Kính chào các bạn đọc !
Thật tuyệt vời khi mỗi ngày chúng tôi được chia sẻ những bài viết về kiến thức trong ngành cơ khí được mình đúc kết từ thực tế trong quá trình học tập và làm việc. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn các kiến thức về lượng dư trong vấn đề gia công chế tạo và sản xuất.
Trong ngành cơ khí nói chung hay ngành công nghệ chế tạo nói riêng thì các bạn đều đã được nghe qua về lượng dư gia công. Trong công đoạn tạo phôi, người ta thường sẽ để một khoảng lượng dư để gia công thô, gia công tinh lại sản phẩm đó. Lượng dư gia công là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ chính xác của sản phẩm, cũng như là giá thành của sản phẩm.
Bài viết này cùng TPP Hà Nội tìm hiểu tổng quan về lượng dư trong gia công cơ khí nhé !
1. Lượng dư gia công là gì ?
– Lượng dư gia công được hiểu là lớp kim loại được bóc đi khi thực hiện quy trình gia công cắt gọt các sản phẩm cơ khí.
- Ví dụ : Một chi tiết phôi trục có đường kính 20mm, yêu cầu gia công để đạt được kích thước trục là 16mm, chi tiết được gia công trên máy tiện vạn năng hoặc máy tiện CNC và lớp kim loại hớt đi 4mm, lớp kim loại đó là lượng dư gia công.
– Muốn đạt được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế ta phải thực hiện gia công qua nhiều nguyên công (hay nhiều bước). Tại mỗi công đoạn này ta phải cắt đi một lượng kim loại nhất định.
– Xác định lượng dư gia công đem lại ý nghĩa rất quan trọng ngoài đạt độ chính xác còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm gia công. Nếu bạn để lượng dư quá lớn, sản phẩm của bạn sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
- Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống.
- Tăng khối lượng gia công chi tiết.
- Tốn năng lượng điện (vì phải cắt nhiều lần hoặc thời gian gia công bị dư thừa).
- Hao mòn dụng cụ cắt nhanh.
- Tuổi bền máy giảm.
- Vận chuyển nặng nề.
- Lượng dư lớn còn gây khó khăn cho việc gia công trên máy CNC, tăng biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ, làm giảm độ chính xác gia công.
- Cuối cùng là giá thành của sản phẩm tăng cao, không đạt năng suất yêu cầu.
Nhưng nếu lượng dư gia công bạn để quá quá nhỏ sẽ dẫn đến:
- Lượng dư không đủ để hớt đi sai lệch của phôi, dẫn đến sản phẩm không hết vết, phôi có tình trạng méo, không chính xác.
- Gây ra hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao sẽ bị mòn nhanh, bề mặt gia công không đạt được độ bóng cao.
- Tăng tỷ lệ phế phẩm và giá thành sản phẩm.
2. Phân loại lượng dư gia công
Trong phần phân loại lượng dư, bao gồm 4 dạng chính:
– Lượng Dư Trung Gian:
- Lượng dư trung gian là lớp kim loại bị cắt đi ở mỗi nguyên công.
- Lượng dư trung gian là hiệu số kích thước do nguyên công sát trước để lại và kích thước do nguyên công đang thực hiện tạo nên.
- Ta ký hiệu lượng dư trung gian là Zb.
– Lượng Dư Tổng Cộng:
- Lượng dư tổng cộng là lớp kim loại cần hớt đi trong tất cả các nguyên công của sản phẩm.
- Lượng dư tổng cộng được ký hiệu bằng Z0 và bằng hiệu số kích thước của phôi và của chi tiết gia công.
– Lượng Dư Đối Xứng:
- Lượng dư đối xứng chỉ tồn tại khi gia công các mặt tròn xoay (tròn ngoài, tròn trong) đối xứng khi gia công các mặt phẳng đối xứng.
– Lượng Dư Không Đối Xứng:
- Lượng dư không đối xứng tồn tại khi các bề mặt được gia công không phụ thuộc lẫn nhau.
- Lượng dư gia công một phía là một trường hợp đặc biệt nằm trong lượng dư gia công không đối xứng khi có một bề mặt đối diện không được gia công.
3. Phương pháp dùng để xác định lượng dư
Trong công nghệ chế tạo người ta thường áp dụng hai phương pháp xác định lượng dư gia công chính. Đó là: phương pháp thống kê – kinh nghiệm và phương pháp tính toán – phân tích.
-Phương pháp thống kê – kinh nghiệm:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp phổ biến trong sản xuất. theo phương pháp này thì lượng dư gia công được xác định bằng tổng giá trị lượng dư theo kinh nghiệm.
- Nhược điểm của phương pháp này là không tính đến điều kiện gia công cụ thể, cho nên lượng dư gia công thường lớn hơn giá trị cần thiết. Giá trị lượng dư của các nguyên công được cho trong sổ tay công nghệ chế tạo máy.
– Phương pháp tính toán – phân tích:
- Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố tạo thành lượng dư do giáo sư Kovan đề xuất.
- Khi gia công loạt chi tiết trên máy được điều chỉnh sẵn, vì kích thước của phôi dao động trong phạm vi dung sai, nghĩa là amin đến amax, cho nên kích thước của chi tiết đạt được là bmin và bmax. lượng dư gia công tương ứng là Zbmin và Zbmax.
Do Phương pháp tính toán trên đây hơi dài, nên chúng tôi sẽ viết riêng một bài viết riêng về phần trên cho các bạn hoặc các bạn có thể tham khảo trong cuốn sổ tay công nghệ chế tạo để được hiểu hơn về phương pháp tính toán này nhé !
Trên đây là tổng quan về cách tính lượng dư trong gia công cơ khí. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ biết thêm một chút về lượng dư trong gia công cơ khí , và áp dụng tốt vào trong công việc thực tiễn của bản thân.
Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết này cho chúng tôi nhé.
Ngoài ra, TPP chúng tôi cũng là một đơn vị chuyên nhận gia công các sản phẩm chi tiết phay, tiện CNC đơn chiếc cho đến hàng loạt, cung cấp các giải pháp công nghệ trong hệ thống sản xuất cho các đối tác nhà máy trong và ngoài nước. Nếu các bạn có nhu cầu hợp tác với TPP hãy liên hệ với chúng tôi nhé !
Hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau, cảm ơn các bạn đã đọc !
4.Các bài viết tham khảo thêm
Một số ứng dụng của máy CNC trong ngành công nghiệp cơ khí
Cách tính chế độ cắt cơ bản trong gia công Phay
TPP HÀ NỘI | Chuyên gia công chính xác CNC – Cung cấp giải pháp công nghệ
Hotline: 033.515.8181 – Email: Sales@tpphn.com
Website: https://tpphn.com/ – http://blog.tpphn.com/