HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
Số: 02-HĐTP-TANDTC/QĐ
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1986
NGHỊ QUYẾT
CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Bắt đầu từ ngày 1-1-1986, Bộ luật hình sự được thi hành trong cả nước. Phần chung của Bộ luật hình sự rất quan trọng vì đó là những chính sách, quan điểm cơ bản về hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, căn cứ vào Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao họp trong ba ngày 3, 4 và 5 tháng 1 năm 1986 với sự tham gia của đồng chí Trần Tê – Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đồng chí Phùng Văn Tửu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, hướng dẫn Tòa án các cấp quán triệt áp dụng thống nhất một số quy định sau đây trong phần chung của Bộ luật hình sự.
I- HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ THỜI GIAN (ĐIỀU 7 BLHS)
1) Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng mà các Tòa án cần nắm vững để áp dụng nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự vì khoản 1 của Điều 7 đã quy định nguyên tắc chung trong áp dụng luật hình sự là: “Điều luật áp dụng đối với một hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1986 cho nên mọi hành vi phạm tội được thực hiện từ ngày 1-1-1986 trở về sau đều phải xử lý theo những quy định của Bộ luật hình sự.
Những hành vi nào mà Bộ luật hình sự không quy định là tội phạm thì không được đưa ra truy tố, xét xử. Việc trừng trị một số tội phạm trước đây tuy không có luật nào quy định nhưng đã truy tố, xét xử theo đường lối chính sách hoặc áp dụng nguyên tắc tương tự, nay không được áp dụng nữa.
2) Từ nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật hình sự đã nói trên, khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự đã quy định: “Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác”. Vì Bộ luật hình sự được áp dụng đối với tất cả những hành vi phạm tội được thực hiện từ ngày 1-1-1986 trở về sau, cho nên khoản 2 của Điều 7 nói trên được áp dụng đối với “những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-1986” như sau:
Đối với những tội mà Bộ luật hình sự mới quy định thì cần thấy rằng trước đây, vì ta mới chỉ có một số luật và pháp lệnh quy định việc trừng trị một số tội, cho nên ngoài việc áp dụng những luật và pháp lệnh đó, căn cứ vào ý thức pháp chế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án còn truy cứu trách nhiệm hình sự cả đối với một số hành vi phạm tội theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như: tội tổ chức, cưỡng ép người trốn đi nước ngoài không có mục đích phản cách mạng; tội cưỡng dâm; tội giao cấu với người chưa thành niên dưới 16 tuổi; tội vi phạm chế độ một vợ một chồng; tội dụ dỗ hoặc chức chấp người chưa thành niên phạm pháp; tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em v.v… Việc xử lý về hình sự những hành vi nói trên mặc dầu chưa có pháp luật quy định trong một điều cụ thể, nhưng đã được Nhà nước và xã hội thừa nhận, cho nên không coi là tội mới. Những hành vi nói trên, nếu xảy ra trước ngày 1-1-1986 mà nay mới đưa ra truy tố, xét xử, thì áp dụng những điều luật tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì vậy, chỉ coi là tội mới những hành vi mà trước đây Nhà nước ta chưa coi là tội phạm, chưa đưa ra xét xử bao giờ mà nay Bộ luật hình sự mới quy định là tội phạm. Thí dụ: tội vi phạm các quy định về hàng không (Điều 90); tội vi phạm các quy định về hàng hải (Điều 91); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 176); tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất (Điều 177) v.v… Đối với những hành vi nói trên, nếu xảy ra trước ngày 1-1-1986 thì không được đưa ra truy tố, xét xử.
Đối với những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định “một hình phạt nặng hơn” thì không áp dụng quy định mới về hình phạt của Bộ luật hình sự mà vẫn áp dụng luật cũ đối với những tội được thực hiện trước ngày 1-1-1986.
Căn cứ để so sánh một hình phạt mới nặng hơn một hình phạt cũ là lấy mức hình phạt tối đa của khung hình phạt cao nhất của cùng một tội trong Bộ luật hình sự và trong luật cũ. Nếu mức tối đa của hình phạt mới quy định cao hơn mức tối đa của cùng tội trong luật cũ thì đó là hình phạt mới nặng hơn; ngược lại là nhẹ hơn. Thí dụ: Điều 82 Bộ luật hình sự quy định hình phạt cao nhất đối với tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa là 20 năm tù, nhưng Điều 15 Pháp lệnh ngày 30-10-1967 quy định hình phạt cao nhất đối với tội này chỉ là 12 năm tù. Do đó, nếu tội này xảy ra trước ngày 1-1-1986 thì vẫn áp dụng Điều 15 Pháp lệnh ngày 30-10-1967.
