Báo cáo thực tập là văn bản trình bày những trải nghiệm và tổng kết lại của sinh viên sau quá trình thực tập. Nhà trường sẽ thông qua bài báo cáo để đánh giá hiệu quả thực tập của sinh viên, vì thế nắm được cách viết báo cáo thực tập sẽ giúp bạn ghi thêm điểm đối với giáo viên chấm bài. Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng sẽ gửi đến các bạn sinh viên chi tiết cách viết báo cáo thực tập. Cùng tìm hiểu ngay!
1. Viết lời cảm ơn
Lời cảm ơn là nội dung để bạn bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ bạn trong suốt quá trình thực tập. Một lời cảm ơn chân thành sẽ tạo được những cảm xúc tích cực, thiện cảm và mang đến sự hài lòng với người chấm thi.
Hướng dẫn làm báo cáo thực tập doanh nghiệp phần viết lời cảm ơn:
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến … (Quý Công ty/ quản lý/ người hướng dẫn/ thầy cô phụ trách/ đồng nghiệp,…) … đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt là …( nếu bạn muốn gửi lời cảm ơn riêng đến ai)… đã theo sát em suốt quá trình, cho em những góp ý, lời khuyên chân thành nhất để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian thực tập, có thể vẫn còn có nhiều thiếu sót, kính mong … ( (Quý Công ty/ quản lý/ người hướng dẫn/ thầy cô phụ trách/ đồng nghiệp,…) bỏ qua. Em mong nhận được những lời đóng góp chân thành nhất để có thể ngày càng hoàn thiện bản thân.
Em xin cảm ơn.
Tham khảo thêm nhiều mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập hơn nữa!
2. Trình bày mục lục
Các nội dung cách làm bài báo cáo thực tập đều cần bảo đảm các yêu cầu, trong đó một bài báo cáo có phần mục lục rõ ràng sẽ giúp người đọc hình dung rõ được các nội dung và thứ tự các mục có trong bài.
Mục lục không chỉ yêu cầu đầy đủ về nội dung mà còn phải đảm bảo về hình thức. Nếu không sẽ khiến bài báo cáo của bạn trở nên lộn xộn, thiếu khoa học.
Lưu ý về trình bày mục lục trong cách viết báo cáo thực tập:
- Liệt kê những danh mục quan trọng, bao gồm các mục lớn và luận điểm chính của từng phần, sau đó sắp xếp chúng theo nội dung của bài.
- Không trình bày quá chi tiết.
- Ưu tiên sử dụng mục lục tự động. Việc này sẽ giúp đính kèm nội dung cùng với số trang và tự động thay đổi số trang khi có sự thay đổi tương ứng về nội dung.
- Sử dụng chữ in nghiêng, in đậm, cỡ chữ khoa học, dễ nhìn.
- Hạn chế thay sử dụng nhiều màu cho chữ, gây nên cảm giác màu mè, mất đi sự trang nghiêm, lịch sự.
3. Chương 1: Giới thiệu chung
Nội dung mở đầu trong bài báo cáo thực tập nên tập trung giới thiệu tổng quát về những vấn đề có liên quan trong quá trình thực tập.
Có hai nội dung chính cần giới thiệu khi viết báo cáo thực tập:
- Thông tin đơn vị thực tập: Nêu rõ tên công ty, đơn vị thực tập, các thông tin chung, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của công ty,…
- Thông tin vị trí thực tập: Trình bày rõ vị trí làm việc, nội dung công việc và những nhiệm vụ trong thời gian đảm nhiệm vị trí đó.
4. Chương 2: Phân tích
Nội dung chương 2 trong cách viết báo cáo thực tập nên tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích đánh giá tình trạng doanh nghiệp: Việc này sẽ giúp người đọc nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp cũng như biết được cách nhìn, quan điểm của bạn đối với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
- Ưu điểm, nhược điểm của vấn đề: Sau khi có những đánh giá chung, bạn có thể nêu ra những ưu và nhược điểm của một số vấn đề đang có tại công ty. Các vấn đề này thường có liên quan đến vị trí công việc của bạn hoặc là những điều mà bạn tự phát hiện ra trong quá trình quan sát và làm việc tại đây.
- Tiến độ thực hiện công việc: Việc trình bày tiến độ thực hiện công việc sẽ giúp người khác đánh giá được hiệu quả, thái độ, phương pháp và phong cách làm việc của bạn. Tiến độ thực hiện công việc thường bao gồm nội dung công việc, thời gian thực hiện, các bước thực hiện, phương pháp làm việc, đánh giá về tính hiệu quả của phương pháp đó,…
5. Chương 3: Nhận xét, đánh giá
Phần nội dung trình bày nhận xét đánh giá trong cách làm báo cáo tốt nghiệp sẽ giúp bài báo cáo của bạn thêm hoàn thiện hơn.
Các nội dung thường có trong phần này bao gồm:
- Nhận xét, đánh giá quá trình làm việc: Đây là phần để bạn tự nhận xét và đánh giá về quá trình làm việc của bạn. Bao gồm những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn tồn tại,…
- Các kết quả đạt được: Trình bày những thành tích đạt được sau quá trình thực tập, những bài học về kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc,…
6. Kết luận, kiến nghị
Đối với phần kết luận và kiến nghị trong cách làm báo cáo thực tập, thường sẽ được tách riêng ra và không đánh số chương.
