Tớ muốn ăn tụy của cậu hay còn được biết với cái tên tiếng Nhật là Kimi no suizou wo tabetai, mới nghe tên có vẻ nhiều bạn đã liên tưởng nó là một bộ anime điện ảnh kinh dị, máu me và đầy đáng sợ đúng không nào? Nhưng thật ra nó chính là tựa của một bộ phim đau đớn thấu tận tâm can. Tưởng chừng máu me nhưng lại vô cùng thuần khiết, về những triết lý của tình bạn, của tình yêu và của xã hội mà đôi lúc đã quên mất.
Nếu bạn chưa xem movie, xin cân nhắc trước khi đọc bài này vì có spoil!
THÔNG TIN
Tên phim: Kimi no suizou wo tabetai (Tiếng Việt: Tớ muốn ăn tụy của cậu)Tác giả: Sumino YoruThể loại: Bi kịch, Đời thường, Seinen. Học đường, Tình cảm, DramaDạng: anime điện ảnh (Năm phát hành: 2017)Dịch phim: Thành Ramen trên VuiGhe.NetThời gian công chiếu: 01/9/2018 (VN: 25/1/2019)Thời lượng: 108 phút
CẢM NHẬN CỦA TINANIME
Khi nói đến Tớ muốn ăn tụy của cậu thì đó là một câu chuyện quá đơn giản, nhẹ nhàng và bình dị như cuốn nhật kí của một chàng trai đã kể lại những tháng ngày bên cạnh cô bạn mắc chứng bệnh nan y ở tuyến tụy chỉ còn sống chưa đầy một năm.
Sakura đã mỉm cười và đáp lại:
Không cần gây cấn, không cần hành động, không quá sợ hãi nhưng nó đã khá thành công để lấy đi ánh mắt từ khán giả.
Cũng nhờ chính những câu từ gần gũi, chân thật, thuần khiết; các sự kiện cứ thể trôi chảy theo dòng thời gian đưa người xem đến những trang cuối cùng của quyển nhật ký hôm đó.
Câu chuyện bắt đầu là khung cảnh cuối của phim, Sakura đã qua đời, được đưa lên đoạn đầu tiên. Tiếng khóc nức nở của cô bạn Kiyoko.
Rồi đến tiếng thúc thích của người mẹ.
Nhưng đằng sau đó lại có một người đau khổ hơn như vậy…
Khởi nguồn của câu chuyện chính là lần tình cờ gặp mặt giữa “tôi” và Yamauchi Sakura tại bệnh viện.
Một cô gái mắc bệnh ung thư tuyến tụy chỉ còn sống được một năm nữa nhưng lại khao khát được sống như một người bình thường, làm những việc còn đang dang dở, được cười vui vẻ, thoải mái cho đến giây phút cuối cùng.
Một chàng trai thì luôn tỏ rõ tinh thần muốn lánh xa nhân loại. Vậy mà hai người đó lại gắn bó với nhau và tạo nên những kỉ niệm đẹp cuối cùng cho cô gái bất hạnh.
Cuộc sống vốn chẳng công bằng với bất cứ ai, kể cả khi cuộc đời bạn đã là một bất hạnh cũng không vì thế mà ông trời đối xử với bạn tốt hơn những người khác.
Cũng như vậy, vốn nghĩ Sakura đã cố tạo nên những tình tiết, sự kiện cuối cùng của cuộc đời cô bé thật vui vẻ, mà số phận nghiệt ngã vẫn không buông tha cho cô. Trong lúc đi dã ngoại với “tôi”, Sakura đã hỏi một câu mà người xem cũng phải “sợ” thật sự.
Không ai trên thế giới này mà không sợ chết cả.
Nhưng đằng này, Sakura lại biết trước được cái chết của mình đang cận kề với căn bệnh tuyến tụy. Đau đớn, xót xa. Cô vẫn mỉm cười hạnh phúc.
Bên trong chiếc vali của cô, lúc nào cũng đầy ắp là thuốc, là kim tiêm nhưng nó vẫn không thể nào thắng lại “nụ cười”.
Vì vậy,Tớ muốn ăn tụy của cậu buồn, tràn ngập cảm xúc bi thương, sẵn sàng lấy đi bao nước mắt của người xem lắm chứ.
Tuy nhiên, đó đâu phải là tất cả câu chuyện ấy. BởiTớ muốn ăn tụy của cậu, bi thương nhưng không bi lụy.
Sakura không đoán được tương lai của cô bé nhưng cô gái nhỏ ấy vẫn dành sẵn lối đi riêng cho những người bạn của mình khi cô không còn trên cõi đời.
Người chết có thể làm ta khóc, song người sống lại khiến ta thêm hi vọng vào tương lai.
Câu chuyện đầy cảm xúc Tớ muốn ăn tụy của cậu cuốn hút trong nhịp chuyện chậm rãi, cốt chuyện không quá gay cấn mà sâu sắc, lắng đọng, lôi cuốn trong tuyến nhân vật có chiều sâu tính cách.
Từ cô nàng Yamauchi Sakura, mang danh người bệnh nhưng luôn tràn đầy năng lượng sống đến nhân vật “tôi” chỉ muốn làm một cái lá trôi theo dòng nước; từ cô nàng Kiyoko nhiệt huyết có thừa đến anh chàng luôn mời “tôi” ăn kẹo cao su…
Mỗi nhân vật không đơn thuần chỉ là mảnh ghép của đời sống học đường mà còn tạo nên mảnh ghép đầy màu sắc của cuộc sống nói theo nghĩa chung nhất.
Bởi giữa dòng đời này, có những chuyện ta chẳng thể cưỡng cầu, nhưng hạnh phúc hay bất hạnh khi đối mặt với hoàn cảnh khách quan lại do cách mỗi người tự quyết định.
Ta hoàn toàn có thể là một Sakura rạng rỡ đối mặt với bệnh tật, cũng có thể là một tôi lặng lẽ bên người bạn ốm yếu lắm chứ? Chẳng phải là như vậy sao?
Họ đã cùng nhau hoàn thành hết một nửa mong ước trước khi chết của Sakura.
Thoạt nhìn, có lẽ các nhân vật trong Kimi no suizou wo tabetai bản anime được khắc họa có phần già dặn hơn nhiều so với độ tuổi 17 của mỗi người.
Ta khó lòng thấy được sự hồn nhiên, vô tư của Sakura hay một anh chàng tuổi còn thơ mà lúc nào cũng ra chiều đăm chiêu như ông cụ non của “tôi”.
Song bù lại, khi nhìn vào nét mặt, ánh mắt của mỗi nhân vật trong anime, ta đều thấy có gì đó hết sức nhẹ nhõm, bình yên.
Và đặc biệt, đồ họa của phim rất đẹp, đẹp trong cảnh vật, đẹp trong từng khung hình.
Chính điều đó càng làm cho bộ phim mang nội dung buồn đau mà không hề khiến cho khán giả thấy tuyệt vọng.
Tuy nhiên, Sakura vẫn chết nhưng cái chết không xuất phát từ căn bệnh mà là…
Lúc Sakura chết, cả hai đều thất hứa với nhau… tổn thương biết bao… đau khổ nhường nào…
Sakura đã thất hứa với “tôi” vì không nói cho “tôi” ngày mà cậu ấy chết.
“Tôi” đã thất hứa với “Sakura” về trả lại những thứ mà mình đã mượn.
Nhờ mong ước của Sakura mà “tôi” đã chính thức mạnh dạn kết bạn với Kyoko.
“Sống… có nghĩa là có một sự ràng buộc với ai đó.
Tớ nghĩ sống là như vậy.
Để ý tới ai đó…
Thích ai đó…
Ghét ai đó…
Vui vẻ khi ở bên ai đó…
Nắm lấy tay ai đó…
Đó chính là sống.
Nếu cậu đơn độc, cậu không thể nói lên sự tồn tại của mình.
Mối quan hệ của cậu với người khác là những gì xác định cậu vẫn đang sống.
Tớ biết tâm trí mình vẫn tồn tại, vì tớ còn có thể tương tác cùng với người khác.
Tớ biết cơ thể tớ còn tồn tại bởi vì mọi người vẫn chạm vào tớ.
Những điều đó là nơi xuất phát của mục đích sống.
Cũng giống như hai chúng ta đã chọn sống hết những khoảnh khắc này ở đây và ngay lúc này.”
– Yamauchi Sakura
Và tên tôi là Shiga Haruki, có nghĩa là “cây mùa Xuân“.
Còn Yamauchi Sakura, có nghĩa là “hoa Anh Đào“.
Cả hai đều nói về “mùa Xuân“.
Khang Dora – Tổng hợp
Gửi confession của bạn tại: https://forms.gle/n2ChMhhVSQ1AgTmB6