Giao dịch Forex là một công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Có rất nhiều phương pháp giao dịch khác nhau để chúng ta lựa chọn từ ngắn, trung hạn đến dài hạn. Mỗi cách thức giao dịch đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như sẽ phù hợp với sở thích với từng trader khác nhau.
Tuy nhiên, liệu có một quy trình chuẩn nào mà mọi trader có thể áp dụng trong giao dịch forex? Chúng ta hay cùng tìm hiểu trong bài viết “9 bước để thực hiện một lệnh giao dịch hiệu quả trong Forex” để biết thêm chi tiết nhé
1. Xác định xu hướng
Xác định xu hướng là công việc đầu tiên mà mỗi chúng ta phải thực hiện trong phân tích kỹ thuật. Việc xác định xu hướng là vô cùng quan trọng bởi bản chất của việc giao dịch chính là chúng ta mua khi kỳ vọng giá sẽ đi lên và bán khi kỳ vọng giá sẽ đi xuống. Mặc dù vậy rất nhiều người thực hiện cách lệnh giao dịch trong khi chưa phân tích được xu hướng hiện tại của thị trường, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với những người mới.
Thị trường có ba trạng thái chính là xu hướng tăng, xu hướng giảm và thị trường đi ngang (sideways). Thông thường một trader chuyên nghiệp sẽ chỉ giao dịch trong một thị trường có xu hướng rõ ràng, điều này sẽ giúp tăng xác xuất chiến thắng lên rất nhiều.
Việc xác định xu hướng không phải là một công việc quá khó khăn. Có rất nhiều công cụ, chỉ báo có thể hỗ trợ chúng ta để xác định xu hướng như Đường Trendline, Đường trung bình (Moving Everage), Bollinger Band, Mây Ichimoku…
Một công cụ rất đơn giản nhưng đặc bệt hữu hiệu để xác đinh xu hướng đó chính là Mô hình đỉnh đáy. Một xu hướng tăng sẽ được xác nhận khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước thì thị trường đang trong một xu hướng giảm.
Các bạn hãy lựa chọn công cụ hay chỉ báo nào cảm thấy yêu thích và hiểu rõ nhất để xác định xu hướng một cách chính xác nhất trước khi giao dịch.
2. Tìm Điểm Vào Lệnh
Bước tiếp theo trong quy trình giao dịch đó chính là tìm điểm vào lệnh hợp lý. Như phân tích ở Bước 1, chúng ta chúng ta sẽ mua khi kỳ vọng giá lên và bán khi kỳ vọng giá xuống, thế nhưng Trading liệu có đơn giản như vậy. Câu trở lời là “KHÔNG”. Không phải lúc nào trong một xu hướng tăng chúng ta cũng mua và trong một xu hướng giảm thì chúng ta cũng bán. Chúng ta sẽ chỉ giao dịch khi tìm được một điểm vào lệnh “Đẹp”. Khi xác định được một điểm vào lệnh “Đẹp” chúng ta tối đa hóa được lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu được rủi ro của lệnh giao dịch.
Trên thực tế, việc xác định xu hướng của thị trường ở Bước 1 là không quá khó. Tuy nhiên sẽ không hề dễ để xác định được một điểm vào lệnh đẹp. Việc xác phân tích để tìm được điểm vào lệnh sẽ khó hơn và khó hơn nữa là trader phải kiên nhẫn chờ đợi để có thể vào được một vị thế đẹp. Trong giao dịch, việc tìm điểm vào lệnh được ví như việc đi săn, dù kỹ năng chúng ta có tốt đến đâu thì điều tiên quyết mà chúng ta cần làm đó là phải kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp.
Vậy làm thế nào có thể tìm được một điểm vào lệnh đẹp trong giao dịch Forex?
Sẽ không có một công thức chung cho việc này bởi nó còn phụ thuộc vào phương pháp cũng như chiến lược giao dịch của bạn. Ví dụ đối với những người giao dịch bận rộn, chọn chiến lược giao dịch dài hạn và quản lý vốn tốt thì có thể chỉ cần xác định đúng vùng vào lệnh đẹp là được. Còn đối với những ai giao dịch trong ngày (Day Trading) hay ngắn hơn nữa là Scalping, chúng ta sẽ cần khắn khe hơn trong việc tìm điểm vào lệnh.
