Tự ti không chỉ là một vấn đề tâm lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà nó còn đang dần trở thành rào cản lớn cản trở sự thành công của bản thân
Chúng ta luôn biết tìm cách để khám phá và hiểu hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, không ít người đang bị sự tự ti ” bám theo” .Điều đó làm chúng ta không có cơ hội thể hiện mình. Cùng đó là ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống.
Nhưng tâm lý tự ti như một điều gì đó vô hình. Trên hết là ngay cả người mắc phải chưa chắc có thể nhận ra mình đang vướng vào nó. Không biết được tự ti đang ngày càng gây ra tác động lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến chúng ta ra sao. Hãy cùng tìm hiểu xem tự ti là gì và bạn có phải là người đang bị sự tự ti “tìm đến ” không nhé !!
1. Tự ti là gì?
Tự ti là một tâm lý tự coi thường, đánh giá thấp và thiếu tự tin vào chính bản thân, luôn cho rằng mình thua kém người khác.
2. Nguyên nhân của tự ti là gì, từ đâu mà có?
Tâm lý tự ti thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Khi ai đó ở trong quá khứ phải chịu nhiều những tổn thương về mặt tâm lý thì họ sẽ tự sinh ra suy nghĩ và đặt nặng về những điều đã xảy ra. Cũng từ đó tự ti dần trở thành tâm lý của họ.
Trong quá khứ bạn không may mắn khi bố mẹ luôn trong những cuộc tranh cãi và bạn phải chứng kiến mỗi ngày. Họ không còn thời gian để quan tâm tới con cái, gia đình không hạnh phúc và nó tan vỡ.
Bạn sẽ tự suy nghĩ bạn là một đứa không được yêu thương, không hạnh phúc, khác những đứa trẻ khác. Khi bạn tiếp xúc với những đứa trẻ đó bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn.
Đây chính là lúc sự tự ti đã vô tình bị chính bạn đem vào trong tâm trí mình. Điều đó đã khiến bạn trở nên tự ti với mọi người.
Hoặc khi đó không phải là tổn thương tâm lý. Hay là một phần khuyết điểm của cơ thể cũng làm bạn trở nên tự ti, bởi nó có thể dễ dàng thấy được. Vì vậy nhận thức rõ những khuyết điểm của bản thân là bí quyết để thành công
Chúng ta đều biết rằng không một ai có thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối. Tuy nhiên những vấn đề về khuyết điểm của cơ thể luôn làm chúng ta cảm thấy không thoải mái, ngại ngùng khi giao tiếp với mọi người. Từ đó tâm lý tự ti đã được sinh ra.
Và mọi vấn đề luôn xảy ra phức tạp hơn nếu bạn không thể bỏ đi sự tự ti của bản thân mình.
Bạn không thể điều chỉnh được cảm xúc của mình mỗi khi nói chuyện với mọi người. Thay vào đó là suy nghĩ mình thua kém cô ấy, mình không thể bằng anh kia… Cũng như bạn tự chủ bản thân kém so với người khác, luôn để cảm xúc tiêu cực chiếm lấy trong ý chí nên mãi không thể thoát ra khỏi tâm lý tự ti.
Không chỉ là sự chủ quan của bản thân mới có thể gây ra sự tự ti mà còn là do sự khách quan từ bên ngoài.
Bạn là một người đam mê về thời trang hay mong muốn trở thành một tiếp viên hàng không… Nhưng mọi người xung quanh lại nhìn vào bạn và bắt đầu tán sau khi nghe nó:
“Dáng xấu, gu ăn mặc quê mùa mà đam mê thời trang cơ? …”
“Mặt xấu, vô duyên mà cũng muốn làm việc như người ta à…”
Bạn hoàn toàn có thể rất muốn bật khóc hay muốn gục xuống ngay lúc đó. Bởi vì bản không thể tự chủ được chính mình.
Ngược lại bạn có thể đi về phía họ và nói lại với họ những lời vừa rồi là sai. Sau đó bạn phải thật mạnh mẽ để thực hiện đam mê của mình. Nếu không thì bạn có đang thực sự sống hay chỉ đang tồn tại
Tuy nhiên sự tự chủ bản thân lại không thể giúp bạn làm điều đó. Và từ đó bạn mang theo trong mình tâm lý tự ti, không dám theo đuổi đam mê, công việc yêu thích của mình nữa.
Bởi vậy, sự tự ti chẳng phải từ chính suy nghĩ của bản thân ra mà có hay sao? Bạn luôn mang nó đi theo trong mình nên chẳng thể làm gì một cách chắc chắn và luôn sợ hãi một cách vô cớ.
3. Biểu hiện của tự ti như thế nào?
Chắc hẳn để nhận biết một người nào đó đang trong tâm lý tự ti là một điều dễ dàng. Có thể thấy rằng khi trong tâm lý này những người tự ti luôn tránh né mọi cuộc giao tiếp và ngại nói chuyện với người khác.
Bạn luôn sợ những điều mình nói ra sẽ sai, sẽ không hợp ý với mọi người. Khi mọi người phủ định lại một ý kiến nào đó của bạn, một tâm lý phản ứng thái quá sẽ được thể hiện ra.
