Từ đồng nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu phân loại từ đồng nghĩa, cách phân biệt từ đồng nghĩa với các loại từ khác và vận dụng làm bài tập như thế nào, ba mẹ và các bạn nhỏ cần hiểu khái niệm “từ đồng nghĩa là gì”? Từ đồng nghĩa là một khái niệm khá quen thuộc đối với học sinh cũng như các bậc cha mẹ. Nhưng để hiểu theo một cách đầy đủ nhất thì từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc chỉ gần giống nhau. Ở một vài trường hợp, từ đồng nghĩa còn có thể thay thế hoàn toàn cho nhau tuy nhiên cần phải cân nhắc về sắc thái biểu cảm.
Một số ví dụ về từ đồng nghĩa sẽ giúp ba mẹ dạy bé dễ dàng hơn:
-
Ba – bố – thầy: Đây là cách xưng hô người sinh ra mình, tùy theo từng vùng miền sẽ có các cách gọi khác nhau.
-
Mẹ – u – má: Giống như ba, mẹ là cách xưng hô chỉ người mẹ, là người đã sinh ra mình.
-
Chết – hy sinh – mất: Từ nói về một người, một động vật mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống nữa.
-
Siêng năng – chăm chỉ – cần cù: Chỉ một đức tính của con người.
Phân loại từ đồng nghĩa
Ngoài những ví dụ trên, chúng ta còn rất nhiều các từ đồng nghĩa tiếng Việt khác vô cùng đa dạng. Để hiểu hơn về cách học tiếng Việt lớp 5 từ đồng nghĩa, Monkey sẽ giúp bạn phân loại các dạng từ đồng nghĩa kèm những ví dụ tìm từ đồng nghĩa tiếng Việt cụ thể ngay bên dưới. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa cũng như biết cách phân loại các dạng đồng nghĩa của từ sẽ giúp các bạn nhỏ của ba mẹ làm bài tập dễ dàng hơn.
Đồng nghĩa hoàn toàn
Được gọi là những từ đồng nghĩa hoàn toàn khi mà các từ mang đặc điểm có nghĩa hoàn toàn giống nhau và trong một câu hay một đoạn văn vẫn có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn: trái = quả, đất nước = non sông = non nước = tổ quốc, xe lửa = tàu hỏa, con lợn = con heo, gan dạ = dũng cảm, khiêng = vác,…
Đồng nghĩa không hoàn toàn
Ở đây, đối với các từ có các nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc có những cách thức hoặc hành động khác nhau thì được gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Riêng đối với từ loại này thì ba mẹ nên hướng dẫn và quan sát con trong việc chọn lựa từ ngữ thay thế, vì nếu dùng từ sai khiến câu văn trở nên khó hiểu.
Một số ví dụ cụ thể về từ loại đồng nghĩa không hoàn toàn mà ba mẹ có thể tham khảo: chết – hy sinh – quyên sinh, cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô, ăn – chén (Trong đó, từ chén mang nghĩa sắc thái thân mật hơn), yếu đuối – yếu ớt (Đối với từ yếu đuối nói về sự thiếu hụt sức mạnh tinh thần hoặc thể thức, với từ yếu ớt thì thiếu về sức khỏe).
Quá trình học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới của con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu ba mẹ để con làm quen với ứng dụng VMonkey. Đây là ứng dụng học tập đến từ Monkey – thương hiệu với các sản phẩm giáo dục chất lượng cao với hơn 10 triệu người dùng tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ và nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải Nhất Sáng kiến Toàn cầu do Tổng thống Mỹ Obama chủ trì.
VMonkey với hệ thống bài học vần bài bản, kho truyện tranh tương tác, sách nói khổng lồ sẽ giúp con trau dồi vốn từ vựng tiếng Việt phong phú và khả năng dùng từ linh hoạt, từ đó vận dụng học và làm bài tập các chủ đề tiếng Việt trên lớp, trong đó có từ đồng nghĩa dễ dàng hơn rất nhiều. Học mà chơi cùng VMonkey có gì thú vị? TẢI NGAY ứng dụng để cùng con trải nghiệm ba mẹ nhé!
Cách phân biệt từ đồng nghĩa với các loại từ khác
Bên cạnh việc hiểu về khái niệm và phân loại các từ đồng nghĩa tiếng Việt cho bé lớp 5, chúng ta cần giúp trẻ phân biệt cùng với các loại từ khác nhằm giúp con hiểu sâu hơn kiến thức. Ngoài ra, việc phân biệt các từ loại với nhau hỗ trợ cho con không bị rối trong quá trình làm bài. Cùng Monkey tham khảo bí quyết phân biệt siêu đơn giản dưới đây.
Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa
Với khái niệm vô cùng đơn giản: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Thật thà – dối trá, vui vẻ – buồn bã, hiền lành – hung dữ, nhanh nhẹn – chậm chạp, nhỏ bé – to lớn, cao – thấp,… Trong đó, được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.
-
Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Sống – chết, cao – thấp,…
-
Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót – sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).
Phân biệt đơn giản giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm
Đối với từ đồng âm được hiểu là bao gồm tất cả các từ giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau hoàn toàn về phần ngữ âm. Ví dụ: Sự giống âm giữa từ “Chân thật” và “Chân ghế” nhưng một bên là chỉ đức tính và tính cách của con người, từ còn lại thì chỉ một bộ phận của chiếc ghế. Đây là một ví dụ điển hình cho từ đồng âm.
Và sự khác biệt ở đây rất rõ ràng giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm. Với từ đồng nghĩa thì giống nhau về nghĩa nhưng khác về âm, riêng từ đồng âm thì lại giống về âm nhưng nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn, với cụm từ “Đồng xu” và “Đồng nghĩa” ta thấy đây là loại từ đồng âm với nghĩa “Đồng xu” là một số tiền mệnh giá nhưng “Đồng nghĩa” lại là sự giống nhau về từ trong tiếng Việt. Và nếu thay đổi từ “Đồng nghĩa” bằng “Giống nhau” thì lại trở thành từ đồng nghĩa.
Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt bao gồm: Một từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Trong đó, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ 1: Xe đạp: Là một loại phương tiện cho người đi, chỉ có 2 bánh và con người thường dùng sức mình để đạp cho bánh xe quay. Đối với ví dụ 1, xe đạp được giải thích cụ thể và đây là từ chỉ một nghĩa.
Ví dụ 2: Hãy phân tích các từ sau đây: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có 6 miệng ăn.
Đến với ví dụ trên, ta thấy:
-
Nghĩa gốc gồm: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang. Ở đây, các từ miệng này chỉ bộ phận trên mặt là miệng của con người hoặc động vật.
-
Nghĩa chuyển gồm: Miệng túi và nhà có 6 miệng ăn. Đối với miệng túi, nghĩa là chỗ mở ra của một vật có chiều sâu. Riêng đối với “Nhà có 6 miệng ăn” thì chỉ các cá nhân cụ thể trong gia đình, mỗi người là một đơn vị để tính chi phí cho đời sống, cụ thể ở đây là 6 người.
Vì thế, sự khác nhau căn bản giữa từ đồng nghĩa và nhiều nghĩa chính là: Với từ đồng nghĩa là sự tương đồng về nghĩa của từ và có thể thay thế được. Tuy nhiên, với từ nhiều nghĩa thì gồm một từ nghĩa chính và nhiều từ nghĩa chuyển và không thay thế được cho nhau.
Xem thêm: Tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm: Các kiến thức cần nhớ và một số lưu ý khi sử dụng
Một số bài tập vận dụng khi dạy con tiếng Việt lớp 5 từ đồng nghĩa
Nếu bé đã hiểu các khái niệm cơ bản cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa các từ loại, để giúp con hiểu rõ hơn vấn đề, ba mẹ có thể cho bé làm thử các dạng bài tập dưới đây để thử sức con. Bên cạnh đó, việc kèm theo bài tập vận dụng sau mỗi kiến thức mới cũng là một phương pháp học tập rất hiệu quả.
Bài 1: Hãy so sánh các từ đồng nghĩa trong đoạn văn được in đậm dưới đây:
-
Sau hơn 80 năm giời làm nô lệ đã làm cho nước ta bị yếu hèn đi, ngày nay chúng ta phải cùng xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại. Hãy làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên toàn cầu này. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà đã luôn mong đợi ở các em rất nhiều. (Trích: Hồ Chí Minh)
Nghĩa của cụm từ “Xây dựng” gồm:
-
Nghĩa thứ nhất: Là cách thức xây dựng nên một hay nhiều công trình kiến trúc theo kế hoạch. Ví dụ: Xây một ngôi trường, xây nhà, xây hồ bơi,…
-
Nghĩa thứ hai: Là cách thức thành lập nên một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa,… theo một hướng nhất định. Ví dụ: Xây dựng nhà nước, xây dựng gia đình,…
-
Nghĩa thứ 3: Là một cách để tạo ra những giá trị về tinh thần hoặc mang một giá trị văn hóa, nghệ thuật nào đó. Ví dụ: Xây dựng một bài thơ, một giả thuyết, xây dựng một cốt truyện độc đáo,…
-
Nghĩa thứ 4: Thể hiện thái độ, ý kiến, đánh giá với mục đích làm cho vấn đề, kế hoạch trở nên tốt hơn. Ví dụ: Xây dựng bài trên lớp, góp ý thái độ làm việc,…
Riêng với cụm từ “Kiến thiết” tức nghĩa là một quá trình xây dựng với quy mô lớn hơn. Trong đó, từ kiến được hiểu là dựng lên, thiết là sắp đặt và đây là một cụm từ ghép Hán Việt. Chẳng hạn: Sự nghiệp kiến thiết nước Việt Nam.