Các bạn có thể sử dụng một số gợi ý dưới đây của decheforex.com để có thể tìm một điểm vào lệnh hợp lý:
- Tập trung ở những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh
- Chú ý những vùng hợp lưu (ví dụ vùng giá kết hợp giữ vùng hỗ trợ và trendline tăng; vùng giao thao giữa trendline và kênh giá…)
- Sử dụng Fibonacci Hồi Quy (Fibonacci Retracement), chú ý các mức quan trọng như 50%; 61.8%
- Sử dụng lệnh chờ (Limit order)
- Sử dụng mô hình nến, Mô hình giá
- Phân tích đa khung thời gian, tìm điểm vào lệnh sớm ở những khung thời gian nhỏ hơn
- … Và “Kiên nhẫn chờ đợi”
(Các bạn có thể tham khảo những bài viết sau : Phương pháp xác định xu hướng hiệu quả
3. Xác định điểm cắt lỗ (Stop Loss)
Sau khi tìm được điểm vào lệnh thì “xác định điểm cắt lỗ” chính là bước vô cùng quan trọng và bắt buộc phải làm đối với mọi Trader. Huyền thoại Ed Seykota đã nói: “ Các thành tố của việc giao dịch hiệu quả là: (1) cắt lỗ, (2) cắt lỗ và (3) cắt lỗ. Nếu bạn có thể tuân thủ 3 nguyên tắc này, bạn có thể có cơ hội thành công.”
Tại sao việc xác định điểm cắt lỗ quan trọng đến vây? Bởi dù bạn có phân tích giỏi đến đâu, xác định đúng xu hướng, tìm điểm vào lệnh hoàn hảo… thì mọi thứ cũng chỉ là dự đoán, không ai biết chắc chắn được giá sẽ đi về đâu. Trading là trò chơi của xác suất vì thế cắt lỗ là cách khôn ngoan để giúp chúng ta còn vốn để tiếp tục giao dịch.
Cắt lỗ là điểu vô cùng khó với những trader mới và thậm chí là cả đối với những trader đã có kinh nghiệm bởi việc cắt lỗ đi ngược lại với bản ngã của chúng ta, chấp nhận sai và chấp nhận mất mát luôn là điều vô cùng khó khăn. Hãy luôn nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận!
Một số lưu ý khi xác định điểm dừng lỗ:
- Nên đặt dừng lỗ theo kháng cự hỗ trợ quan trọng
- Không nên đặt điểm dừng lỗ quá gần điểm vào lệnh hoặc cản, tránh việc quét stoploss
Không vào lệnh nếu điểm dừng lỗ quá xa vì sẽ rất khó để quản lý vốn.
4.Xác định điểm chốt lời (Take profit)
Việc xác định điểm chốt lời (Take profit) cũng là một bước hết sức quan trong trong giao dịch. Lợi nhuận là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn khi tham gia thị trường Forex. Đây là một trong những bước quyết định đến hiệu quả giao dịch của bạn.
Nếu để điểm chốt lời quá ngắn, bạn sẽ không tối đa hóa được lợi nhuận, nhưng nếu điêm chốt lời quá xa, rất có thể giá sẽ quay đầu và đảo chiều trước khi chạm điểm đó. Trong giao dịch, rất nhiều trường hợp giá chưa chạm điểm chốt lời và quay lại điểm vào lệnh thậm chí là điểm dừng lỗ. Chính vì vậy xác định được điểm chốt lời phù hợp không chỉ mang lại lợi nhuận tốt mà đôi khi là tránh được cả rủi ro trong giao dịch.
Mẹo để xác định điểm chốt lời:
- Đặt điểm Take profit trước vùng cản quan trọng
- Sử dụng Fibonacci Mở rộng (Fibonacci extension)
5. Tính toán tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (Risk/Reward)
Sau khi xác định được 3 điểm quan trọng: điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ, điểm chốt lời, ở Bước 5 công việc của chúng ta sẽ khá dễ dàng đó chính là tính toán tỉ lệ Rủi ro/ Lợi nhuận (Risk/Reward). Đây là bước không thể thiếu giúp chúng ta quản lý vốn hiệu quả.
