Bạn đang chưa có định hướng cho bản thân nên làm gì, nhưng lại có yêu thích hội họa, làm đồ họa thì chắc chắn công việc Designer với mức lương vô cùng cao từ 18 đến 45 triệu đồng sẽ là lựa chọn vô cùng đẳng cấp, thế nhưng để làm designer bạn cần phải hiểu công việc này cần những gì, hãy cùng Hoàng Hà PC tìm hiểu cách tự học thiết kế đồ hoạ cơ bản để có thể thực hiện công việc Designer này nhé.
Thiết Kế Đồ Hoạ Là Gì?
Thiết kế đồ họa là sự hòa trộn giữa nhiều yếu tố từ hình ảnh, màu sắc, chữ viết, bố cục. Đem tới cho người xem nhiều cảm nhận qua thông tin được truyền đạt dưới dạng các sản phẩm thực tế. Thiết kế đồ họa đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Sản phẩm thiết kế đồ họa được phân bổ rộng khắp. Một ngày mới bắt đầu, bạn đi ra khỏi nhà và đập vào mắt bạn là những poster quảng cáo, những banner tuyên truyền, về đến nhà thì tập chí, sách báo, các sản phẩm 2D, 3D, chuyển động trên nền tảng digital,.. Tất cả đều sản phẩm đầu ra của thiết kế đồ hoạ.
Thiết Kế Đồ Hoạ Là Gì?
Xem thêm: Màn hình máy tính cao cấp của nhiều thương hiệu nổi tiếng, màn hình máy tính giá rẻ nhất Hà Nội, HCM.
Các Dạng Thiết Kế Đồ Hoạ Hiện Nay
Để bắt đầu với tự học thiết kế đồ họa cơ bản bạn phải biết rằng với sự đa dạng của thiết kế và nhu cầu xã hội ngày một phát triển, thiết kế đồ họa được phân loại ra thành 8 dạng chính dưới đây:
Thiết kế nhận diện thương hiệu: Do nhu cầu sở hữu một hình ảnh thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng với công ty, làm gia tăng giá trị của dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Làm rõ sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Thiết kế nhận diện thương hiệu bao gồm thiết kế logo doanh nghiệp, hệ thống biển hiệu, tài liệu văn phòng,…
Thiết kế marketing quảng cáo: là việc sử dụng sản phẩm thiết kế đồ họa trong quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ. Các sản phẩm bao gồm các tài liệu quảng cáo, các loại tờ rơi, poster quảng cáo, hình ảnh truyền thông,…
Giao diện người dùng (UI/UX): Là phần giao tiếp với khách hàng thông qua các sản phẩm truyền thông như trang web, ứng dụng,… Việc có một giao diện người dùng thông minh và đẹp mắt ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của sản phẩm.
Thiết kế xuất bản: Tương tự với giao diện, thiết kế xuất bản phục vụ cho nhu cầu xuất bản sách báo, việc in ấn sách giờ đây trở nên thật tinh tế, đẹp mắt với thiết kế đồ họa.
Thiết kế bao bì: Nhu cầu tối quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa, với một bao bì đẹp, bắt mắt, đánh vào trọng tâm người dùng. Thiết kế bao bì hiện đang phát triển mạnh mẽ.
Đồ họa chuyển động: Thiết kế hoạt cảnh ứng dụng với nhiều ngành công nghiệp lớn từ phim ảnh, video game cho đến quảng cáo đều sử dụng.
Thiết kế ngoại cảnh: Tương tự các loại thiết kế khác, thiết kế ngoại cảnh ngày một phát triển do nhu cầu thiết yếu của nó với người dùng.
Đồ hoạ mô phỏng: Đây là loại thiết kế quan trọng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục,… việc tạo ra được các mô phỏng giúp chúng ta dễ dàng hình dung được vấn đề.
8 phân loại cơ bản trong ngành thiết kế đồ họa
Hướng dẫn tự học thiết kế đồ hoạ cơ bản (Phần 1)
Sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết hơn về nội dung hướng dẫn tự học thiết kế đồ hoạ cơ bản (Phần 1):
Cần chuẩn bị những gì khi học thiết kế đồ họa
Như bao ngành học khác, nếu muốn tự học thiết kế đồ họa cơ bản bạn phải chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản. Bạn hãy định hướng bản thân sẽ theo xu hướng nào và xác định rõ điểm mạnh điểm yếu của mình. Ngoài một chút năng khiếu và khả năng cảm thụ, bạn cần phải có một đam mê đủ lớn vì đây là ngành học khá tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Hãy tập chung và phát triển vào trọng tâm mình đã định hướng vì nếu bạn cứ loay hoay giữa những sự lựa chọn cuối cùng bạn sẽ không thực sự chuyên về lĩnh vực nào cả.
Những công cụ thiết yếu trong thiết kế đồ họa
Vì nhu cầu phát triển và ứng dụng các công nghệ hiện đại, nên yêu cầu về công cụ trong tự học thiết kế đồ họa cơ bản cũng khá khó khăn và tốn kém.
Máy tính: Vì phải làm việc trên những phần mềm yêu cầu cấu hình khá cao, nên việc trang bị một chiếc máy tính cao cấp là không thể thiếu. Bạn nên sử dụng các máy tính chuyên dụng cho việc thiết kế đồ họa với card rời chuyên dụng.
