Tự ái là một biểu hiện thường gặp trên thực tế, nó xuất hiện hầu hết ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn và định nghĩa được về tự ái thì không phải ai cũng có thể đưa ra được.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Tự ái là gì?
Tự ái là gì?
Tự ái là một từ có nguồn gốc Hán Việt được hiểu là việc tự yêu thương chính mình thái quá, tự đề cao bản thân cho nên sinh ra cáu gắt, bực bội với người khác vì nghĩ họ sai còn mình đúng.
Các yếu tố của tự ái có thể được thể hiện như sau:
– Tự phóng đại khả năng của bản thân, tài năng, thành tích rồi khao khát sự ngưỡng mộ và thừa nhận.
– Ý thức về tầm quan trọng của mình luôn khao khát được ngưỡng mộ, sự vĩ đại và luôn tưởng tượng và mong muốn về bản thân có ảnh hưởng đến người khác, luôn muốn mình là quan trọng nhất, được chú ý nhiều nhất.
– Thiếu đồng cảm với người khác.
– Bận tâm nhiều đến cái nhìn của người khác về bản thân mình, nhạy cảm trước mọi vấn đề dù thực tế điều đó không quan trọng với mình.
Các dấu hiệu của tự ái
Thứ nhất: Để cảm xúc lấn át
– Những người có tính tự ái cao, họ thường bị cảm xúc lấn át. Vì luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu tiên nên trong tình cảm, công việc cũng như những vấn đề trong cuộc sống khi bị người khác chỉ trích, phê bình thì người có tính tự ái dễ bốc đồng từ đó có thể đưa ra những quyết định sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng.
– Trong những cuộc tranh luận hay cãi vã người có tính tự ái sẽ không bao giờ nhận mình sai luôn cố chấp không nhìn nhận quan điểm của người khác mà dễ đưa ra cuộc tranh cãi bế tắc, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xong quanh.
Thứ hai: Thích làm trung tâm của sự chú ý
Những người có tính tự ái sẽ thường xuyên nhắc về các thành tích của họ, đánh giá cao những ý tưởng, đề xuất của mình luôn xứng đáng được xem xét đặc biệt.
Thứ ba: Dễ rơi vào trạng thái sống trong đau khổ và dằn vặt
Dễ bị tâm lý đau khổ, khó có được những khoảng thời gian bình yên, vui vẻ, luôn bất an vì những chê trách, chỉ triết của những người xung quanh.
Thứ tư: Không rút kinh nghiệm, chậm tiếp thu những cái mới, ý kiến góp ý
– Người có tính tự ái thì rất khó nhận ra cái sai của bản thân mình, không chịu rút kinh nghiệm, bài học từ những người đi trước. Họ luôn suy nghĩ theo những lối mòn, quan điểm cá nhân.
– Trải qua thất bại, vấp ngã, sai lầm người có tính tự ái khó thay đổi vì họ sợ thay đổi người khác sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi, chính điều đó càng làm họ khó đi đến thành công.
Thứ năm: Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế
Tự ái thường sẽ khiến cái tôi cá nhân lớn hơn, luông giữ ý kiến của bản thân mình, không chấp nhận quan điểm của người khác. Khi có người góp ý bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, nổi lên tính tự ái và từ đó gây tranh cãi không đáng có làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung.
Phân biệt tự ái và tự trọng
Đây là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra những khái niệm và một số điểm khác biệt cơ bản của hai khái niệm này, cụ thể:
– Về khái niệm
+ Tự ái thì chỉ luôn quan tâm đến ý kiến cá nhân, bỏ qua mọi sự góp ý của người khác nên hay mắc sai lầm liên tiếp, dần dần sẽ dẫn đến việc mất dần các mối quan hệ xung quanh cũng như khó có thể phát triển bản thân.
+ Tự trọng là biểu hiện của sự trưởng thành, độ lượng và biết suy nghĩ lâu dài. Người có tự trọng luôn biết mình, biết đến người khác để sửa sai, luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân. Người tự trọng luôn sòng phẳng mọi chuyện.
– Về đặc điểm
Đối với tự ái: Biết tôn trọng và biết bảo vệ danh dự cá nhân; làm chủ các nhu cầu và biết kiềm chế những ham muốn không chính đáng; luôn cố gắng tuân thủ theo quy tắc, chuẩn mực xã hội; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của những người khác.
Đối với tự trọng: Không muốn bản thân bị phê phán, chỉ trích hay bị ai đó chỉ dạy, luôn đề cao cái tôi cá nhân nên có thái độ khó chịu, nổi nóng khi cho rằng bản thân bị đánh giá thấp, xem nhẹ.
Như vậy, Tự ái là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến các vấn đề về tính tự ái, và phân biệt được một số khái niệm có liên quan.