Chúng ta sẽ chỉ giao thực hiện lệnh giao dịch nếu tỉ lệ R/R lớn hơn 1. Tỉ lệ R/R càng cao đồng nghĩ với việc tỉ lệ thành công của chúng ta càng lớn. Với một tỉ lệ R/R tốt, bạn vẫn có chiến thắng với một hệ thống giao dịch có xác suất dưới 50%.
Hãy cùng đi vào ví dụ dưới đây: Giả sử bạn thực hiện 10 lệnh EUR/USD với khối lượng 0.1 lot, Stop loss 10 pips ~ 10$, take profit 30 pips ~ 30$, tức là giao dịch với tỉ lệ R/R=1/3. Bạn đạt được 4 lệnh thắng, 6 lệnh thua. Khi đó tổng lợi nhuận sẽ là:
(4×3×10$) – (6×10$) = 60$
Tức là với một hệ thống giao dịch với xác xuất giao dịch thắng 40%, chúng ta vẫn có thể đạt được lợi nhuận là 6R.
6. Tính toán khối lượng lệnh
Trước khi thực hiện bước này, hãy xác định với mỗi lệnh giao dịch thua, bạn chấp nhận mất bao nhiêu phần trăm tài khoản. Khi đó số tiền bạn nhận được khi thắng sẽ tương ứng với tỉ lệ R/R mà bạn xác định được ở Bước 5.
Ví dụ bạn giao dịch tài khoản 10.000$, bạn dự định vào lệnh EURUSD với điểm vào lệnh cách điểm SL 20 pips, tỉ lệ R/R là 1/3. Giả sử bạn chập nhận mất 1% tài khoản cho mỗi giao dịch, tức là 100$. Vậy bạn sẽ giao dịch với khối lượng là 0.5 lot.
Bước 6 là một trong những bước quan trọng bậc nhất trong quản trị rủi ro cho tài khoản của bạn. Sau khi đã có được các thông số ở các bước trên, việc quyết định giao dịch với khối lượng bao nhiêu phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận cũng như mức lợi nhuận mà bạn kỳ vọng.
Tuân thủ khối lượng giao dịch là yếu tố cốt lõi giúp bạn kiểm soát được rủi ro cũng như tâm lý giao dịch. Ngay cả khi bạn xác định được một điểm vào lệnh tốt cũng những một điểm chốt lỗ lý tưởng thì nếu bạn vào lệnh với khối lượng lớn, tỉ lệ rủi ro của bạn vẫn cự kỳ cao.
7. Vào lệnh
Vào lệnh có lẽ là bước đơn giản nhất và cũng là bước nhiều người muốn làm nhất trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan bởi có không ít trường hợp do chủ quan dẫn đến sai sót trọng quá trình vào lệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao dịch, thậm chí là cháy tài khoản.
Một số lưu ý trong quá trình các bạn vào lệnh:
- Kiểm tra lại tên cặp tiền đặt lệnh xem đã đúng với cặp tiền chúng ta phân tích
- Kiểm tra kĩ khối lượng của lệnh giao dịch trước khi đặt lệnh
- Đảm bảo rằng bạn luôn đặt Stop loss và Take profit cho mọi lệnh
Có lẽ đến đây rất nhiều người sẽ nghĩ như vậy là chúng ta đã hoàn thành mọi công đoạn của quá trình thực hiện một giao dịch, từ phân tích xu hướng đến tìm điểm vào lệnh, đặt lệnh theo đúng khối lượng theo nguyên tắc quản lý vốn, lệnh cũng đã có đủ dừng lỗ và chốt lời, việc còn lại là chờ xem giá sẽ chạm SL hay TP. Về lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế liệu quá trình giao dịch đã kết thúc ở đây? Chúng ta hãy chuyển qua mục tiếp theo để cùng tìm hiểu?