Nội dung bao gồm:
- Kết luận về quá trình thực tập.
Trình bày những kiến nghị của bản thân với đơn vị thực tập về nội dung công việc có liên quan, bao gồm những đề xuất về các vấn đề còn tồn tại, bài học, mong muốn, nguyện vọng,…
7. Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp
7.1. Hình thức trình bày báo cáo tốt nghiệp
- Số trang: nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phần phụ lục
- Khổ giấy: A4 (210×297 mm)
- In một mặt.
- Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ – font: Times New Roman, font size: 13
- Canh lề: trái – left: 3,5 cm; phải – right: 2,00 cm; trên – top: 2,00 cm; dưới – botton: 2,00cm.
- Dãn dòng 1,5
- Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
- Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng.
- Không sử dụng thanh tiêu đề ( Header and footer) trong viết báo cáo.
7.2. Quy định về thứ tự
- Bìa ngoài có thể là bìa cứng hay giấy pelure thường, khổ A4
- Trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu
- Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chuyên ngành
- Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, tên cơ quan/công ty, nơi sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
- Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
- Tên giảng viên theo dõi (học hàm, học vị)
- Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
- Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo
- Lời cảm ơn
- Nhận xét của người hướng dẫn
- Mục lục
– Danh mục các bảng biểu, hình ảnh/đồ thị, ký hiệu, chữ viết tắt
- Từ điển thuật ngữ (nếu cần)
Xem thêm bài viết liên quan: Lời cảm ơn báo cáo thực tập
7.3. Nội dung báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
- Tên, địa chỉ đầy đủ
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức (phải vẽ sơ đồ tổ chức)
- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
Lưu ý: Cần ghi một cách cô đọng và chính xác, không quá dài dòng, thông thường khoảng 2 trang giấy.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này các bạn sẽ trình bày tóm tắt cơ sở lí thuyết sẽ sử dụng để giải quyết vấn đề.
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
- Mô tả công việc được giao
- Phương thức làm việc
- Quy trình thực hiện, ví dụ như: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập
- Kết quả đạt được
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế
- Phân tích và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo
Phần kết luận và kiến nghị
Phần này thường không đánh số chương, nhưng là một phần tách riêng. Theo thông lệ thì phần này nằm cuối của báo cáo, dài khoảng 2 trang và bao gồm các nội dung:
Kết luận:
– Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập
– Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
Kiến nghị: Cơ quan thực tập: SV kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập
7.4. Tài liệu tham khảo
Quy cách trình bày các dạng tài liệu tham khảo:
– Đối với sách, luận án, báo cáo: Số thứ tự, họ và Tên tác giả hoặc tên cơ quan ban hành: tên sách, luận án, báo cáo, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, tái bản lần thứ mấy (nếu có);
– Đối với bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: Số thứ tự, họ và tên tác giả: tên bài báo, tạp chí hoặc tên sách, tập số, năm công bố, số trang bài báo đầu – cuối
– Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C theo tên của tác giả (tác giả Việt), theo họ (tác giả Anh, Pháp, Đức…
>> Download mẫu nhận xét của đơn vị thực tập chuẩn
8. Lưu ý trong cách viết báo cáo thực tập
Dưới đây là một số lưu ý trong cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp để có được sự đánh giá cao từ giáo viên chấm bài:
8.1. Ngôn ngữ văn phong
Đảm bảo những đặc điểm của văn phong trong cách viết báo cáo thực tập:
- Chính xác, mạch lạc: Sử dụng từ ngữ chính xác, đồng nhất, đơn nghĩa; trình bày các luận điểm chính xác, mạch lạc, có sự chặt chẽ về ngữ pháp, logic, đúng chính tả.
- Ngôn từ nghiêm túc, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng của bản thân với nội dung bài báo cáo và người đọc.
8.2. Trình bày theo đúng bố cục yêu cầu
Hãy đảm bảo các yêu cầu về bố cục sau trong cách viết báo cáo thực tập:
- Lập dàn ý cho bài báo cáo trước khi tiến hành viết chi tiết các nội dung để có thể đi theo một thứ tự nhất định.
- Đảm bảo tính khuôn mẫu của một văn bản khoa học: trình bày bố cục bài báo cáo thực tập theo đúng yêu cầu được đề ra.
- Không tự trình bày theo cá nhân, để tránh việc thiếu sót về nội dung, gây khó hiểu cho người đọc và dễ bị trừ điểm.
8.3. Hình ảnh, biểu đồ
Cách viết báo cáo thực tập đối với hình ảnh và biểu đồ:
- Trình bày rõ ràng hình ảnh và biểu đồ khi làm báo cáo thực tập.
- Đánh số, ghi chú thích cho tất cả các nội dung trên.
- Đảm bảo hình minh họa và biểu đồ phải đúng, sắc nét và có liên quan đến nội dung bài báo cáo.
- Hạn chế nhồi nhét quá nhiều hình ảnh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách viết báo cáo thực tập mà Trung Tâm gửi đến cho bạn. Hy vọng những nội dung về cách làm báo cáo thực tập tốt nghiệp có trong bài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bài báo cáo thực tập của bạn.