Suy ra, về mặt nghĩa thì cả hai từ để mang tính chất giống nhau. Nhưng so với xây dựng, kiến thiết được dùng ở những quy mô lớn hơn.
-
Màu lúa chín là một màu vàng xuộm trong rất đẹp. Nắng đã nhạt ngả màu thành vàng hoe. Thêm vào đó là những chùm quả xoan vàng lịm và trông giống như những chuỗi tràng hạt bồ đề được treo lơ lửng.
Sự khác nhau giữa ba cụm từ vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm
-
Vàng xuộm: Là màu vàng đậm lan đều khắp. Trong văn bản, lúa vàng xuộm chính là lúa đã chín đều, người nông dân có thể thu hoạch được.
-
Vàng hoe: Màu vàng của sự pha lẫn với đỏ, vàng tươi và ánh lên. Chẳng hạn, nắng vàng hoe chính là nắng ấm giữa mùa đông lạnh buốt.
-
Vàng lịm: Sắc màu gợi lên sự ngọt ngào. Đây thường là màu của các loại quả đã chín già.
Tóm lại, ba cụm từ vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm là các từ đồng nghĩa vì chúng đều cùng chỉ màu vàng.
Bài 2: Hãy tìm cụm từ khác các cụm còn lại trong mỗi nhóm từ sau:
-
Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước nhà, non sông, nước non.
Hướng dẫn giải: Cụm từ khác các cụm từ còn lại là: Tổ tiên
-
Nơi chôn rau cắt rốn, quê cha đất tổ, quê mùa, quê hương.
Hướng dẫn giải: Cụm từ khác các cụm từ còn lại là: Quê mùa.
Bài 3: Hãy đặt tên cho nhóm từ đồng nghĩa và tìm ra một cụm từ khác nghĩa trong các cụm dưới đây:
-
Thợ cấy, thợ cày, nhà nông, lão nông dân, thợ gặt, thợ rèn.
Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Lão nông. Các từ còn lại được đặt tên thành: Nghề nghiệp.
-
Thợ điện, thủ công nghiệp, thợ nề, thợ nguội, thợ hàn, thợ cơ khí, thợ thủ công.
Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Thủ công nghiệp. Bạn có thể đặt tên cho nhóm từ còn lại bằng: Các loại thợ hay nghề nghiệp.
-
Giáo viên, giảng viên, giáo sư, nhà khoa học, nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ.
Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Nghiên cứu. Đặt tên cho các nhóm từ còn lại: Lao động trí óc.
Bài 4: Em hãy tìm từ đồng nghĩa tiếng Việt ứng với các từ: Đẹp, to lớn, học tập (cần ít nhất 3 cụm từ)
Hướng dẫn giải:
-
Đối với từ đẹp: Đẹp đẽ, mỹ lệ, xinh tươi, xinh xắn, tươi đẹp,…
-
To lớn: Vĩ đại, to tướng, khổng lồ, hùng vĩ,…
-
Đối với từ học tập: Học hỏi, học hành, học,…
Bài 5: Đặt một câu ngắn với các cụm từ đã tìm được ở bài tập 4
Hướng dẫn giải:
-
Ở Việt Nam có một nơi với núi sông mỹ lệ, phong cảnh nên thơ cùng đồng ruộng xinh tươi chính là khung cảnh của thiên nhiên Hương Sơn.
-
Bác Hồ đích thực là một vị lãnh tụ vĩ đại của nước nhà Việt Nam.
-
Trong suốt chặng đường học tập, chúng ta phải luôn trau dồi, học hỏi từ bạn bè và thầy cô.
Tiếng Việt lớp 5 từ đồng nghĩa là một dạng kiến thức tuy mới nhưng không quá khó đối với các em học sinh. Nếu ba mẹ biết lựa chọn những phương pháp dạy học đúng cách, bé sẽ dễ dàng nắm vững hơn cách làm bài cũng như phân biệt với những kiến thức khác. Chúc bạn thành công nhé!