I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
1. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.
– – Quân đội ta từ dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc.
– Quân đội ta được xây dựng theo hai chế độ: Tình nguyện tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự.
– Thực hiện quyền làm chủ của công dân, tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
– Nhà nước và các tổ chức xã hội, cơ quan….có trách nhiệm tạo diều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với tổ quốc.
– Đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
– Một trong những chức năng chính của QĐND ta là tham gia xây dựng đất nước.
– Hiện nay Quân đội ta được tổ chức thành các Quân chủng, Binh chủng có hệ thống học viện, nhà trường, viện nghiên cứu. Từng bước được trang bị hiện đại.
2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tố quốc
Điều 77 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẩng định : “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
Đối với công dân, bảo vệ Tổ quốc vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, do vậy mỗi công dân có bổn phận phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đó.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.
3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân là sản sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, hệ thống học viện nhà trường, viện nghiên cứu,…; bảo dảm phục vụ và từng bước được trang bị hiện dại, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích luỹ lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong mọi tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
1. Giới thiệu khái quát về luật
Cấu trúc của Luật gồm: Lời nói đầu, 11 Chương, 71 Điều. Nội dung khái quát của các chương như sau :
Chương I: Những quy định chung. Từ Điểu 1 dến Điều 11.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia dình trong động viên, giáo dục và tạo diều kiện dễ công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
Chương II : Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ. Từ Điều 12 đến Điều 16.
Quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ.
Chương III : Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ Điều 17 đến Điều 20.
Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường trung học phổ thông và quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Chương IV : Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ Điều 21 đến Điều 36.
Quy định về thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, to chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp dược hoãn gọi nhập ngũ, hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Chương V : Việc phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị. Từ Điều 37 đến Điều 44.
Quy định về hạng dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bị.
Chương VI : Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ Điều 45 đến Điều 48.
Quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp; thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.
Chương VII : Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị. Từ Điều 49 đến Điều 57.
Quy dịnh quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ binh sĩ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị.
Chương VIII : Việc đăng kí nghĩa vụ quân sự. Từ Điều 58 đến Điều 62.
Quy định dịa điểm đăng kí quân nhân dự bị và công dân săn sàng nhâp ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sản sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Chương IX : Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ Điều 63 đến Điều 68.
Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt.
Chương X: Việc xử lí các vi phạm. Điều 69.
Chương XI : Điều khoản cuối cùng. Điều 70, Điều 71.
Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật.
2. Nội dung cơ bản của luật NVQS 2005
a. Những quy định chung
– Nghĩa vụ quân sự: là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong QĐND Việt Nam.
– Làm NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.
– Công dân làm NVQS trong khoảng thời gian từ 18 đến hết 45 tuổi.
+ Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhâ tại ngũ.
+ Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
· Quân nhân có nghĩa vụ:
– Tuyệt đối trung thành với tổ quốc với nhân dân, sẵn sang chiến đấu hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
– Tôn trọng quyền làm chủ của công dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của công dân.
– Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, mệnh lệnh, điều lệ của quân đội.
– Ra sức học tập rèn luyện mọi mặt để nâng cao trình độ và bản lĩnh chiến đấu.
b. Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ.
– Huấn luyện quân sự phổ thông.
– Đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội.
– Đăng ký NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi.
c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.
– Lứa tuổi gọi nhập ngũ là Công dân nam đủ 18 đến hết 25 tuổi.
– Thời hạn phục vụ tại ngũ:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ: 18 tháng
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, Hạ SQ, Binh sĩ trên tàu hải quân: 24 tháng.
* Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Có anh, chị, em ruột đang là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, đang học tại trường quân đội, ngoài quân đội.
+ Học sinh, sinh viên đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (khoản 1 điều 48).
+ Học sinh, sinh viên đang du học hoặc học tại các trường của tổ chức cá nhân nước ngoài, quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên (chỉ được tính trong khóa đào tạo đầu tiên và được kiểm tra hàng năm).
* Học sinh, sinh viên không thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ:
– Học khác các loại nói trên.
– Theo học các lại hình đào tạo khác ngoài quy định.
– Bị đuổi học, buộc thôi học.
– Tự bỏ học, ngừng học liên tục 12 tháng trở lên
– Học hết một khóa học.
– Chỉ ghi danh, đóng học phí mà không học.
– Những công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+ Con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh hạng một.
+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
+ Một con trai của thương binh hạng hai.
+ Thanh niên xung phong, cán bộ CNVC đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
* Chế độ chính sách đối với hạ SQ, Binh sĩ phục vụ tại ngũ:
+ Được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định (năm 2 trở đi), Được hưởng phụ cấp hàng tháng (tháng 19 trở đi 200%, tháng 25…250%). Được tính thời gian công tác liên tục, được tính nhân khẩu ở gia đình.
+ Được trợ cấp tiền tàu xe, đi đường, xuất ngũ, việc làm (6 tháng lương cơ bản).
+ Được cung cấp đầy đủ kịp thời: lương thực, thực phẩm, quân trang, chữa bệnh, chỗ ở, phụ cấp, văn hóa tinh thần
+ Khi xuất ngũ cơ quan cũ tiếp nhận lại
+ Được ưu tiên tuyển sinh, tuyển dụng, sắp xếp việc làm khi xuât ngũ
+ Trước khi nhập ngũ có giấy gọi nhập học thì xuất ngũ được vào học trường đó
+ Nếu bị thương, bị bệnh, chết trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ theo quy định
* Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
– Bố mẹ, vợ và con được hưởng chế độ khó khăn đột xuất: hỏa hoạn, tai nạn, ốm đau 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1lần .tại bệnh từ 15 ngày trở lên (không quá 2 lần trên năm).
– Con gửi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường THPT được miễn đóng học phí và tiền xây dựng trường.
d. Xử lý vi phạm luật nghĩa vụ quân sự
Bất kì công dân nào vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự đều bị xử lí theo pháp luật. Tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Trách nhiệm của học sinh
a. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.
– Nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu CNXH, rèn luyện tác phong, kỷ luật, nếp sống tập thể, trang bị kiến thức quân sự phổ thông
– Học sinh cần có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trong học tập và rèn luyện.
– Học phải đi đôi với hành.
b. Chấp hành quy định về đăng ký NVQS.
– Học sinh nam đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi.
– Đăng ký NVQS được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do BCH quân sự xã, huyện thực hiện. Nếu thay đổi nơi cư trú thi phải báo cáo (thời hạn 10 ngày).
c. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe.
– Học sinh nam đủ 17 tuổi đi khám sức khỏe lần đầu.
– Mục đích: kiểm tra thể lực, phát hiện, phòng và chữa bệnh. Tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
d. Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ
– Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.
– Phải có mặt đúng địa điểm, thời gian.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự?
2. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
3. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ?
4. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?