Trầu bả kiểng là một loại cây rất hay được trồng tại nhà bởi nó mang lại ý nghĩa may mắn, thành đạt và bình an cho mỗi thành viên trong gia đình. Bài viết này sẽ giúp bạn “trồng may mắn ” trong nhà của mình thông qua kỹ thuật trồng cây Trầu bà tại nhà nhé.
1. Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống cây Trầu Bà tại nhà
Cắt một đoạn cành có nhánh, có mầm, rồi mang trồng vào chậu cát thô hoặc đá trân châu. Không đem cành cắm vào nước hoặc đất ẩm, vì cây Trầu Bà chỉ nhân giống được khi bị ngăn chặn sự sinh trưởng.
>> Gợi ý: Địa chỉ bán cây trầu bà xanh để bàn đẹp, uy tín và được tư vấn phong thủy hợp cây hợp tuổi nữa giá chỉ 160k bao gồm cả cây và chậu tại đây.
2. Nắm vững kỹ thuật trồng cây Trầu bà
Cây Trầu Bà có thể trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy canh.
+ Trồng cây Trầu Bà bằng đất:
Cây Trầu Bà thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi đểlâu ngày.
Cần làm giàn leo, hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có giá thể leo. Nếu không thì có thể để cây Trầu Bà leo bám trên một thân cây khác.
+ Trồng cây Trầu Bà trong nước:
Rửa sạch rễ cây Trầu Bà, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.
>> Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà thủy sinh để bàn hoặc treo tường đúng cách phát triển tự nhiên lá xanh tươi rễ mọc đều xung quanh chậu.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây Trầu Bà:
Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên, râm mát vì Trầu Bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ áng sáng trung bình.
Trồng Trầu Bà ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết
Còn cây Trầu Bà thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút.
Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây Trầu Bà là 150C – 300C. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 80C.
Trầu Bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
Đối với cây Trầu Bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.
Trầu Bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
Cây Trầu Bà ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…
Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật trồng cây trầu bà và cách chăm sóc cây trầu bà nhé. Nhưng bạn có biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trầu bà khác nhau. Từ trầu bà vàng, xanh đến cả….trầu bà trắng nữa đấy. Để khám phá thêm tất cả những loại trầu bà đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường hiện nay thì hãy xem ngay TẠI ĐÂY nhé.
>> Lưu ý: Trong phong thủy cây trầu bà hợp với tuổi ngọ? Click xem ngay bài viết kiểm chứng điều chúng tôi nói sự thật như thế nào.
Xem thêm:
- Cây trầu bà và những ý nghĩa phong thủy đặc biệt
- Cây trầu bà hợp tuổi nào? Cây có lợi ích gì cho người hợp tuổi?
- Vị trí đặt cây Trầu Bà hợp không gian và phong thủy
- Các loại cây trồng không cần ánh sáng thích hợp trồng trong nhà
Tổng hợp