Trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì người người tham gia tố tụng được gọi chung là đương sự trong một vụ việc hoặc vụ án dân sự. Theo đó thì đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc hoặc vụ án dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vậy thì đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm những ai? Đương sự trong vụ việc dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự hoặc vụ án dân sự, người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Không những thế mà tại Bộ luật này thì pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của các đương sự là ngang nhau. Như chúng ta đã biết, nguyên đơn được biết đến là người nộp đơn khởi kiên về một vụ việc nào đó đối với người nào đó thì người bị nguyên đơn kiện đó được gọi là bị đơn, xong, trong một vụ án dân sự thì đa số vụ nào cũng có người có quyền, lợi ích liên quan.
Tuy nhiên, pháp luật có quy định người có quyền, lợi ích liên quan là gì? thì chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Người có quyền, lợi ích liên quan là gì?
Khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự được quy định theo khoản 4, Điều 68, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của toà án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự không khởi kiện như nguyên đơn, không bị kiện như bị đơn mà là người tham gia tố tụng khi vụ án đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự.
Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là người có yêu cầu đọc lập, họ được tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình, tách riêng, độc lập và không phụ thuộc với những yêu cầu của đương sự khác tham gia tố tụng. Thường những người này cho đối tượng hay phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn, bị đơn là thuộc về mình. Cũng đặc điểm này mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đủ điều kiện pháp lý để kiện vụ án dân sự riêng, song vụ án phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, nên việc tham gia vào vụ án dân sự giữa nguyên đơn và bị đơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Ngoài ra, việc tham gia tố tụng của họ có thể còn xuất phát từ các căn cứ pháp lý khác. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn có thể là người có yêu cầu không độc lập, họ không được tự mình yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích cho mình, yêu cầu phụ thuộc vào việc tham giá tố tụng, vào yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn. Chính vì vậy, họ không thể khởi kiện để Toàn án giải quyết quyền lợi cho riêng họ.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự:
Trên cơ sở quy định nêu trên về khái niệm của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo như quy định của pháp luật hiện hành khi người này tham gia tố tụng dân sự. Trong quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có quy định về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ ngang với hai đương sự khác là nguyên đơn, bị đơn. Bên cạnh đó thì có quy định 25 quyền và nghĩa vụ của đương sự nói chung và quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các quyền và nghĩa vụ sau đây:
“Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:
Xem thêm: Vụ việc dân sự là gì? Vụ án dân sự là gì? Phân biệt điểm khác nhau?
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;
b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này”.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này”.
Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án dân sự có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự tham gia vào vụ án dân sự được quy định đầy đủ tại Điều 73 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự. từ quy định nêu ở trên mà có thể xác định và phân loại người có quyền và nghĩa vụ liên quan bao gồm: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Trong đó: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được biết đến theo quy định của pháp luật hiện hành là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Mặc khác, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dưới góc độ pháp lý là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gi tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.
Xem thêm: Kháng nghị là gì? Quy định về kháng cáo, kháng nghị trong các vụ án dân sự?
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 này thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn trong quá trình tham gia tố tụng dân sự mà từ đó người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể tự mình hoặc nhờ người bào chữa đưa ra yêu cầu chống cả nguyên đơn và bị đơn. Bên cạnh quy định này thì đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý không độc lập nên tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật này đã có sự quy định rất rạch ròi và rõ ràng đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập thì được xác lập các quyền và lợi ích được hưởng là khác nhau, một bên là phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn còn một bên là hoạt động một cách độc lập không dựa theo nguyên đơn và bị đơn. Chính vì đều này có thể thấy rằng pháp luật này ra đời đã giúp ích rất nhiều cho việc giải quyết các vụ án dân sự và vụ việc dân sự mà có liên quan đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình tố tụng dân sự.
bên cạnh đó thì trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể thay đổi địa vị tố tụng nếu xảy ra trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Liên quan đến địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành