
Qui tắc 1: Đừng nói Anata (cậu, bạn…) quá nhiều
Đang nói đến cách nói ngôi thứ hai nhưng lại qui tắc 1 lại “đừng nói”, có thể có bạn sẽ bật cười nhưng khi học tiếng Nhật một thời gian bạn sẽ hiểu người Nhật thường xuyên bỏ qua ngôi thứ trong câu nói của mình mà tự ngầm hiểu. Cũng như watashi (tôi) vậy.
Nên nếu chúng ta muốn nói “Hôm nay cậu sẽ đi ngân hàng à?” sau đó dịch thẳng sang tiếng Nhật rằng: あなたは今日銀行に行きますか (anata wa kyou ginkou ni ikimasu ka?) nghe sẽ rất cứng nhắc, mất tự nhiên. Việc sử dụng anata phổ biến là trong những hoàn cảnh mà ta không biết gì về đối tượng ta đang nói chuyện, hoặc những lúc không nói về một đối tượng đặc biệt nào đó (ví dụ như nói anata trong chương trình quảng cáo chẳng hạn).
Vậy tại sao sách học lại thường sử dụng anata? Phần lớn mục đích là để cho người học có thể hiểu câu tốt hơn.
Xem thêm: 10 bộ từ vựng tiếng Nhật cơ bản
Qui tắc 2: Sử dụng hậu tố
Khi người Nhật muốn nêu rõ đối tượng trong câu của họ thì họ thường sử dụng tên của người đó kèm với hậu tố. Chắc có lẽ bạn đã quen thuộc với ~さん (san), một hậu tố an toàn cho người mới học. Còn đây, Dekiru sẽ giới thiệu cho các bạn một số hậu tố khác thường được sử dụng…
- ~様 (sama): một hình thức kính trọng của さん.
- ~君 (kun): thường dùng cho nam giới là em út hoặc cấp dưới.
- ~ちゃん (chan): một hậu tố thể hiện mức độ quen thuộc hoặc tình cảm thân thiết.
(Chú ý: đây chỉ là một số không phải là tất cả và chúng chưa được chi tiết, về hậu tố thì Dekiru sẽ giới thiệu với bạn trong một bài viết khác)
Trong nhưng hoàn cảnh cần nghi thức, ta có thể kèm tên của họ với chức danh của họ ví dụ như オバマ大統領 (= obama daitouryou: Tổng thống Obama).
Cũng tương tự như vậy với 社長 (shachou: giám đốc) hoặc 部長 (buchou:trưởng phòng)hay 先生 (sensei: giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)miễn là bạn hiểu rõ về người bạn đang đề cập đến.
Xem thêm: 6 bộ sách học tiếng Nhật tốt nhất hiện nay cho người mới học
Qui tắc 3: Ngôi thứ hai là một thứ nguy hiểm khi sử dụng
Một số từ chỉ ngôi thứ 2 khác:
- 君 (kimi): được nam giới sử dụng lịch sự với những đối tượng có địa vị thấp hơn.
- お前 (omae): được sử dụng trong các hoàn cảnh thông thường và không lịch sự.
- あんた (anta): một dạng ngắn của anata, không được trang trọng và sử dụng phải nhạy cảm.
Từ chỉ ngôi thứ 2 nặng nề:
- kisama – きさま (貴様)
- temee – てめえ (手前)
- onore – 己
3 từ này thể hiện sự tức giận với đối phương. Trừ khi xảy ra một cuộc nói chuyện nặng nề, còn không thì bạn không cần thiết phải dùng chúng. Tuy vậy, thật thú vị là Kisama(貴様) còn là một từ để chỉ sự kính trọng.
Xem thêm: 7 Bí quyết học tiếng Nhật Online hiệu quả
Thêm một cặp từ nữa:
- お主 (onushi): Đây là một từ cũ, dùng để gọi người bạn thân ngang hàng của mình. Không được dùng với người có địa vị cao hơn.
- お宅 (otaku) : Đây cũng là một cách nói cũ nhưng vẫn đôi lúc còn được sử dụng. Từ dùng với ý hơi kính trọng giữa hai người không thân thiết lắm. Nó cũng còn 1 nghĩa khác ám chỉ những người cuồng một thứ nào đó, như anime-manga.
Một số lưu ý:
Anata cũng được người phụ nữ trưởng thành sử dụng khi nói vợi chồng mình. 君 (kimi) thường được sử dụng khi bạn trai nói chuyện với bạn gái của họ.
Một lưu ý nâng cao khác là bạn cũng không cần phải sử dụng “no” để chỉ tính sở hữu của người mình đang nói tới mà sử dụng お hoặc ご ở đằng trước. Đây cũng là một hình thức của kính ngữ. Ví dụ như mình muốn hỏi tên của đối phương thì thay vì anata no namae thì ta sử dụng oname.
Trang web học tiếng Nhật Online Dekiru có đầy đủ các kiến thức, tài liệu, giáo trình cho việc học tiếng nhật cơ bản – nâng cao, luyện nghe tiếng Nhật, đọc viết, học tiếng Nhật giao tiếp, học từ vựng… hãy ghé thăm thường xuyên để đọc được những bài viết bổ ích mới nhất nhé.