Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google cho phép bạn biết được những gì mà mọi người đã và đang thực sự tìm kiếm. Nếu bạn đang muốn tìm các từ khóa phù hợp để gia tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào website của mình, cũng như góp phần triển khai chiến lược SEO nội dung hiệu quả. Sử dụng Google Keyword Planner sẽ thực sự hữu ích!
Đến với bài viết này, VietMoz sẽ cung cấp bạn những hướng dẫn đầy đủ nhất về Google Keyword Planner. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí được Google cung cấp thông qua tài khoản Google Ads. Bạn có thể thực hiện các nghiên cứu từ khóa sâu rộng cho các chiến dịch Google Ads của mình hoặc cho mục đích tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Thực tế nó vẫn thường được sử dụng cho mục đích SEO, đơn giản là do đây là công cụ miễn phí cũng như đề xuất các từ khóa chất lượng trực tiếp từ Google.
Hầu hết các tính năng chính của Google Keyword Planner không có sự thay đổi nhiều kể từ khi ra mắt chính thức vào năm 2013. Riêng năm 2018, Google có cập nhật thêm một số tính năng mới.
Lợi ích của Keyword Planner
- Khám phá từ khóa mới: Xác định bộ từ khóa được đề xuất có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Xem số lượt tìm kiếm hằng tháng: Ước đoán về số lượt tìm kiếm mà một từ khóa có khả năng nhận được mỗi tháng.
- Xác định chi phí: Việc xem chi phí trung bình ngày/ tháng cực kỳ quan trọng để quảng cáo của bạn hiển thị đối với các lượt tìm kiếm cho một từ khóa.
- Tổ chức bộ từ khóa: Xem mức độ phù hợp của từ khóa trong từng chiến lược SEO hay chạy quảng cáo Google, từ đó tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa chuyên sâu.
Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng bên cạnh những lợi ích mà công cụ lập kế hoạch từ khóa mang lạị, thì việc SEO từ khóa thành công hay không còn phụ thuộc các yếu tố khác từ Onpage đến Offpage. Riêng chiến dịch Google Ads sẽ lại cần những yếu tố khác như giá thầu, sản phẩm, hành vi của khách hàng… Vì vậy, công cụ vẫn chỉ là công cụ, nó chỉ nên là 1 phần nhỏ hỗ trợ bạn thực hiện công việc của mình trở nên tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner đầy đủ từ A -Z
Trên thực tế có rất nhiều trang web lớn từng sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa của Google để gia tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền trên trang web. Một trong số đó phải kể đến trang Backlinko khi thu về traffic người dùng mỗi tháng lên tới 360.408.
Dưới đây là các bước giúp bạn tận dụng tối đa công cụ này phục cho việc SEO website hiệu quả hơn:
Bước #1: Truy cập công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google
Mặc dù đây là công cụ miễn phí, tuy nhiên để có thể sử dụng được Google Keyword Planner bạn sẽ cần có tài khoản Google Ads. Nếu bạn chưa có thì có thể thực hiện thiết lập tài khoản bằng cách cung cấp các thông tin mà Google yêu cầu:
Lưu ý: Bạn không cần chạy một chiến dịch Google Ads thật sự để sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa, thay vào đó bạn sẽ cần thiết lập chiến dịch Google Ads.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn tiến hành đăng nhập bằng cách nhấp vào biểu tượng công cụ ở đầu trang.
Tiếp theo, bạn tiến hành chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”:
Tại đây, bạn sẽ thấy có 2 tính năng chính đó là khám phá các từ khóa mới và nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm:
Cả 2 tính năng này đều góp phần vào việc nghiên cứu từ khóa tập trung, giúp bạn có được một bộ từ khóa lý tưởng cho việc SEO website. Nó có khả năng tạo ra hàng nghìn từ khóa tiềm năng khác nhau.
Ngoài ra, bạn vẫn nên nhớ rằng đây là công cụ do Google tạo ra nhằm phục vụ cho các nhà quảng cáo PPC. Vì vậy, sẽ có nhiều tính năng trong công cụ không hữu ích ví dụ như đặt giá thầu từ khóa…
Vậy làm sao để tìm từ khóa SEO bằng Google Keyword Planner, hãy cùng đọc tiếp ở các bước sau đây:
Bước #2: Chọn tính năng tìm kiếm từ khóa
Như có đề cập ở trên, Google Keyword Planner cung cấp 2 tính năng giúp bạn tạo bộ từ khóa phục vụ chiến dịch SEO.
