Bạn đã bao giờ bị người khác hỏi một câu hỏi nào đó, bạn biết chắc mình có câu trả lời nhưng lại loay hoay mãi không nghĩ ra được không?
Have you ever been asked a question that you know the answer to, but found yourself struggling to think of the correct word?
Bạn có thể sẽ nói như thế này, “Ô, tôi có biết cái này. Tôi biết chắc nó bắt đầu bằng chữ B”
“Oh, I know this,” you might say. “I know that it starts with a B.”
Thường thì bạn sẽ dễ bị cuốn vào việc suy nghĩ để tìm cho ra đáp án. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Karin Humphreys và Amy Beth Warriner lại kết luận rằng trong thực tế, càng cố nhớ cho ra từ đó bao nhiêu thì bạn càng dễ có khả năng quen với cảm giác khó chịu này và lại loay hoay nhớ cho ra chính từ đó những lần tiếp theo trong tương lai.
While it may be tempting to spend some time struggling to find the answer, research by psychologist Karin Humphreys and Amy Beth Warriner suggests that the more time you spend trying to remember a word on the tip of your tongue actually makes it more likely that you’ll struggle with the word again in the future.
“Giống như kiểu bánh xe cứ xoay mòng mòng khi bị kẹt trong tuyết. Càng ngày bạn lại càng lún sâu vào nó hơn.”, Humphrey giải thích về kết luận của mình trong cuộc phỏng vấn với ScienceCentral.
“Your spinning your tires in the snow,” Humphreys explained in a ScieneCentral interview. “Your digging yourself in deeper.”
Sự quan tâm của Humphreys dành cho chủ đề này xuất phát từ trải nghiệm của chính bản thân bà trong những lần loay hoay nhớ lại những từ mình đã quên nhưng rồi mãi vẫn không nhớ ra.
Humphreys own interest in the topic came from personal experience struggling to remember certain words that seemed to continually pose a challenge.
“Điều này cực kỳ khó chịu – bạn biết chắc là mình biết nó, nhưng chỉ có điều là nhớ mãi không ra mà thôi. Một khi nhớ ra rồi thì bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhẹ nhõm và bạn sẽ nói với bản thân rằng mình sẽ không bao giờ quên nó nữa. Nhưng kỳ lạ lần kế tiếp bạn vẫn quên. Vì thế nên chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về cơ chế đằng sau hiện tượng này. Chúng tôi nhận ra một điều không phải là mọi người gặp khó khăn trong việc nhớ một số từ nhất định mà là một khi đã gặp phải hiện tượng “đầu lưỡi” với một từ nào đó thì họ thực sự sẽ tập thói quen đi vào cái trạng thái sai lệch này khi họ cố gắng nhớ lại từ đó trong lần kế tiếp.”, Humphrey giải thích trong một ấn bản của McMaster Daily News.
“This can be incredibly frustrating — you know you know the word, but you just can’t quite get it,” she explained in the McMaster Daily News release. “And once you have it, it is such a relief that you can’t imagine ever forgetting it again. But then you do. So we began thinking about the mechanisms that might underlie this phenomenon. We realized that it might not be a case of everyone having certain words that are difficult for them to remember, but that by getting into a tip-of-the-tongue state on a particular word once, they actually learn to go into that incorrect state when they try to retrieve the same word again.”
Các nhà nghiên cứu đã hỏi 30 tham dự viên các câu hỏi mà họ biết đáp án, không biết đáp án hay chỉ nhớ được chữ đầu tiên trong đáp án. Những người có câu trả lời “đầu lưỡi” (tức chỉ nhớ được chữ cái đầu tiên của đáp án) sẽ được xếp ngẫu nhiên vào các nhóm nhất định. Các nhóm này sẽ có 10 đến 30 giây để nhớ cho ra câu trả lời. Quá trình này được lặp lại hai ngày sau đó.
In the study, researchers showed 30 participants questions that they either knew, didn’t know or had the answers at the tip of their tongues. For those tip of the tongue answers, participants were then randomly assigned to groups that had either 10 or 30 seconds to come up with response. The procedure was then repeated two days later.
“Ngày đầu ai mà mất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời từ chữ cái đầu tiên thì người đó có khả năng cao sẽ tiếp tục gặp phải hiện tượng này ngày thứ 2”, Humphreys giải thích. Khoảng thời gian mà con người ta dành thêm ra để tìm cho bằng được từ đó được các nhà nghiên cứu mô tả là thời gian “luyện tập lỗi”. Thay vì tìm ra đáp án thì người ta lại đang lặp lại lỗi đó thêm một lần nữa.
“The longer they stayed in that tip-of-the-tongue state on the first day, the more likely they were to get into a tip-of-the-tongue state on that word on the second day,” explains Humphreys. The extra time that people spend trying to dredge up the word is what the researchers describe as “incorrect practice” time. Instead of learning the correct word, people are learning the mistake itself.
Nghiên cứu có tính ứng dụng quan trọng đối với học sinh và các nhà giáo dục. Trong buổi học tiếp theo, các bạn học sinh nên tập trung vào việc tìm ra những câu trả lời đúng thay vì ngồi cố nhớ cho ra thông tin “đầu lưỡi”. Đối với giáo viên, nghiên cứu chỉ ra rằng cung cấp cho học sinh câu trả lời đúng thì có lợi hơn là để chúng tự loay hoay nhớ cho ra câu trả lời đúng đó.
The study has important applications for students and educators. During your next study session, focus on looking up the correct answers rather than trying to recall the information. For teachers, the study indicates that it is more beneficial to provide students with the right answer rather than letting them struggle to recall it on their own.
Làm sao để ngăn ngừa được các vấn đề do hiện tượng “đầu lưỡi” gây ra trong tương lai? Nghiên cứu mang tính nội bộ của Warriner, một sinh viên tại Đại học McMaster, cho rằng cách tốt nhất để phá vỡ chu kỳ của hiện tường này đó là lặp đi lặp lại từ đó, hoặc thì thầm trong đầu hoặc phát ra thành tiếng.
How can you prevent future problems following a tip-of-the-tongue event? Unpublished research by Warriner, an undergraduate student at McMaster University, suggests that the best way to break the cycle is to repeat the word to yourself, either silently or out loud.
Theo Humphreys, cách này giúp tạo ra một bộ nhớ khác mang tính quy trình giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực do “luyện tập lỗi” lúc đầu gây ra.
According to Humphreys, this step creates another procedural memory that helps minimize the negative effect of the prior incorrect practice.
Reference:
Warriner, A.B. & Humphreys, K.R. (2008). Learning to fail: Reoccurring tip-of-the-tongue states. Quarterly Journal of Experimental Psychology, 61(4), 535-542.
Christmas, J. (2008). What’s that word? Researcher studies tip-of-the-tongue phenomenon. McMaster Daily News.
Nguồn: https://www.verywell.com/tip-of-the-tongue-research-3976793
Như Trang.