Theo ngôn ngữ Hán – Việt, kinh tế được hiểu theo nghĩa “Kinh bang tế thế”, kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời. Hay còn có thể hiểu theo nghĩa đó là công việc mà một vị vua phảm đảm nhiệm, đó là: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của những người dân đen con đỏ.
Theo ông Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ “kinh tế” trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) của ông là: Khoa học học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có. Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là con người cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình như: tiền, sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều tài nguyên khác, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại. Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động kinh tế là bất kì hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra. Như vậy, định nghĩa “kinh tế” vào thời mới khai sinh của môn khoa học này đơn giản là: “nghiên cứu về sự giàu có”
Tuy nhiên, như trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, của GS Hồ Tú Bảo, tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07-2010 có đưa ra quan điểm: “Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia”.
Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chưa có một cách nhìn thống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định. Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn.
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp,con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai?”
Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:khai niem kinh tetp kt la jhoạt động kinh tế là gìkinh bang tế thế có nghĩa là gìkinh tế là jkinhtêlagilam kinh te la giđịnh nghĩa kinh tế,