Khám phá các từ khóa mới
Với tính năng này, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới cho từ khóa của mình bằng cách nhấp tên các sản phẩm, dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn.
Lưu ý: Kết quả mà bạn nhận được có thực sự chất lượng và giá trị hay không phụ nhiều vào thông tin dữ liệu mà bạn nhập vào.
Vì vậy để có thể sử dụng tối đa công dụng của tính năng này, bạn cần bắt đầu với các từ khóa chính. Cụ thể nó phải mô tả trực diện về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Ví dụ “giảm cân”, “cà phê”. Điều này giúp bạn truy cập cơ sở dữ liệu nội bộ của Google về các từ khóa cho các ngành khác nhau.
Mẹo: Bạn có thể chủ động nhập nhiều từ khóa trong thanh công cụ này, bằng cách đặt dấu phẩy sau mỗi từ khóa, khi thấy đủ bạn nhấn enter.
Ví dụ: Nếu bạn có 1 trang web bán bánh, bạn có thể nhập các cụm từ như bánh sinh nhật, bánh đặc biệt, bánh bông lan, bánh trứng, bánh kem…
Hoặc bạn có thể bắt đầu với trang web của mình, công cụ có thể tìm thấy một vài từ khóa mới bằng cách thu thập dữ liệu từ trang chủ, hoặc bài viết của bạn.
Trước khi đi sâu vào việc thực hiện lọc và lựa chọn ý tưởng từ khóa, hãy cùng tìm hiểu tính năng thứ hai trong Google Keyword Planner.
Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm
Tính năng này sẽ mang lại kết quả cực tốt nếu bạn đã có sẵn một danh sách dài các từ khóa và giờ chỉ muốn kiểm tra dung lượng tìm kiếm của chúng. Nói đúng hơn thì công cụ này không giúp bạn tìm kiếm các từ khóa mới.
Tuy nhiên, tính năng này vẫn rất đáng được khai thác, để sử dụng bạn chỉ cần sao chép và dán danh sách từ khóa vào các trường tìm kiếm rồi ấn bắt đầu:
Sự khác biệt của tính năng này đó là chỉ phân tích dữ liệu các từ khóa mà bạn nhập vào cũng như dự đoán số lượng nhấp chuột và hiển thị số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng.
Tiếp theo, bạn sẽ cần đi sâu cách để khai thác tối đa những dữ liệu mà cả 2 tính năng này cung cấp thông qua các bước dưới đây:
Bước #3: Lọc và sắp xếp kết quả
Sau khi bạn sử dụng 1 trong 2 tính năng trên hoặc dùng cả 2 bạn cần tiến hành tải xuống danh sách các từ khóa đó.
Để ý bạn sẽ thấy ngay đầu trang, công cụ cung cấp 4 tùy chọn mục tiêu bao gồm vị trí, ngôn ngữ, mạng tìm kiếm, phạm vi thời gian. Bạn sẽ cần chú ý 4 tùy chọn này tránh sai sót trong quá trình phân tích tìm từ khóa SEO phù hợp.
Ở trang kết quả, bạn sẽ có bộ lọc giúp bạn chia nhỏ cho từng tùy chọn nhất định.
Cụ thể:
- Từ khóa: Đây là nơi bạn có thể chỉ định cho công cụ hiển thị các từ khóa có chứa 1 từ hoặc cụm từ nhất định. Ví dụ như bạn muốn từ khóa cần tìm phải chứa ít nhất một từ kem chẳng hạn, bạn sẽ thực hiện như hình dưới:
Kết quả mà bạn nhận được là các từ khóa có chứa ít nhất một từ “kem”.
- Loại trừ từ khóa trong tài khoản của tôi: tức là loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu trong quảng cáo Google.
- Loại trừ ý tưởng dành cho người lớn: cái này chắc bạn tự hiểu được.
- Cạnh tranh: Bạn có thể dùng bộ lọc này để công cụ hiển thị những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp, trung bình hoặc cao.
Đây là 1 trong những tùy chọn được nhiều người yêu thích sử dụng, cụ thể là những người đang chạy các chiến dịch Google Ads. Do tùy chọn này chỉ đề cập đến sự cạnh tranh của Ads vì vậy bạn không cần quan tâm đến tùy chọn này.
- Tỷ lệ hiển thị quảng cáo: như đúng tên của tùy chọn này thì nó chỉ áp dụng cho AdWords vì vậy bạn có thể bỏ qua bộ lọc này đơn giản vì nó không mang lại lợi ích SEO.