3) Khoản 3 của Điều 7 còn quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”.
Do đó, những hành vi trước đây bị coi là tội phạm, nay Bộ luật hình sự không quy định là tội phạm, là “những tội phạm được Bộ luật hình sự xóa bỏ”. Thí dụ: tội thông gian gây hậu quả nghiêm trọng; tội dâm ô; tội phá thai trái phép v.v… Nếu những hành vi này đã thực hiện trước ngày 1-1-1986 thì không được đưa ra truy tố, xét xử nữa.
Những điều của Bộ luật hình sự quy định tội phạm cũ có “hình phạt nhẹ hơn” hình phạt trong luật cũ thì được áp dụng đối với cả những tội thực hiện trước ngày 1-1-1986. Thí dụ: Pháp lệnh ngày 30-6-1982 quy định hình phạt nặng nhất đối với tội đầu cơ có thể đến tử hình, nhưng Điều 165 Bộ luật hình sự quy định hình phạt cao nhất là chung thân, do đó, Điều 165 được áp dụng đối với tội đầu cơ được thực hiện trước ngày 1-1-1986 mà nay mới đưa ra xét xử.
Nếu một tội có nội dung và hình phạt quy định trong luật mới và luật cũ giống nhau thì định tội và áp dụng hình phạt theo luật mới để xét xử.
Đối với những vụ án sơ thẩm trước ngày 1-1-1986 mà sau ngày này mới xử phúc thẩm phải căn cứ vào khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều 7 Bộ luật hình sự và điều luật trong luật cũ hoặc luật mới quy định tội phạm đó để xét xử.
Đối với những bản án đã có hiệu lực pháp lâụt trước ngày 1-1-1986, nói chung, không kháng nghị và xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm để sửa lại nặng hơn hoặc nhẹ hơn theo Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với luật cũ mà thấy bản án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nghiêm trọng thì vẫn phải giám đốc thẩm và khi giám đốc thẩm thì xử theo tinh thần của Bộ luật hình sự về những trường hợp có thể xử nhẹ hơn.
Căn cứ vào điều 7 Bộ luật hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã liệt kê những trường hợp còn được áp dụng luật cũ hoặc áp dụng ngay Bộ luật hình sự đối với những hành vi xảy ra trước ngày 1-1-1986. Bản phụ lục của nghị quyết này cần được áp dụng trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp.
II- PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG (ĐIỀU 12 BLHS)
Điều 13 của Bộ luật hình sự đã quy định:
1) Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2) Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc xem xét những trường hợp phòng vệ chính đáng thường khó khăn, cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết thực tiễn xét xử và có Chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Nội dung Chỉ thị nói trên phù hợp với Điều 13 của Bộ luật hình sự. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.
III- CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (ĐIỀU 15 BLHS)
Xác định hai giai đoạn này của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt.
Chỉ đối với những tội phạm thực hiện do cố ý thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì khi cố ý phạm tội thì người phạm tội mới thường tiến hành một số hoạt động như: bàn bạc với người khác, tìm kiếm, sửa soạn phương tiện phạm tội hoặc tạo những điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện tội phạm. Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự quy định: Chỉ chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự, tức là chỉ đối với những tội phạm gây nguy hiểm lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi hành vi của người phạm tội đã chuyển sang giai đoạn thực hiện thì hành vi đó đã thực sự nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, khoản 2 điều 14 Bộ luật hình sự quy định trừng trị cả trường hợp phạm tội chưa đạt, không phân biệt tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng. Phạm tội chưa đạt là những hành vi đã tiến hành tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Trong thực tế đấu tranh chống tội phạm, phạm tội chưa đạt có hai dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành vì không có điều kiện thực hiện đầy đủ hành vi phạm tội, thí dụ: A đã trèo tường vào nhà B để trộm tài sản, nhưng thấy động nên phải rút lui; và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành vì đã thực hiện đến cùng tội phạm nhưng không đạt được mục đích, thí dụ: kẻ giết người đã bắn vào người bị hại, nhưng bắn không trúng, hoặc y đã cho người khác uống thuốc độc, nhưng do liều lượng quá nhẹ nên người bị hại không chết.
Thông thường thì trường hợp thứ hai nguy hiểm hơn trường hợp thứ nhất, cho nên phải xử phạt nặng hơn.
Bản án xử những trường hợp phạm tội chưa đạt phải định tội danh là phạm tội chưa đạt về tội gì (thí dụ: giết người chưa đạt) và phải viện dẫn điều luật quy định về tội đó (như: Điều 101 về tội giết người…) và khoản 2 Điều 15 về phạm tội chưa đạt.
………………..
Tải Nghị quyết về máy để xem đầy đủ nội dung.