Chắc hẳn bạn cũng đã từng bắt gặp cụm từ “low-key” trên các trang MXH hay trend Tik Tok dạo gần đây. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ đã khẳng định “gu” của mình là các chàng trai low-key.
Vậy chính xác low key là gì và đâu là dấu hiệu nhận biết một người thích sống low key là gì?
Low-key là gì?
Low key là gì? Low-key /ˌloʊˈkiː/ là từ lóng tiếng Anh được dùng để chỉ những người khiêm tốn, không phô trương, có lối sống khá kín đáo đồng thời biết điều tiết cảm xúc. Những người thích “keep it low key” được xem là những người tinh tế, sâu lắng và kiệm lời, biết giữ chừng mực.
Nguồn gốc của từ Low-key
Ít ai biết rằng, từ lóng “low-key” có nguồn gốc từ âm nhạc. Ban đầu nó được sử dụng để diễn tả những âm vực trầm, thấp và sâu.
Đến thế kỷ 19, “low-key” được Charles Dickens – một nhà văn nổi tiếng người Anh – dùng để mô tả giọng nói của một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Martin Chuzzlewit của mình.
Cụm từ này cũng xuất hiện trong cuốn sách mang tên Introductory Lessons in Reading and Elocution, dùng chỉ giọng nói trầm ấm, nhỏ nhẹ như đang thì thầm của nhân vật.
Có thể thấy, trước những năm 1890, low-key chỉ được dùng để ẩn dụ cho thứ gì đó giản dị, trầm lắng hoặc nhẹ nhàng. Đến hơn một thế kỷ sau, từ lóng này đã dần được mở rộng với nhiều ý nghĩa hơn.
Trong phần lời ca khúc Only (phát hành năm 2014) của nữ ca sĩ Nicki Minaj có nhắc đến từ “low-key”.
Với bối cảnh của bài hát này, low-key có nghĩa là giữ kín bí mật, trong khi đó high-key mang ý nghĩa ngược lại là công khai cho tất cả mọi người.
“Yeah, low key it may be high key
I been peeped that you like me, you know
Who the f*ck you really wanna be with besides me? I mean
It doesn’t take much for us to do this shit quietly, I mean”
Hiện nay, cụm từ low-key cũng xuất hiện trong nhiều cuộc tranh luận về các nghệ sĩ độc lập như indie artist hay các rapper.
Vấn đề được tranh luận ở đây xoay quanh việc người nghệ sĩ nên tiếp tục hoạt động “lowkey”, thầm lặng hay đầu quân cho các công ty giải trí, đi theo con đường sản xuất âm nhạc phù hợp với đại chúng và quảng bá tên tuổi rộng rãi hơn.
5 dấu hiệu nhận biết người sống low key là gì?
Để nhận biết một người có phải thuộc tuýp người low-key hay không bạn sẽ cần quan sát và để ý thật kỹ để không bị nhầm lẫn với kiểu người ẩn dật ngắn hạn.
Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết một người low-key chuẩn nhất:
- Là một người khá kiệm lời, biết giữ chừng mực. Nói chuyện sơ qua thì có thể bị đánh giá là hời hợt, không chú tâm hay thậm chí bị nhầm tưởng là “chảnh”.
- Không bộc lộ quá nhiều cảm xúc hay suy nghĩ cá nhân. Muốn thấu hiểu nội tâm của những người này bạn sẽ cần nhẫn nại, từng bước từng bước đi sâu vào thế giới của họ.
- Trên MXH, họ là những người rất kín đáo, hoạt động ít sôi nổi, ít khi hoặc không công khai hình ảnh, thông tin cá nhân.
- Ít nói hay chia sẻ về bản thân, nếu được hỏi thường có dấu hiệu tránh né.
- Không bộc lộ tình cảm quá phô trương, thay vào đó sẽ nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Đọc thêm: INFP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về nhóm người INFP – Người duy tâm
5 ví dụ về việc sử dụng “low-key”:
- I prefer staying low-key on social media. (Tôi muốn hoạt động kín đáo hơn trên mạng xã hội)
- I want to keep my life lowkey. (Tôi muốn một cuộc sống đơn giản, không phô trương)
- The wedding will be a lowkey event. (Tiệc cưới sẽ không quá phô trương)
- I lowkey have a crush on my best friend. (Tôi đang yêu thầm bạn thân của tôi)
- They are low-key dating. (Họ đang âm thầm hẹn hò và không công khai)
Trái ngược với low-key, thì high-key là gì?
Từ lóng “low-key” xuất hiện trước, theo sau đó là “high-key” với ý nghĩa trái ngược hoàn toàn. Nếu low-key là những người khiêm tốn, trầm lắng và kín đáo thì high-key lại chỉ những người sôi nổi, hướng ngoại và bộc lộ cảm xúc công khai.
Ý nghĩa của low-key và high-key không dừng lại ở đó mà còn được cộng đồng mạng tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Low-key còn có thể được sử dụng với ý nghĩa “hơi hơi”, “thực sự” hay “bí mật”, high-key ngược mang ý nghĩa “vô cùng”, “hoàn toàn” hoặc “public” (công khai).
5 dấu hiệu nhận biết người high-key là gì?
Tương tự, cũng có những dấu hiệu để nhận biết một người có thuộc tuýp “high-key” hay không. Tất nhiên, các dấu hiệu nhận biết high-key sẽ hoàn toàn ngược lại với low-key, bao gồm:
- Họ là những người khá sôi nổi, nhiệt tình, thích trò chuyện và rất dễ hòa nhập.
- Những người high-key thường bộc lộ cảm xúc rõ ràng, bày tỏ suy nghĩ cá nhân.
- Hoạt động sôi nổi trên MXH, thường xuyên tương tác và chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.
- Không ngại ngần khi chia sẻ về bản thân, là người rất hướng ngoại.
- Họ thường bày tỏ tình cảm mãnh liệt, công khai (tuy nhiên nhiều trường hợp lại thiếu tế nhị).
Đọc thêm: ENFP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về nhóm người ENFP – Người truyền cảm hứng
5 ví dụ sử dụng “high-key”:
- She’d be high-key excited when her crush asked her out. (Cô ấy vô cùng phấn khích khi được crush rủ đi chơi)
- They are high-key dating. (Họ đang hẹn hò công khai)
- He is a high-key guy on social media (Cậu ấy là người hoạt động rất sôi nổi trên MXH)
- Bro! You’re high-key crazy (Người anh em, cậu hoàn toàn điên rồi!)
- They high-key revealed the truth (Họ đã công khai sự thật)
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết “low-key nghĩa là gì?” rồi đấy. Hy vọng bài viết cũng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị xoay quanh chủ đề này!