- Giá thầu đầu trang: Là số tiền mà bạn muốn trả để quảng cáo của bạn xuất hiện ngay đầu trang kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó. Tại đây có 2 lựa chọn là khoản giá thầu thấp và giá thầu cao.
Bước #4: Phân tích Ý tưởng Từ khoá
Ngay khi đã lọc kết quả thành những từ khóa lý tưởng nhất, bạn cần tiến hành chia nhỏ chúng ra trước, bằng cách phân tích các cụm từ hiển thị ngay trong phần Kế hoạch từ khóa của Google Keyword Planner.
Để phân tích được các cụm từ hiển thị này bạn sẽ cần nắm rõ ý nghĩa của những thuật ngữ sau đây:
- Từ khóa (theo mức độ liên quan): Đây là danh sách các từ khóa mà Google cho là có liên quan nhất với từ khóa hoặc URL mà bạn đã nhập vào trước đó.
- Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng: là lượng người dùng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong một phạm vi nhất định…và nó không phải là chỉ số báo cáo chính xác về lượng tìm kiếm thực tế.
- Cạnh tranh: Như đã đề cập trước đó, “Cạnh tranh” trong công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google không phục vụ lợi ích cho việc nghiên cứu từ khóa SEO. Thay vào đó nó chỉ mang tính chất báo cáo số liệu về số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho từ khóa đó.
Bước #5: Chọn từ khóa
Sau khi nắm chắc các tính năng và tùy chọn của Google Keyword Planner, bạn đã có thể tìm chọn được cho mình những từ khóa tốt nhất phục vụ tối ưu hóa nội dung trang web của mình.
Tuy nhiên, có hàng chục yếu tố khác nhau để bạn xem xét lựa chọn từ khóa tốt nhất, nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn chúng dựa trên 3 tiêu chí chính sau đây:
- Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trung bình cho từ khóa đó càng cao, thì cơ hội bạn nhận được lưu lượng truy cập càng lớn.
- Mục đích thương mại: Mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất càng cao thì khả năng chuyển đổi giá trị lưu lượng truy cập khách hàng đó trả tiền càng cao.
- Mức độ cạnh tranh từ khóa SEO: Tương tự như mục đích thương mại, thì việc đánh giá sự cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền của Google cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng hơn. Để làm được điều này, bạn có thể xem xét các trang web đang được xếp hạng ở trang đầu tiên cho từ khóa đó, đồng thời tìm hiểu những khó khăn nào để cải thiện nhằm có vị trí xếp hạng cao hơn. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết độ khó từ khóa của chúng tôi để hiểu rõ.
Phần mở rộng:
Bước 1: Nhận chính xác dữ liệu Keyword Search
Google Keyword Planner sẽ chỉ khối lượng trung bình tìm kiếm hàng tháng chính xác nếu bạn đang chạy một chiến dịch Google Ads. Hoặc không bạn sẽ giới hạn việc chỉ thấy phạm vi dữ liệu như hình ảnh dưới đây:
Phạm vi dữ liệu này thực sự quan trọng, giúp bạn biến được xu hướng dao động tìm kiếm trung bình hàng tháng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, dữ liệu trong Google Keyword Planner sẽ chỉ là ước tính sơ bộ.
Nói cách khác, không có gì là sai khi lựa chọn từ khóa dựa trên phạm vi khối lượng tìm kiếm. Có thể thấy, có một mẹo nhanh giúp bạn nhận được lượng tìm kiếm đúng nhất mà không cần phải chạy quảng cáo trong tài khoản Google.
Cụ thể:
Bạn cần tìm một từ khóa nằm trong danh sách các đề xuất mà bạn muốn nhắm mục tiêu:
Sau đó bạn nhấp chuột vào mục Thêm vào kế hoạch (Add to plan):
Tiếp theo, ngay tại thanh bên phải của trang bạn nhấp vào Kế hoạch tổng quan:
Lúc này bạn sẽ xem xét được số lượng hiển thị mà bạn có khả năng nhận được nếu đặt giá thầu cho cụm từ đó.
Đây là con số hiển thị bao nhiêu người dùng đang tìm từ khóa đó mỗi tháng.
Bước 2: Hack GKP
Mặc dù chúng ta đều nhận thấy rằng, Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khóa rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng bao gồm 2 nhược điểm lớn:
Lỗi 1: Nó chỉ cung cấp cho bạn ý tưởng các từ khóa liên quan đến những từ khóa mà bạn nhập.
