam, Tết Thanh minh không được xem là quốc lễ nhưng nó cũng là một ngày lễ quan trọng đối với người Việt. Phần lớn người dân Việt chỉ đi tảo mộ hoặc bày mâm cúng tổ tiên tại nhà vào ngày tiết Thanh minh chứ không tổ chức ngày hội đạp thanh như tại Trung Quốc. Xem chi tiết: Cách làm lễ cúng Thanh minh tại nhà, ngoài mộ chuẩn nhất.
Trên đây là những thông tin về Tết Thanh minh, lễ tảo mộ tiết Thanh minh và hội đạp thanh mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Tết Thanh minh là gì? Ý nghĩa ngày Thanh minh
- Tết Thanh minh 2022 vào ngày nào? Thanh minh năm nay vào ngày nào?
- [Phân biệt] Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?
- Bài cúng, văn khấn Thanh minh tại nhà, ngoài mộ chuẩn nhất
- Văn khấn Thanh minh Thổ Công tại nhà
- Bài cúng thanh minh xóm chuẩn nhất
- Thơ hay về Tiết Thanh Minh, bài thơ Tết Thanh Minh ngắn gọn
- Lịch âm dương – Lịch vạn niên – Âm lịch hôm nay
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp như nồi, chảo, bếp từ âm, tủ lạnh… để hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các sản phẩm này tại: