Khi mắc sai lầm, người ta thường hay tự nhắn nhủ nhau “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Vậy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là gì? Và làm thế nào để áp dụng nó vào thực tế?
Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì?
“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là câu nói rất ý nghĩa của ông cha dạy con cháu về cách sống, cách tu dưỡng đạo đức. Hiểu đơn giản “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là việc khi gặp những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống thì không nên trách móc hay đổ lỗi cho người khác mà hãy nên xem xét và nhìn nhận về bản thân mình trước. Đây là câu nói mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và được dịch ra nhiều tiếng khác nhau:
- Tiên trách kỷ hậu trách nhân tiếng Trung: 先责己、后责人 (xiān zé jǐ hòu zé rén).
- Tiên trách kỷ hậu trách nhân tiếng Anh là: Responsible first century, the post’s responsibilities.
- Tiên trách kỷ hậu trách nhân tiếng Hàn: 책임감 있는 1세기, 포스트의 책임.
Thông qua câu này, ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu rằng sự gặp khó khăn, vấp ngã hãy tự nhìn nhận lại vấn đề của bản thân trước khi đánh giá, đổ lỗi cho người khác. Việc nhìn lại bản thân mỗi khi khó khăn, hấp gã sẽ là cơ hội để bạn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi bản thân đã làm hết sức, cố gắng hết mình mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn hãy nghĩ đến những tác động bên ngoài.
👉 Xem thêm: Lòng tự trọng là gì? Làm sao để nuôi dưỡng lòng tự trọng
Làm thế nào để ngừng đổ lỗi cho người khác?
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại, đa số người đều sống ngược với câu “ Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Chính nỗi sợ bị quy đổ trách nhiệm, sợ nhìn nhận sự yếu kém của bản thân khiến chúng ta vô thức đổ lỗi cho những tác động bên ngoài. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Sau đây là những mẹo nhỏ giúp bạn rèn luyện cách sống có trách nhiệm:
Thay đổi tư duy
Khi xảy ra vấn đề trong cuộc sống, bạn có thói quen đổ lỗi là do bạn luôn mang tâm lý nạn nhân, thiếu sự chủ động trong mọi tình huống. Nếu muốn từ bỏ thói quen “trách nhân trước khi trách kỷ” bạn phải thay đổi chính suy nghĩ của mình. Khi xảy ra bất kỳ vấn đề gì hãy tự xem vấn lại bản thân và có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Bạn cần phải có suy nghĩ chủ động, không để mọi thứ xung quanh ảnh hưởng đến quyết định, hành động của mình.
Thay đổi từ ngôn từ
Bạn đã bao giờ có suy nghĩ: “Dạo này hàng xóm ồn quá, mình chả học được gì cả!”, “ Dạo này thời tiết mưa quá, nên không phù hợp để tập thể dục!” hay những câu khẳng định như “Nếu bố mẹ cho con đi học thì con đã không vất vả thế này!”… Đây chính là dấu hiệu của những hành vi đổ lỗi mà chúng ta hay gặp phải. Do vậy, phải thay đổi ngay từ những điều nhỏ nhất. Bạn phải chú ý điều khiển suy nghĩ theo hướng tích cực, lấy người khác hoặc sự việc khác được đặt làm trọng tâm và bản thân nằm ở thế bị động. Theo thời gian, bạn sẽ tự thay đổi được suy nghĩ của mình.
👉 Xem thêm: Trung thực là gì? Trung thực trong công việc như thế nào?
Thay đổi hành động
Nếu quen với việc đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho người khác thì việc bạn làm chỉ là trách móc người khác và luôn nghĩ rằng mình không thể tác động nên điều đó. Do đó, bạn thường sẽ không thể thừa nhận điểm yếu từ phía mình và sửa chữa, khắc phục chúng. Nếu muốn bản thân được hoàn thiện hơn thì phải nhìn nhận lại sự việc, tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ và tự khắc phục điều đó để không lại sai lầm đó nữa..
“Tiên trách kỷ” giúp bạn hoàn thiện chính mình?
“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” quả thực là một bài học sâu sắc giúp bản thân mỗi người sống một cách chủ động hơn. “Trách kỷ” là cách tự vấn lại bản thân mình, nhìn nhận bản thân đã sai ở đâu, yếu kém ở đâu để có thể khắc phục. Như vậy, bạn mới không ngừng phát triển hơn nữa cả về tư duy, nhân cách, đạo đức.
Mọi chuyện xảy ra với bạn khó khăn hay thuận lợi đi chăng nữa thì hãy luôn nghĩ mình là nguyên nhân chính. Việc tự kiểm điểm lại bản thân giúp bạn có cơ hội giúp bạn có thể tự giải quyết được khó khăn của mình, nâng cao giá trị cho chính bản thân mình. Khi biết “tiên trách kỷ hậu trách nhân” bạn sẽ trở thành một người xứng đáng để người tôn trọng, tin tưởng và ngưỡng mộ.
Mong rằng, những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu được Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì và qua đó có thể hình thành cho mình một văn hóa ứng xử cũng như một thói quen văn minh, tốt đẹp hơn.
👉 Xem thêm: Trách nhiệm là gì? Làm sao để trở thành người sống có trách nhiệm?
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)