Giả sử, doanh nghiệp bạn bán thức ăn cho mèo, bạn sẽ nhập “thức ăn cho mèo” vào công cụ và nhận kết quả như hình sau:
Như dữ liệu phân tích thấy trên đây là những từ gần giống với “thức ăn cho mèo” như:
- Thức ăn cho mèo anh lông ngắn.
- Thức ăn cho mèo minino.
- Cửa hàng thức ăn cho mèo.
Có thể thấy, Google Keyword Planner rất giỏi trong việc gợi ý các từ khóa đuôi dài tuy nhiên với những ý tưởng này có vẻ vẫn chưa được tốt lắm.
Lỗi 2: Bạn sẽ nhận được cùng một bộ từ khóa mà người khác làm.
Vì là công cụ miễn phí mang lại nhiều lợi ích trong việc nghiên cứu từ khóa, đồng nghĩa với việc có rất nhiều người tận dụng nó khiến cho các từ khóa mà bạn tìm thấy có xu hướng siêu cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn sẽ có hướng giải quyết bằng cách sử dụng Google Keyword Planner Hack.
Trước tiên, bạn cần tìm đến Khu vực khám phá từ khóa mới và chọn mục “ Bắt đầu với một trang web”:
Bạn sẽ nhập URL từ một trang web khác nằm trong thị trường ngách của mình, nói chính xác thì đây là đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ví dụ: Tôi sử dụng trang danh mục thức ăn cho chó thuộc trang web Petsmart:
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được một danh sách từ khóa mà hầu hết đối thủ cạnh tranh khó lòng nhìn thấy được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách này trong Google Keyword Planner bao gồm cho các trang sau đây:
- Bài đăng trên blog/ website
- Thông cáo báo chí
- Chương trình hội thảo
- Trang tiểu người có ảnh hưởng trong ngành của bạn
- Podcast
Tóm lại, bất kỳ trang nào là văn bản đều có thể áp dụng cách thức này.
Mẹo hay khi sử dụng Google Keyword Planner cho dân SEO
Mở khối lượng tìm kiếm chính xác
Như đã đề cập ở đầu bài viết, thì Google không hiển thị số lượng tìm kiếm một cách chính xác trong Google Keyword Planner. Điều này ít nhiều tác động không nhỏ tới người làm SEO không còn muốn sử dụng công cụ này nữa.
May mắn thay, chúng tôi sẽ chỉ bạn 3 cách miễn phí để xác định được số lượng truy vấn tìm kiếm cho 1 từ khóa nhất định ngay trên Keyword Planner.
Cách 1: Ước tính số lần hiển thị cho giá thầu CPC tối đa
Bạn cần thêm một số từ khóa vào kế hoạch của bạn bằng cách nhập danh sách từ khóa theo cách thủ công vào công cụ “ Nhận khối lượng tìm kiếm và số liệu”.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo tùy chọn đối sánh chính xác đồng thời tiến hành kiểm tra một số từ khóa trong chế độ xem thuộc mục ý tưởng từ khóa vào ngay kế hoạch của mình. Để xem dự đoán kế hoạch của bạn có thể nhận được kết quả cho từ khóa nhất định, bạn chuyển đến chế độ xem Từ khóa.
Để ý bạn sẽ thấy “Số lần hiển thị” Điều này thông báo bạn ước chừng được số tiền quảng cáo mà bạn cần phải chi trả là bao nhiêu để nhận được lượt hiển thị cho những từ khóa cụ thể đó.
Ngoài ra, vì bạn đã đặt được CPC tối đa cao thì những hiển thị này phải khá gần với lượng tìm kiếm thực tế hàng tháng cho chính từ khóa đó.
Cách 2: Cài đặt Keyword Everywhere
Đây là một trong những tiện ích mở rộng miễn phí của Chrome cho phép bạn có được dữ liệu khối lượng tìm kiếm và CPC cho các trang web mà bạn đang sử dụng.
Và đây là cách thức mà nó hoạt động:
Ngoài ra, nó còn gợi ý những từ khóa tìm kiếm liên quan phục vụ cho Google Keyword Planner.
Thêm nhiều hơn 10 từ khóa liên quan
Có thể thấy, công cụ nghiên cứu từ khóa của Google chỉ cho phép bạn thêm được tối đa 10 từ khóa liên quan. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này bạn cần tìm danh sách các từ khóa cùng một lúc, và tiến hành nhấp chuột vào checkbox nằm ngay phía trên danh sách để thêm chúng vào kế hoạch của mình. Sau cùng, bạn chọn “select all XXX: và nhấn “Add to plan”.
