Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, có căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ.
Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về Nghĩa vụ dân sự, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Nghĩa vụ dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ như sau: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản. Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.
Về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:
– Hợp đồng dân sự: Các quyền và nghĩa vụ phát sinh dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Sự thỏa thuận và thống nhất phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Trường hợp hợp đồng không tuân thủ theo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu theo quy định của pháp luật. VD: A vay của anh B 1 tỷ và có thỏa thuận là anh A trả 1 tỷ đồng cho anh B vào ngày 22/8/2018. Qua thỏa thuận đó đã làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của anh A cho anh B 1 tỷ khi đến hạn.
– Hành vi pháp lý đơn phương: Gồm một bên là bên thực hiện và bên kia là bên có hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương là sự tuyên bố ý chí công khai của một phía chủ thể nên việc xác lập, chấm dứt không phụ thuộc vào ý chí của chính chủ thể đó. Hành vi pháp lý đơn phương được coi là căn cứ phát sinh nghĩa vụ nếu nó thỏa mãn đầy đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định. VD: hành vi hứa thường, thi có giải.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền, xuất phát từ tự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc của người khác mà họ tự nguyện thực hiện mang lại lợi ích cho bên có công việc thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa người có công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đề có quyền và nghĩa vụ tương xứng với nhau. VD: Bà C và bà D là hàng xóm của nhau. Do phải đi trông cháu nội, bà C vắng nhà 2 tuần và nhờ bà D để ý nhà cửa hộ mình. Nhà bà C có một vườn cây ăn quả và một đàn gà. Trong thời gian bà C đi vắng, bà D đã thu hoạch, bán số hoa quả chín và chăm sóc đàn gà thay bà C. Từ đó, phát sinh nghĩa vụ của bà D là thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình; phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; phải báo cho bà C về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu.
Xem thêm: Nghĩa vụ dân sự là gì? Quy định chung về nghĩa vụ dân sự
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:Khi một người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không cố căn cứ pháp luật sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Theo đó người này phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản mà mình chiếm hữu. Ngoài nghĩa vụ hoàn trả có thể xuất hiện thêm nghĩa vụ bồi thường. VD: anh A lái xe máy đâm vào anh B. Anh A gây thiệt hại cho anh B một cách trái pháp luật và phải thực hiện việc bồi thường cho anh A bù đắp về tinh nhần, sức khở của anh B.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
2. Phân loại nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật:
2.1. Căn cứ phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ:
+Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ :Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Ví dụ: A, B, C cùng nhận trang trí một ngôi nhà trong đó A nhận lăn sơn, B nhận trang trí đèn, C nhận trang trí tường nhà. Như vậy A, B, C cùng nhận nhiệm vụ trang trí nhưng nhiệm vụ của mỗi người riêng rẽ với nhau.
+ Nghĩa vụ dân sự liên đới: Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Ví dụ: A, B, C cùng nhận nhiệm vụ lăn sơn cho một biệt thự, như vậy trách nhiệm của A, B, C là liên đới, một người không hoàn thanh làm ảnh hưởng đến thi công thì các bên phải liên đới chịu trách nhiệm.
+ Nghĩa vụ dân sự hoàn lại: Là nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác, một người liên quan đến hai quan hệ nghĩa vụ, người có quyền ở quan hệ trước thì nghĩa vụ ở quan hệ sau vè ngược lại người có quyền ở quan hệ sau thì nghĩa vụ ở quan hệ trước.
2.2. Căn cứ vào đối tượng của nghĩa vụ:
+ Đối tượng là tài sản: Bên có nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản cho bên có quyền.
+ Đối tượng là công việc: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc được xác định cụ thể trước bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc được xác định cụ thể trước bên có quyền.
Xem thêm: Nghĩa vụ liên đới là gì? Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới?
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về Nghĩa vụ dân sự vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Luật sư tư vấn luật dân sự trên toàn quốc.
2.3. Căn cứ đặc điểm đối tượng của nghĩa vụ:
+ Nghĩa vụ phân chia được theo phần: Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.Nói cách khác, nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ chuyển giao vật mà vật được chuyển giao là vật chia được hoặc là nghĩa vụ thực hiện một công việc mà theo tính chất, công việc đó có thể thực hiện theo từng phần khác nhau.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật thì vật đó là vật chia được nên bên có nghĩa vụ giao vật có thể giao vật đó thành nhiều lần khác nhau, miễn giao đủ trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ.Nếu đối tượng là công việc thì công việc đó là loại công việc có thể tách ra để thực hiện theo từng phần khác nhau nên bên có nghĩa vụ có thể chia công việc đó để thực hiện.
Ví dụ: bên vận chuyển tài sản có nghĩa vụ vận chuyển cho bên thuê vận chuyển 100 tấn hàng hóa từ A đến B trong thời hạn 5 ngày thì công việc vận chuyển có thể thực hiện theo từng ngày với một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển
+ Nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần: Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc.
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự hết sức đa dạng, mỗi loại đối tượng cụ thể có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Do đó tùy thuộc vào đối tượng như thế nào mà nghĩa vụ dân sự đó có thể là nghĩa vụ phân chia được theo phần hoặc là nghĩa vụ không phân chia được theo phần. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật được xác định và vật đó là một vật chia được hoặc đối tượng là một công việc mà theo tính chất công việc đó phải được thực hiện cùng một lúc thì được gọi là nghĩa vụ không phân chia được theo phần. Ngược lại, nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật chia được hoặc công việc có thể thực hiện theo từng phần khác nhau thì được gọi là nghĩa vụ phân chia được theo phần.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông thường là một khoảng thời gian nhất định do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ có thể phân chia được theo phần cũng có thể là một khoảng thời gian nhưng do tính chất của đối tượng nên người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ vào một thời điểm mà không được kéo dài trong suốt thời hạn đó nếu nghĩa vụ đó là nghĩa vụ giao vật .
Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một công việc phải thực hiện thì người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó một cách liên tục cho đến khi hoàn thành công việc theo thỏa thuận.
Xem thêm: Căn cứ phát sinh và đối tượng của nghĩa vụ dân sự
2.4. Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ dân sự:
+ Nghĩa vụ chính là nghĩa vụ phải thực hiện, tồn tại hiệu lực một cách độc lập không phụ thuộc vào nghĩa vụ khác.
+ Nghĩa vụ phụ là nghĩa vụ dân sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.
2.5. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ dân sự:
+ Nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng: là Căn cứ vào hợp đồng biết được những nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa các chủ thể, nghĩa vụ được xác lập hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ.
+ Nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của nhà nước gồm: thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.