Với người mới bắt đầu tập gym, sự hướng dẫn từ một người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn là điều thực sự cần thiết. Vậy những người hướng dẫn tập gym gọi là gì? Họ sẽ làm những công việc gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Người hướng dẫn tập gym gọi là gì?
Người hướng dẫn tập gym được gọi là huấn luyện viên thể hình hay còn gọi tắt là PT – Personal Trainer. Huấn luyện viên thể hình có đóng vai trò và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cho một nhóm người hay một cá nhân nào đó trong quá trình tập luyện. Với mục đích cuối cùng là giúp người tập hoàn thành được các bài tập và đạt được mục tiêu tập luyện là giảm cân, giảm mỡ, hình thành cơ, cải thiện vóc dáng,…
Một huấn luyện viên hay PT gym được đánh giá như là một “chuyên gia” thực sự với các bộ mộn như gym, yoga, boxing, fitness,… hay các vận động khác liên quan đến nhu cầu rèn luyện thể hình. Đôi khi, họ được ví bằng những lời bay bổng là “linh hồn” của phòng tập.
2. Công việc của huấn luyện viên thể hình là gì?
Với một huấn luyện viên thể hình, công việc của họ có thể được liệt kế theo các giai đoạn như sau:
2.1. Xác định mục tiêu của người tập
Với mỗi một PT, khi làm việc với bất cứ một cá nhân hay một nhóm người tập nào đó, họ cần có thời gian trao đổi trực tiếp các thông tin với khách hàng, cụ thể như:
- Các thông số về thể chất, thể trạng.
- Mục tiêu mong muốn.
- Thời gian cần đặt được mục tiệu.
2.2. Xây dựng kế hoặc tập luyện cho người tập
Sau khi nắm bắt rõ các thông tin và nhu cầu khách hàng, huấn luyện viên thể hình cần xây dựng các bài tập và chế độ tập luyện. Cuối cùng, mục đích cao nhất là đáp ứng đầy đủ các mục tiêu về tập luyện mà người tập đưa ra.
Đây cũng chính là “điểm cộng” lớn nhất ghi nhận giá trị và sự chất lượng của 1 PT. Nguyên nhân là do bạn có thể lựa chọn và tập theo nhiều bài tập khác nhau trên các trang mạng. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải những bài tập phù hợp nhất với thể trạng hay mục tiêu mà bạn muốn đạt chính.
Chính vì vậy, 1 PT chuyên nghiệp cần giúp bạn thực hiện và xây dựng một kế hoạch cụ thể nhất, tốt nhất và phù hợp. Trong quá trình tập luyện, họ cũng sẽ là người theo dõi toàn bộ, điều chỉnh và hướng dẫn cách tập chính xác, an toàn nhất dành cho bạn.
>>> Click để xem ngay ai là người sở hữu body đẹp nhất thế giới nữ và list các nữ vận động viên thể hình nổi tiếng nhất hiện nay mà bạn có thể chưa biết!
2.3. Xây dựng và đề xuất chế độ dinh dưỡng cho người tập
Bên cạnh quá trình hướng dẫn tập luyện, người hướng dẫn cũng có thể đề xuất về đưa ra các chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhằm giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe, cân nặng và có được hiệu quả tập luyện tốt nhất.
3. Có những kiểu huấn luyện viên thể hình nào?
Huấn luyện viên thể hình cũng sẽ được phân loại theo các hình thức như sau:
3.1. Huấn luyện viên thể hình cá nhân
Các PT sẽ làm việc với một hoặc một nhóm nhỏ các khách hàng. Họ có thể được đào tạo riêng tại nhà hay tại phòng tập,… Lúc này, tùy theo nhu cầu của người tập mà PT sẽ hướng dẫn và tổ chức họ thực hiện với 1 hoặc đa dạng các nhóm bài tập vận động như thiền, aerobics gym,…
>>> Xem thêm các bài tập cơ bụng 6 múi dành cho cả nam và nữ mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn sở hữu một body “vạn người mê”!
3.2. Huấn luyện viên thể hình chuyên biệt
Đây sẽ là những PT chỉ chuyên giảng dậy với một phương pháp thể dục. Trong đó, phổ biến nhất là Yoga hay Pilates. Với các lớp học như vậy, số lượng của học viên là không có định. Lúc này, người giảng dậy sẽ đóng vai trò quan sát và sửa chữa lại các lỗi sai mà người tập có thể mắc phải.
4.2. Chứng nhận về hồi sinh tim phổi (CPR)
Trong quá trình tập luyện, người tập có thể gặp các trường hợp ngoài ý muốn về thể chất. Chính vì vậy, các huấn luyện viên thể hình nên hoàn thành tốt các chương trình chứng nhận liên quan đến hồi sinh tim phổi. Thậm chí, với một số phòng tập, PT còn yêu cầu phải có giấy chứng nhận về sử dụng máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED)
Khi nắm vững và vận dụng tốt các chưng nhận CPR hay AED, PT có thể xử lý được các tình trạng về hô hấp, tim mạch khi buổi tập diễn ra. Đây cũng là hai tiêu chuẩn, chứng chỉ bắt buộc phải có tại các phòng tập cao cấp.
4.3. Các kỹ năng nghiệp vụ
Với một PT, bạn cần đảm bảo các kỹ năng nghiệp vụ như sau:
- Các các kiến thức chuyên môn về tập luyện, dinh dưỡng cơ bản và nắm bắt được các nguyên tắc khoa học cơ bản trong tập luyện.
- Có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt tốt, có khả năng tạo được động lực và niềm tin cho người khác.
- Có khả năng thiết kế, xây dựng các chương trình tập luyện cho khách hàng.
- Có tư duy tốt, nhanh nhẹn, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc.
- Tâm huyết với nghề. Có mong muốn được thực hiện và hỗ trợ quá trình tập luyện của khách hàng.
- Không ngừng nỗ lực và cải thiện bản thân. Liên tục trao dồi, chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm, kiến thức mới.
- Có một vóc dáng lý tưởng.
5. Làm một huấn luyện viên thể hình có tốt không?
Là một huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp, bạn có thể gặp phải những lợi ích hay những khó khăn nhất định trong quá trình làm việc của mình.
5.1. Lợi ích
- Mức lương cao và ổn định.
- Mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ bạn bè, xã hội.
- Thời gian làm việc hợp lý.
- Có điều kiện để tập luyện và sở hữu một vóc dáng lý tưởng nhất.
5.2. Khó khăn
- Không phải tất cả các khách hàng đều có thái độ dễ chịu và dễ dàng với một PT.
- Một vài PT vì muốn giữ một vóc lý tưởng, có thể lựa chọn sử dụng các chất tăng cơ gây hại cho sức khỏe.
- Áp lực về việc luôn phải duy trì cho mình một vóc dáng đẹp, cuốn hút và đạt chuẩn.
6. Kết luận
Trên đây là đáp án cho câu hỏi người hướng dẫn tập gym gọi là gì cùng các thông tin liên quan đến công việc này mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn đọc. Đừng quên comment hoặc chia sẻ những ý kiến của mình dưới bài viết nếu bạn có những quan điểm cá nhân hay cần được giải đáp thắc mắc nhé!
Thể Thao Đông Á chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>>> Lúc này, bạn có thể xem và tham khảo các mẫu ghế tập gym, giàn tạ đa năng chính hãng giá rẻ nếu muốn tập luyện và sở hữu một vóc dáng lý tưởng ngay tại nhà!