Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc cách ghi quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuẩn nhất theo mẫu 02 của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
CƠ QUAN (1)
Ví dụ: ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ——-
Ghi theo hướng dẫn của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: …/QĐ-XPHC
(2) Cẩm Phả, ngày …… tháng …… năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính
* THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
Trường hợp cấp phó ký theo ủy quyền thì vẫn ghi chức danh cấp trưởng
Ví dụ: CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Căn cứ Điều 57, Điều 68, Điều 70, Điều 78, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ (4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).
Ví dụ: Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng ;
<Căn cứ Điều…. Nghị định số:…/…/NĐ-CP ngày …/…/…… của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;> (*)
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: 01./BB-VPHC lập ngày 01/02/2022;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số: …./BB-GTTT lập ngày …/…/…… (nếu có);
Căn cứ Biên bản số: …/BB-XM lập ngày …/…/…… xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (nếu có);
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày …/…/…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức>(**) có tên sau đây:
Đối với cá nhân thì ghi như sau:
<Họ và tên>(**) Giới tính:…………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./……………… Quốc tịch:.
Nghề nghiệp: Lưu ý phải xác định rõ nghề nghiệp để khi cá nhân không chấp hành thì có biện pháp cưỡng chế khấu trừ lương, thu nhập,
Nơi ở hiện tại: Ghi rõ nơi ở hiện tại và nơi ở tạm trú để gửi quyết định xử phạt
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ;
ngày cấp: ……/……/………; nơi cấp:
* Lưu ý: Đối với Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
Ví dụ: <Họ và tên>(**) Ông Nguyễn Văn A (Chủ hộ gia đình) hoặc Ông Nguyễn Văn B – Tổ trưởng Tổ dân cư số 1 Giới tính: Nam
Đối với tổ chức ghi như sau:
<Tên của tổ chức>(**): Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thành
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn A, xã B, huyện X, tỉnh Y
Mã số doanh nghiệp: 010202030405
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:
; ngày cấp:……/……/………; nơi cấp: …………………
Người đại diện theo pháp luật: (5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp
Giới tính:…………
Chức danh: (6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp
*Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
- b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được xác định là tổ chức vi phạm hành chính
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: (7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm
Ví dụ: Vào lúc 8h 15 phút, ngày 27 tháng 02 năm 2022, tại thửa đất số 1, tờ bản đồ số 02, thôn X, xã Y, huyện T, tỉnh Thanh Hóa, bà Huỳnh Thị Hồng đã có hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
Cụ thể tại thời điểm phát hiện, bà Hồng đang tổ chức thi công công trình với hiện trạng như sau: chiều dài 15m, chiều rộng 10m, tường đang xây gạch cao 02m (có ảnh chụp hiện trường kèm theo), xây dựng trên vị trí đất ở hợp pháp của bà Hồng.
- Quy định tại: (8) Ghi cụ thể điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể
Điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
- Các tình tiết tăng nặng (nếu có): Theo Điều 9 Luật XLVPHC
- Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có): Theo Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên từng lĩnh vực cụ thể của Chính phủ
* Lưu ý: Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
- a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
- b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
- Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính: (9) Ghi cụ thể hình thức xử phạt hành chính được áp dụng theo từng trường hợp: Cảnh cáo/Phạt tiền/Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/Đình chỉ hoạt động có thời hạn/Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/Trục xuất.
Cụ thể: (10) Ghi cụ thể hình thức xử phạt chính được áp dụng theo từng trường hợp:
– Trường hợp phạt tiền thì ghi cụ thể mức tiền phạt (bằng số và bằng chữ).
Trường hợp cá nhân/tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì ghi cụ thể số tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm, đồng thời ghi tổng số tiền phạt đối với tất cả các hành vi vi phạm của cá nhân/tổ chức trong vụ việc vi phạm đó.
– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.
– Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ số lượng, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.
– Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Ví dụ: Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính: (9) Phạt tiền
Cụ thể: (10) 35.000.000đ (Ba mươi lăm triệu đồng y) đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ
Nếu có vi phạm thêm lĩnh vực đất đai thì tổng hợp 02 mức phạt.
10.000.000đ (Mười triệu đồng y) đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Tổng hợp mức phạt tiền là: 45.000.000đ (Bốn mươi lăm triệu đồng y)
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):
Cụ thể: (11)
Ghi cụ thể hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng theo từng trường hợp:
– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thi ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.
– Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) tương đương với trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.
– Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
– Trường hợp không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là …. <ngày/tháng>(**) Việc xác định thời gian thực hiện do người xử phạt quyết định sao cho phù hợp với thực tế và khả năng thi hành , kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Ví dụ:
- Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính: (9) Phạt tiền
Cụ thể: (10) 35.000.000đ (Ba mươi lăm triệu đồng y) đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):
Cụ thể: (11) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm: 02 xẻng đã qua sử dụng, 01 máy trộn bê tông đã qua sử dụng, 02 xe rùa đã qua sử dụng (có hình ảnh kèm theo)
Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là .02 <ngày/tháng>(**), kể từ ngày nhận được Quyết định này.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Cụ thể: (12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện.
– Trường hợp không thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
– Trường hợp cho phép lựa chọn một trong nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên nếu đáp ứng được yêu cầu hoặc điều kiện nhằm khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra thì tiêu hủy là biện pháp khắc phục hậu quả cuối cũng được áp dụng.
Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (13).. Ghi cụ thể thời gian phù hợp để thực hiện từng biện pháp khắc phục hậu quả.. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Những nội dung trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): (14)
Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan và trách nhiệm của cá nhân/tổ chức bị xử phạt trong việc thực hiện biện pháp khắc hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
– Thủ tục cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện biện pháp khắc hậu quả được áp dụng.
– Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp khắc hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Ví dụ Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Cụ thể: (12)
Buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm.
Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Những nội dung trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): (14)
-UBND xã X có trách nhiệm bàn giao quyết định, đôn đốc, theo dõi việc chấp hành quyết định. Hết thời hạn chấp hành quyết định, trong thời hạn 02 ngày làm việc báo cáo kết quả việc chấp hành quyết định và đề xuất biện pháp tiếp theo cho UBND huyện X, thông qua Phòng Quản lý đô thị
– Bà Huỳnh Thi X có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định, cụ thể phá dỡ công trình vi phạm, hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu trước khi vi phạm trong thời hạn 15 ngày.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do bà Huỳnh THi X bị xử phạt có tên tại Điều này chi trả.
<Ông (bà)/Tổ chức>(**) có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: (Bằng chữ: )
cho:(15) là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính. (Lưu ý: Chỉ áp dụng khi cơ quan thẩm quyển đã áp dụng biện pháp khắc phục hẩu quả trong trường hợp khẩn cấp, còn không thì không ghi dòng này trong quyết định)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ (16) ngày ký hoặc từ ngày 05/3/2022
Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp thông thường thì ghi: «ngày ký».
– Trường hợp khác thì ghi cụ thể: «ngày, tháng, năm».
– Trường hợp quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì ghi: «ngày, tháng, năm», mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt bản giao giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân/tổ chức bị xử phạt cư trú.
Điều 3. Quyết định này được:
- Giao cho ông (bà) (17) …………………………………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
<Ông (bà)/Tổ chức>(**) có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà <ông (bà)/tổ chức>(**) ………………………… không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
a) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 phải nộp tiền phạt tại (19) Ghi tên kho bạc
hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số: (20) ……………………… của(21)
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Hoặc <ông (bà)/tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 nộp tiền phạt tại chỗ cho người đã ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính. (Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hoặc ngoài giờ hành chính)
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(22) …Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(22) ……………………………………… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
c) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) (18) …………………………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
- Gửi cho (21) để thu tiền phạt.
- Gửi cho(23) để tổ chức thực hiện.
- Gửi cho(24) để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:– Như Điều 3;- Lưu: Hồ sơ.
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (25)(Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)
TRƯỜNG HỢP CẤP TRƯỞNG KÝ THÌ GHI TRỰC TIẾP CHỨC DANH CẤP TRƯỞNG.
VÍ DỤ: CHÁNH TRANH TRA HOẶC CHỦ TỊCH
TRƯỜNG HỢP CẤP PHÓ KÝ THÌ GHI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(***) Quyết định đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện củatổchức””>(**) bị xử phạt vào hồi…. giờ …. phút, ngày ……/……/……… </cá>NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH(Ký, ghi rõ họ và tên)