I. Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 – Hướng dẫn khám sức khỏe:
Phạm vi điều chỉnh & đối tượng áp dụng:
1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;
b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang.
4. Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
5. Đối với người có giấy KSK do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy KSK được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy KSK có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy KSK đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy KSK phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.
Danh mục bắt buộc cho người lao động:
1. Khám lâm sàng tổng quát: Bác sĩ khám lâm sàng (Nội, Ngoại, RHM, TMH, Mắt và phụ khoa đối với nữ). 2. Chụp X-Q tim phổi thẳng ( kỹ thuật số ): Kiểm tra hình ảnh tổn thương ở phổi, kiểm tra lao và các bệnh về phổi. 3. Xét nghiệm Công thức máu: Đánh giá tình trạng bệnh về máu. 4. Xét nghiệm Nước tiểu toàn phần: Đánh giá những bất thường trong nước tiểu. 5. Xét nghiệm Đường máu: Tầm soát bệnh tiểu đường.
II. Khám thẻ xanh – căn cứ quyết định 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007:
Nội dung: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.
Danh mục khám áp dụng: cho những người làm việc trong môi trường trực tiếp chế biến, đóng gói thực phẩm:
1. Khám lâm sàng tổng quát: Bác sĩ khám lâm sàng (Nội, Ngoại, RHM, TMH, Mắt và phụ khoa đối với nữ).
2. Chụp X-Q tim phổi thẳng (kỹ thuật số): Kiểm tra hình ảnh tổn thương ở phổi, kiểm tra lao và các bệnh về phổi.
3. Viêm Gan Siêu Vi A (Anti- HAV IgM): Tầm soát viêm gan A.
4. Viêm Gan Siêu Vi E (Anti-HEV IgM): Tầm soát viêm gan E.
5. Cấy phân: Chỉ định cấy phân khi bệnh nhân bị tiêu chảy hay bị các rối loạn tiêu hóa nghi do bị nhiễm trùng tiêu hóa. Đứng trước các bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau đây, nên cho chỉ định cấy phân: tiêu chảy, lỵ với phân có mủ, nhầy hay máu, bị cơn đau bụng.
III. Khám sức khỏe lái xe theo thông tư liên tịch 24/2015/TTLT:
Nội dung chính: Thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô (sau đây gọi tắt là khám sức khỏe cho người lái xe) và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
Đối tượng áp dụng: Thông tư này được áp dụng đối với người lái xe, người sử dụng lao động lái xe ô tô, các cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Danh mục khám:
1.Khám lâm sàng tổng quát: Bác sĩ khám lâm sàng (Nội, Ngoại, RHM, TMH, Mắt và phụ khoa đối với nữ). 2. Chụp X-Q tim phổi thẳng (kỹ thuật số): Kiểm tra hình ảnh tổn thương ở phổi, kiểm tra lao và các bệnh về phổi. 3. Xét nghiệm chất gây nghiện: Test Morphin, Amphetamin, Methamphetamin, Marijuana (cần sa). 4. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
IV. Khám sức khỏe sổ hồng – Theo thông tư 11/2006/TTLT-BYT-BTC ngày 30/11/2006:
Nội dung:
– Thông tư này hướng dẫn hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành y tế và trách nhiệm của người sử dụng lao động về khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Đối tượng áp dụng:
– Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là bệnh viện) có đủ các bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để khám sức khoẻ theo các chuyên khoa quy định tại Sổ khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động (sau đây gọi tắt là Sổ khám sức khoẻ) – Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. – Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có những nội dung hoạt động trong danh mục chỗ làm việc, công việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. – Người lao động là tiếp viên, nhân viên phục vụ, vũ nữ… (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 này.
Nội dung khám:
– Khám tổng quát – Khám phụ khoa (đối với nữ) – Soi tươi: Vi trùng, vi nấm gây bệnh (đối với nữ) – X- quang phổi – Xét nghiệm: HBsAg ; Anti – HVC ; VDRL; Soi tươi ; Amphetamin (Nước tiểu); Heroin (Nước tiểu)