Wacom: Với sự linh hoạt đa dụng trong thiết kế, Wacom là thiết bị không thể thiếu của các designer. Vừa sử dụng vừa luyện tập để nâng cao tay nghề. Tùy vào trình độ sử dụng hãy chọn Wacom phù hợp với túi tiền bạn nhất có thể.
Sổ tay: Sổ tay và giấy bút tuy đơn giản nhưng chính là nơi khởi đầu mọi sáng tạo. Hãy phác thảo ngay vào sổ tay khi có ý tưởng nhé.
Ổ cứng: Do nhu cầu lưu trữ dữ liệu. Hãy chuẩn bị cho bản thân 1 ổ cứng cá nhân với dung lượng lớn và tốc độ đọc ghi cao. Ngoài ra, hãy chuẩn bị thêm những ổ cứng di động và dữ liệu đám mây để tiện đi lại và backup tránh mất dữ liệu.
Phần mềm: Tùy vào loại thiết kế bạn đang theo đuổi mà có các phần mềm khác nhau như: Photoshop, Illustrator, InDesign, Corel, Flash, Powerpoint, 3Dmax,… Nhưng tốt nhất hãy làm quen với Photoshop và Illustrator vì đây là 2 phần mềm cơ bản nhất trong mọi lĩnh vực.
Những công cụ, phần mềm thiết yếu trong thiết kế đồ họa
Các nguồn học thiết kế đồ họa
Có rất nhiều cách để tiếp cận với thiết kế đồ họa. Ngoài các lớp học online trên mạng bạn cũng có thể tham gia các lớp học tính phí tại các trung tâm, tham gia các hội nhóm diễn đàn về thiết kế. Dù bắt đầu từ đâu, các bạn cũng nên tự học thiết kế đồ họa cơ bản để trang bị trước cho bản thân những thông tin cơ bản trước khi bắt đầu quá trình học.
Các kênh Youtube tự học thiết kế
Spoon Graphics là channel được lập ra bởi Chris Spooner – người được mệnh danh là thiên tài sáng tạo. Bạn có thể tìm được rất nhiều những video hướng dẫn về cách tạo những hiệu ứng tuyệt vời trong Photoshop và Illustrator. Ngoài ra, ông cũng có một trang web – Spoon Graphics – chia sẻ các tài nguyên thiết đồ hoạ đa dạng.
Yes, I’m Designer là được tạo ra bởi Martin Perhiniak, người được chứng nhận Adobe Design Master and Instructor, “Yes, I’m Designer” là một kênh hướng dẫn thiết kế chuyên nghiệp. Video trên kênh này không chỉ chia sẻ về nguyên tắc thiết kế mà còn về các kỹ thuật thiết kế trong quá trình thực hành nữa.
TastyTuts là một kênh truyền cảm hứng cho các designer. Kênh chia sẻ tất tần tật các về thiết kế đồ hoạ như ngành học, cơ hội việc làm, trường đại học,…. Đây hứa hẹn là kênh bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu kỹ hơn về thiết kế đồ hoạ.
Sách học thiết kế đồ họa
Hiện nay, chủ yếu các cuốn sách dậy về thiết kế đồ họa đều được xuất bản tại nước ngoài, chưa có nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu có điều kiện tìm mua, bạn đừng quên những tựa sách huyền thoại với giới design như: 100 Ideas that changed Graphic Design, The Designer’s Dictionary of Colour hay Elements of Typography Style…
Khoá học thiết kế đồ hoạ
Học thiết kế đồ hoạ là một quá trình cần thời gian. Có khá nhiều các khoá học thiết kế đồ hoạ ngắn hạn hoặc dài hạn trên thị trường. Thông thường, những bạn mới bắt đầu với ngành này thường sẽ tham gia các khoá học cơ bản ngắn hạn để có nền tảng vững vàng trước khi học chuyên sâu về đồ hoạ. Ngoài ra, bạn cần xem xét về định hướng nghề nghiệp theo 1 trong 8 kiểu thiết kế đồ hoạ phía trên mình đã liệt kê và mức học phí để lựa chọn phù hợp.
Cấu hình máy tính PC chuyên nghiệp cho Photoshop
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo cấu hình tối thiểu cho làm designer. Nếu bạn có nhu cầu cao hơn, yêu cầu hơn, hãy liên hệ với Hoàng Hà PC để được tư vấn.
🔵 Cấu hình cho Designer: HHPC GAMING – INTEL CORE i3 10100 | RAM 16G | GTX 1050Ti
➤ MAINBOARD: GIGABYTE H410M-H➤ CPU: INTEL CORE i3 10100 up to 4.3G | 4 CORE | 8 THREAD➤ TẢN: JONSBO CR-1000 RGB➤ RAM: COLORFUL BATTLE AX 16GB BUS 3000 DDR4 (1x16GB)➤ VGA: NVIDIA GTX 1050Ti 4GB GDDR5➤ SSD: GIGABYTE SSD 240G SATA III➤ HDD: QUÝ KHÁCH TÙY CHỌN THEO NHU CẦU ➤ NGUỒN: COOLERMASTER PC700 700W➤ CASE: JETEK KAMADO ( NO FANS )
Xem thêm: Cấu hình máy tính dành cho Photoshop Chuyên Nghiệp Tại Đây
Qua bài viết trên bạn có thấy mình nên tự học thiết kế đồ họa cơ bản chưa nào? Nếu hứng thú hãy đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tôi để tiếp thu thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực công nghệ nhé!