Khi tỷ lệ người trong cộng đồng đã tiêm vắc-xin đủ cao thì chuỗi nhiễm trùng sẽ bị phá vỡ và khả lây lan các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng sẽ bị chặn đứng. Ngược lại, khi tỷ lệ tiêm chủng giảm, dẫn tới có nhiều người dễ mắc bệnh hơn và ảnh hưởng của miễn dịch cộng đồng có thể bị phá vỡ hoặc suy giảm, dẫn đến gia tăng khả lây lan của bệnh và tạo ra các đợt bùng phát dịch. Sởi là một ví dụ điển hình về những gì có thể xảy ra khi miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ.
Virus sởi là mầm bệnh truyền nhiễm lở lửng không khí nên rất dễ lây lan, gây ra các đốm đỏ và biến chứng của sở bao gồm tiêu chảy, giảm thính lực, co giật, phù não và viêm phổi ở khoảng 30% mắc sởi. Trước loại vắc-xin đầu tiên có hiệu quả cao được sử dụng vào những năm 1960 thì trẻ em hầu như ai cũng sẽ bị mắc bệnh sởi.
Năm 1971, một loại vắc-xin phối hợp được sử dụng nhằm chống lại ba bệnh gồm bệnh sởi, quai bị và rubella, được gọi là vắc-xin MMR. Sau khi tiêm, vắc-xin này đã giúp làm giảm tỷ lệ mắc ở cả ba bệnh. Khi tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR phối hợp thì ước tính có hiệu quả từ 97% đến 99% trong việc ngăn ngừa nhiễm vi-rút sởi.
Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ em chống lại bệnh sởi đã dẫn đến giảm 75% tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới từ năm 2000 đến 2013. Tuy nhiên, do việc tiêm vắc-xin vẫn chưa được thực hiện đầy đủ nên vi-rút sởi vẫn gây ra khoảng 145.700 ca tử vong/năm trên toàn thế giới.
Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), với tỷ lệ tiêm chủng cao, kết hợp với giám sát dịch bệnh tốt và kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, dẫn đến bệnh sởi đã được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000.
Nhưng tại Mỹ lại một lần nữa điêu đứng giữa một đợt bùng phát bệnh sởi với 178 người mắc bệnh ở 17 tiểu bang. Những đợt bùng phát này xảy ra khi tỷ lệ tiêm chủng suy giảm và khả năng miễn dịch của cộng động bị suy giảm.
Các nhà khoa học có thể xác định tỷ lệ tiêm chủng phải đạt được bao nhiêu thì mới thiết lập được miễn dịch cộng đồng dựa trên mầm bệnh có thể di chuyển nhanh như thế nào và tác động của mầm bệnh đến người dân ra sao.
Do bệnh sởi rất dễ lây lan (một người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus sởi trung bình cho từ 12 đến 18 người), nên ngưỡng bao phủ của vắc-xin để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng phải đạt khoảng 95%, có nghĩa là tối thiểu 95% người dân trong cộng đồng tiêm vắc-xin thì mới tạo ra được miễn dịch cộng đồng.
Đối với bệnh bại liệt, thì chỉ cần khoảng 80% đến 85% người trong cộng đồng cần được tiêm phòng để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở Mỹ là 92% và tỷ lệ này giảm do nhiều yếu tố khác nhau như phong trào chống vắc-xin ngày càng tăng nên dẫn tới không còn đủ cao để đạt được miễn dịch cộng đồng.