8. Quản lý lệnh đang giao dịch
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao sau khi chúng ta đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh cho một lệnh giao dịch và phần mềm MT4 cũng có thể giúp chúng ta tự động chốt lỗ hoặc chốt lời mà chúng ta vẫn phải quản lý lệnh giao dịch?
Thị trường không phải lúc nào cũng như chúng ta phân tích, lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách nhất định. Trên thị trường tài chính, mọi chuyện đều có thể xảy ra, bởi vậy để thành công trong trading, ngoài việc có một kế hoạch giao dịch tốt bạn vẫn phải xử lý các tính huống một cách linh hoạt theo diễn biến thực tế của thị trường.
Một trong những ví dụ cho việc quản lý lệnh giao dịch một cách khôn ngoan và hiệu quả là sử dụng phương pháp chốt lời từng phần, cụ thể là khi bạn thực hiện một lệnh giao dịch, khi lệnh đã dương được một số lượng nhất định, bạn có thể chốt 50% khối lượng của lệnh giao dịch để đảm bảo chắc chắn thu được một phần lợi nhuận, sau đó dời stop loss về điểm entry. Cách làm này sẽ giúp chúng ra hạn chế được rủi ro, cũng như giúp tâm lý thoải mái hơn trong việc gồng lời 50% lệnh còn lại, ngoài ra sẽ giúp chúng ta không phải mất thời gian cho lệnh đó nữa.
Một số cách quản lý lệnh:
- Không nên theo dõi lệnh quá thường xuyên làm ảnh hưởng đến tâm lý
- Có thể đặt cảnh báo tại các mức giá quan trọng bằng phần mềm TradingView để không phải theo dõi biểu đồ liên tục
- Dời stop loss về hòa vốn khi lệnh dương được một khoảng nhất định
- Chốt lời từng phần
- Sử dụng Trailing Stop
9. Thoát lệnh
Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta thoạt nghe có thể thấy đây dường như là một bước thừa thãi bởi chúng ta đã có các công cụ như Stop Loss, Take Profit, Trailing Stop để giúp chúng ta thực hiện điều này. Đúng là bước này sẽ không cần thiết nếu giá đi theo đúng kế hoạch chúng ta dự tính. Tuy nhiên, thị trường đơn giản như vậy?
Thị trường là không thể đoán trước, những sự kiện bất ngờ, những biến động không lường trước được. Sự khác biệt giữa những nhà giao dịch chuyên nghiệp và những người mới chính là ở khả năng ứng biến và thay đổi theo thị trường khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch. Biết dừng lại đúng thời điểm cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn chiến thắng thị trường trong dài hạn.
Dưới đây là một số thời điểm bạn nên cân nhắc rút lui khỏi thị trường:
- Trước khi công bố những tin tức mạnh như tin lãi suất, tin non-farm, bài phát biểu của quan chức chính phủ …
- Khi lệnh hiện có của bạn đã đạt được mức lợi nhuận đáng kể và bạn bận không có thời gian quản lý lệnh
- Thị trường đang trong một trạng thái không rõ ràng, diễn biến hiện tại đang không còn đúng với kế hoạch từ hệ thống giao dịch của bạn nữa
Rất nhiều người sẽ cho rằng việc không tuân thủ kế hoạch giao dịch ban đầu là không kỷ luật trong giao dịch. Tuy nhiên, các bạn hãy kỷ luật nhưng không quá cứng nhắc trong giao dịch bởi: “Một kế hoạch không cho phép sửa đổi là một kế hoạch tồi” – Publilius Syrus.
LỜI KẾT
9 Bước trong quy trình để thực hiện một giao dịch hiệu quả mà Decheforex gửi tới các bạn trong bài viết này có thể sẽ dài và hơi phức tạp với một số bạn mới. Tuy nhiên, đây là những kinh nghiệm đã mang lại thành công cho mình cũng như rất nhiều người khác đã áp dụng quy tắc này trong quá trình.
Việc hiểu rõ và tuân thủ quy trình 9 bước trên sẽ giúp các bạn có những bước tiến khi thực hiện việc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng. Chúc các bạn thành công!