Khái niệm quy phạm là gì khá quen thuộc với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều người chỉ đưa ra được câu trả lời mang tính khái quát, chung chung cho câu hỏi quy phạm là gì. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi quy phạm là gì và những vấn đề liên quan.
1. Quy phạm là gì?
Khái niệm quy phạm là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Quy phạm được hiểu là những quy tắc chuẩn mực thường mang tính bắt buộc thực hiện hoặc bắt buộc thi hành đối với cá nhân, một nhóm người hoặc tổ chức.
Hiểu một cách đơn giản thì quy phạm là những điều được quy định vô cùng chặt chẽ, mang tính bắt buộc và đòi hỏi công dân cần phải tuân thủ thực hiện theo đúng những quy định đã được đặt ra.
Quy phạm có thể là những quy phạm pháp luật hoặc là những quy phạm đạo đức. Mỗi quy phạm đặt ra những tiêu chuẩn chung và yêu cầu mọi người cần phải tuân theo.
Những chuẩn mực, quy định được đặt ra được áp dụng hầu hết với mọi đối tượng, không bắt buộc áp dụng riêng đối với một cá nhân hoặc tổ chức nào nhất định.
2. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những văn bản được soạn Thảo, ban hành theo quy định, trình tự và thủ tục vô cùng chặt chẽ theo quy định pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chứa những quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung áp dụng đối với mọi công dân và văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng để làm khuôn mẫu cho các hành vi xử sự của những chủ thể pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng nhiều lần, trong thời gian dài và được áp dụng trong nhiều chủ thể khác nhau. Văn bản pháp luật cũng được áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau để nhà nước điều chỉnh và quản lý những mối quan hệ xã hội theo trình tự nhà nước đặt ra
3. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng trên thực tế, không phải cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật được quy định cụ thể, chi tiết và đầy đủ tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Quốc hội (ban hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết), Uỷ ban thường vụ Quốc hội (pháp lệnh, Nghị quyết), Chủ tịch nước (Lệnh , Nghị quyết), Chính phủ (Nghị định, Nghị quyết liên tịch), Thủ tướng Chính phủ (Quyết định), Bộ trưởng Thủ trương cơ quan ngang Bộ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC…
– Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, không áp dụng riêng biệt cho một cá nhân, tổ chức nào.
Mọi công dân trong xã hội phải tuân thủ những quy tắc xử sự được nhà nước đặt ra từ những văn bản quy phạm pháp luật và phải chấp hành, tuân thủ đầy đủ, đúng những quy tắc đó.
Trường hợp công dân không chấp hành hoặc chấp hành không đúng những quy định được đặt ra trong quy phạm pháp luật, những cá nhân, tổ chức sẽ bị nhà nước áp dụng chế tài theo quy định pháp luật.
– Văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội
Khi xảy ra sự kiện pháp lí, văn bản quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng và áp dụng trong mỗi hoàn cảnh, trường hợp nhất định. Việc công dân thực hiện những hành động được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Văn bản quy phạm pháp luật còn được sử dụng để nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính phổ biến. Vì vậy, dân sẽ thực hiện lập đi lập lại những hành vi, xử sự đó nên những quy tắc xử sự được đặt ra trong văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng và giải quyết những tình huống đó.
– Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cụ thể trong luật
Mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những tên gọi khác nhau, tên gọi của các văn bản này phụ thuộc vào đối tượng của văn bản, nội dung được nêu trong văn bản.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm quy phạm là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: info@accgroup.vn