Những người tự ti luôn cảm thấy sợ hãi với những cuộc giao tiếp… Và nếu như bắt buộc phải trong một cuộc đối thoại với ai đó thì những người trong tâm lý tự ti thường sẽ không nhìn thẳng người đối diện. Họ luôn né tránh ánh nhìn bất cứ lúc nào khi có thể.
Nếu như những người mang trong mình sự tự ti đã luôn né tránh những cuộc giao tiếp thì đám đông cũng là nơi mà họ không thích đến.
Khi xuất hiện ở những nơi đông người bạn cảm thấy mọi người đều có sức hút và thật hoàn hảo. Có vẻ như họ đang nhìn mình với một ánh mắt khác thường. Bởi vì bạn luôn cho rằng bạn có ngoại hình không đẹp giống họ, một quá khứ không vui vẻ.
Nhưng sự thật là chẳng ai quan tâm đến những điều đó cả. Đó là do bạn tự suy nghĩ ra và tâm lý tự ti đang ám ảnh trong bạn.
Khi nhìn thấy công việc, sở thích hay điều mà bạn rất thích thú nhưng lại chẳng dám thể hiện ra bên ngoài. Bạn không cho mọi người thấy là bạn thích điều đó, có thể làm được nó rồi lại cất cảm xúc ấy đi.
Bạn rụt rè, ngại ngùng ngay cả khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp cùng phòng, những người đã cùng học và làm việc chung từ lâu.
Tâm lý tự ti dần biến bạn trở thành một người không thể thoải mái với bản thân mình.
Trong khi mọi người trò chuyện vào giờ giải lao bạn lại nhẹ nhàng để không làm phiền mọi người. Và sau khi đã xong mọi việc của mình bạn lại trở về một góc bàn của riêng mình.
Họ đều đang quan tâm đến cuộc trò chuyện chứ không để ý gì đến tiếng động xung quanh. Đó chỉ là bạn đã đang rất nhạy cảm bởi sự tự ti tạo ra.
Bởi vì bạn luôn cảm thấy tự ti về bản thân nên lúc nào cũng cúi mặt khi đi. Bạn sợ rằng người khác sẽ thấy được những khuyết điểm, thiếu sót, những điểm yếu của mình.
4. Cần phải phải làm gì để khắc phục được sự tự ti?
Chúng ta cần phải biết hạn chế đi những điểm yếu của bản thân để khắc phục được tâm lý tự ti.
Bắt đầu với học cách giao tiếp là một phương pháp có thể có hiệu quả tốt với những người ngại giao tiếp. Giúp bạn có thể có những kỹ năng giao tiếp và tự tin với cách nói chuyện của mình.
Cùng với đó là hãy nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, đồng nghiệp của mình. Hãy tâm sự với họ những điều mà bạn luôn muốn nói ra. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Hơn nữa việc nói chuyện với mọi người sẽ trở nên dễ dừng về sau nữa. Đó cũng là cách chúng ta đang cởi mở, thân thiện hơn mọi người.
Mặt khác, hãy cố gắng tham gia vào các hoạt động chung, hoạt động tập thể. Bạn sẽ cảm thấy mình có thể thoải mái, tự tin hơn nhiều khi được tham gia cùng mọi người.
Hơn nữa để không tạo ra thêm nữa nhưng khuyết điểm của bản thân hãy thay đổi cách đi đứng.
Cố gắng thẳng lưng và không cúi mặt mỗi khi đi. Đây là cách sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn rất nhiều. Nên hãy thay đổi bản thân để trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình.
5. Tác hại của tự ti là gì?
Bạn chìm ngập trong trạng thái tự ti về bản thân, không thiết tha gì ăn uống, vận động. Không còn quan tâm gì đến bản thân mình. Từ đó làm sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Khi mệt mỏi về thể xác thì tinh thần, thái độ của bạn cũng không thể tốt được. Mọi công việc bạn có ý định thực hiện, những việc còn đang làm dở cũng bị bỏ lại hết.
Bạn sẽ không thể hoàn thành hết được công việc của bạn. Và nếu như bạn cố gắng làm thì cũng không thể nào hoàn thiện tốt những công việc đó. Chỉ là bạn làm một cách qua loa, chống đối.
Đây chính là lúc mà tâm lý tự ti đang đẩy bạn ra xa những điều tốt. Khiến bạn đánh mất rất nhiều những cơ hội tốt chỉ có một lần trong công việc, cuộc sống.
Điều này làm cho bạn mãi mãi không thể tiến lên được cùng những người bạn, những đồng nghiệp khác. Chắc chắn rằng bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
Mà những người mang tâm lý tự ti đều luôn cảm thấy mình kém cỏi. Họ cho rằng mình không thể làm được những điều mà người khác có thể làm. Họ muốn trốn tránh tất cả mọi thứ. Luôn muốn tìm cho mình một nơi yên tĩnh, lặng lẽ ở nơi đó một mình.
Để thoát khỏi tâm lý tự ti, những người mang trong mình sự tự ti cần phải hiểu rõ được chính bản thân mình. Theo đó là cố gắng hoàn thiện chính mình một cách tốt nhất. Để bản thân không cảm thấy không thua kém một ai, không cảm thấy áp lực mỗi khi giao tiếp hay làm việc của mình. Hãy trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình các bạn nhé!!