1. Mục tiêu nghề nghiệp du lịch có quan trọng không?
Mục tiêu nghề nghiệp là những thứ mà bạn xác định mong muốn đạt được ở hiện tại và trong tương lai bằng khả năng thực lực và sự rèn luyện cố gắng của mình trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một phần quan trọng nằm trong CV cá nhân, nó vừa đồng thời đặt ra cho bạn những mục tiêu cần hướng tới, biết rõ mình muốn gì và cần làm gì, song song đó cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn khách quan hơn về mục tiêu, ý chí tiến thủ của bạn trong công việc.
Từ mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có phù hợp với công việc ứng tuyển hay không, bên cạnh đó, họ cũng có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra khi ứng tuyển thành công.
Trong việc làm ngành du lịch, môi trường làm việc khá phức tạp và mức độ cạnh tranh trong công việc cũng rất cao nên nhiều người khi đang làm ngành du lịch rất dễ bị nản chí, không xác định được phương hướng và buông bỏ công việc.
Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp du lịch sẽ giúp các bạn tìm ra hướng đi mới và có lý do để kiên trì tới mục tiêu cuối cùng. Chính vì thế việc xác định mục tiêu nghề nghiệp ngành du lịch rất quan trọng, đặc biệt là đối với những bạn trẻ mới ra trường, thường bị thu hút bởi những cám dỗ từ môi trường bên ngoài.
Đọc thêm: Cách viết CV cho thực tập sinh ngành du lịch
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch
Viết mục tiêu thì rất dễ chắc chắn ai cũng làm được nhưng để viết được mục tiêu chuẩn và có tính đo lường được thì không phải ai cũng biết. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch đối chiếu với từng giai đoạn làm việc mà bạn nên tham khảo.
2.1. Mục tiêu trong ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những vị trí hoặc dự định mà bạn muốn đạt được trong tương lai gần, mục tiêu này thường kéo dài trong vòng từ 1 năm trở lại.
Theo đánh giá chung thì mục tiêu trong ngắn hạn rất dễ viết, bạn sẽ dựa trên nhu cầu mong muốn của mình để đưa ra mục tiêu trong tương lai. Thông thường thì mục tiêu ngắn hạn sẽ nói về các kỹ năng làm việc, trình độ mà bạn muốn nhận được.
Còn về vị trí thăng tiến của nghề nghiệp du lịch trong vòng 3 – 6 tháng thì khó có thể ứng tuyển lên vị trí mới bởi đây là ngành nghề cần có kinh nghiệm chuyên môn rất nhiều đồng thời thời gian làm việc đủ lâu, thường từ 1 năm trở lên mới có thể ứng tuyển lên chức vụ cao hơn.
Hoặc bạn có thể dựa vào những yêu cầu trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng du lịch để đưa ra mục tiêu cho phù hợp.
Bạn có thể tham khảo ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp du lịch trong ngắn hạn như sau:
“Tôi muốn được rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc và tinh tế trong quan sát, đồng thời tôi cũng muốn được nâng cao khả năng tổ chức quản lý và sắp xếp công việc”.
Đây là những kỹ năng cơ bản và rất quan trọng đối với nhân viên du lịch mà bạn cần đạt được, ngoài ra kỹ năng ngoại ngữ cũng là một điểm nhấn cho thấy tinh thần ham học hỏi bản bạn.
Bạn nên nhớ dù khá dễ viết và xác định đơn giản nhưng hãy lựa chọn mục tiêu trong ngắn hạn phù hợp để làm tiền đề cho mục tiêu trong dài hạn.
Đọc thêm: Cách viết CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh
2.2. Mục tiêu trong dài hạn
Dựa vào những mục tiêu trong ngắn hạn mà bạn đã đưa ra thì đó sẽ là nền tảng căn bản để bạn đưa ra mục tiêu trong lâu dài, mục tiêu dài hạn sẽ thường được xác định từ 1 năm trở đi.
Trong mục tiêu dài hạn thì bạn có thể đề cập đến mong muốn đạt được thành tựu ở vị trí nào đó hoặc bạn có thể đưa ra vị trí mà bạn muốn đạt được trong ngành du lịch.
Chẳng hạn như nếu bạn đang ở vị trí nhân viên du lịch, dẫn tour thì trong vòng 1 năm nữa mục tiêu của bạn là ở vị trí người điều hành tour, sắp xếp công việc và lịch trình cho đội nhóm của mình.
Nhìn vào mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được mục tiêu của bạn có phù hợp và gắn bó được với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Vì vậy ở phần mục tiêu dài hạn trong nghề nghiệp du lịch, bạn có thể kết hợp mục tiêu của mình và định hướng phát triển của công ty làm một để có thể đưa ra mục tiêu chung nhất giữa hai khách thể.
Ngoài ra, nếu bạn là người có kế hoạch rõ ràng và có sự chuẩn bị tốt trong công việc du lịch thì bạn hoàn toàn có thể đưa mục tiêu dài hạn từ 3 – 5 năm. Trong khoảng thời gian này thì bạn nên chia nhỏ từng giai đoạn mục tiêu.
Ví dụ mục tiêu từ 1 – 2 năm đầu trong ngành là vị trí điều hành tour du lịch, 2 năm tiếp theo mục tiêu hướng đến là quản lý điều hành tour du lịch.
Trong mỗi giai đoạn đưa ra thì nên chia thành các mục rõ ràng, trình bày khoa học để chính bạn và nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được ý chính trong phần mục tiêu của CV. Đồng thời mục tiêu cũng không nên viết quá dài hoặc lan man.
2.3. Mục tiêu đối với người chưa có kinh nghiệm
Giữa những người mới ra trường và những người đã ra trường, đi làm trong ngành du lịch thì mục tiêu của họ cũng có những điểm khác nhau trong việc xác định đích đến trong tương lai.
Đối với người chưa có kinh nghiệm thì mục tiêu của họ sẽ thông thường là nâng cao trải nghiệm thực tế, có chuyên môn vững vàng và cải thiện các kỹ năng mềm trong ngành du lịch.
Một số kỹ năng mềm trong ngành du lịch mà có thể sẽ rất hữu ích đối với bạn trong phần này đó là: Kỹ năng giao tiếp và ứng biến, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh, kỹ năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng đàm phán và thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm chủ cảm xúc và hành động, kỹ năng quan sát và kỹ năng sắp xếp tổ chức điều hành đám đông cũng như trong công việc.
Gợi ý ở phần mục tiêu đối với người chưa có kinh nghiệm là có thể dựa vào tầm nhìn sứ mệnh và yêu cầu của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển để xác định mục tiêu phù hợp nhất.
2.4. Mục tiêu đối với người đã có kinh nghiệm
Khác với những người chưa có kinh nghiệm, những người có kinh nghiệm và đã làm lâu trong nghề thì các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ ngành du lịch cũng như các kỹ năng mềm thực tế thì họ đều đã được nâng cao và đứng ở vị trí nhất định.
Mục tiêu của nhóm người đã có kinh nghiệm sẽ thường là hướng tới vị trí cụ thể trong lộ trình thăng tiến của ngành du lịch. Tuy nhiên mục tiêu này phải được xác định dựa trên căn cứ năng lực và vị trí hiện tại của bản thân thì mới đảm bảo yếu tố khả thi và đo lường được.
Một số vị trí trong ngành nghề du lịch mà những người đã có kinh nghiệm có thể đặt mục tiêu hướng tới đó là: Quản lý tour du lịch, Điều hành tour du lịch,…
Đối với những người đã có kinh nghiệm thì việc xác định mục tiêu cũng khá dễ dàng vì họ đã biết được rõ lộ trình thăng tiến trong ngành nghề này cũng như hiểu được đam mê và mục tiêu muốn đạt được trong công việc.
Ngoài phần mục tiêu nghề nghiệp thì những mục khác như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc,… là những mục hay được nhà tuyển dụng chú ý nên bạn hãy viết thật chính xác để cv của bạn không bị mất điểm nhé.
Với hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch thì work247.vn mong rằng các bạn độc giả đã có thể xác định được định hướng trong tương lai cho bản thân đồng thời tự tin hoàn thành phần mục tiêu trong bản CV của mình.