Lấy ý tưởng từ khóa của đối thủ cạnh tranh
Thông qua tính năng gợi ý từ khóa từ URL của Google Keyword Planner, bạn có thể tham khảo từ khóa của đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần dán URL vào ô tìm kiếm chọn “Use the entire site” và nhận kết quả.
Ngoài ra, để lọc ra từ khóa tốt nhất bạn có thể sử dụng tùy chọn điều chỉnh từ khóa nằm ngay góc phải của màn hình công cụ:
Bạn sẽ cần thực hiện thao tác này nhiều lần trên nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau nhằm mở rộng phạm vi ý tưởng từ khóa cho website tốt hơn nhé!
Tìm câu hỏi mà mọi người quan tâm
Việc nắm được các câu hỏi băn khoăn thắc mắc của khách hàng là cơ hội để bạn tạo ra nhiều nội dung hữu ích.
Trường hợp, bạn tiến hành phân tích 1 URL nhất định, lọc kết quả bằng các từ nối như cách, là gì, ở đâu, khi nào, làm gì…bạn sẽ nhận được kết quả tương tự như hình dưới đây:
Việc lặp đi lặp lại quá trình này theo nhiều giả định khác nhau, bạn sẽ tạo được một danh sách những câu hỏi mà người dùng đang thực sự quan tâm nhất hiện nay.
Xem lượng tìm kiếm cho từ khóa ở các vùng địa phương
So với nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa hiện nay thì Google Keyword Planner có lợi hơn trong việc xác định chính xác 1 khu vực cụ thể thay vì chỉ tìm kiếm trên vị trí quốc gia. Bạn chỉ cần gõ địa điểm vào bộ lọc nằm ngay ở phía trên cùng của giao diện công cụ.
Ví dụ tôi lấy địa điểm của mình là Los Angeles kết quả sẽ được như hình sau:
Với kết quả nhận được bạn sẽ thấy khả năng tiếp cận rơi vào khoảng 821.000 hàng tháng. Như vậy việc tận dụng tính năng này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa vị trí cho một khu vực cụ thể, hơn hết bạn còn biết được đâu là địa điểm có lượng tìm kiếm cho từ khóa đó nhiều nhất.
Tìm hiểu khách hàng mục tiêu đang sử dụng thiết bị nào?
Hiện nay, có khá nhiều thiết bị điện tử khác nhau mà người dùng có thể sử dụng để vào web. Nhưng phần lớn mọi người thường có xu hướng lựa chọn thiết bị di động để truy cập vào trang web. Việc biết được người dùng đến với trang web bằng thiết bị nào phổ biến nhất là cơ hội để bạn cải tiến UX tối ưu trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Để kiểm tra, bạn bỏ từ khóa vào mục Plan Overview => chọn Devices => Chọn Impressions, cuộn qua thanh này bạn sẽ nhận được tỷ lệ phần trăm người dùng đến trang web từ mỗi thiết bị.
Một số công cụ nghiên cứu từ khóa khác
Ahrefs
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay được nhiều người làm SEO ưu tiên sử dụng nhờ khả năng cung cấp nguồn dữ liệu linh hoạt và có số liệu khá chuẩn xác.
Với tính năng Keyword Explorer cho phép bạn nghiên cứu mức độ cạnh tranh của từ khóa, khối lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa và tỷ lệ nhấp trung bình của từ khóa. Ngoài ra, công cụ này còn gợi ý cho bạn biết được trang web của bạn đang cần bao nhiêu backlink để có được thứ hạng trên trang 1 của Google.
Chi phí để sử dụng công cụ này là 99 USD/tháng cho bản Lite, tuy nhiên để có thể tiết kiệm chi phí bạn có thể mua chung với người khác giao động trong khoảng giá từ 150k – 200k/ tháng.
Keywordtool.io
Như cái tên của công cụ này, nó chuyên cung cấp nhiều ý tưởng từ khóa đi kèm bộ lọc chuyên sâu giúp bạn khám phá ra các từ khóa phù hợp nhất để SEO cho trang web.
Một trong những tính năng hay ho nhất của công cụ này là phân tích đối thủ cạnh tranh, điều này giúp bạn có cho mình một bộ từ khóa lý tưởng dựa trên chính nội dung của trang web đó. Và đây là công cụ vừa miễn phí vừa có tính phí, tất nhiên việc trả phí sẽ giúp bạn có nhiều quyền hơn trong việc sử dụng các tính năng mở rộng của nó.
SemRush
SemRush công cụ nghiên cứu từ khóa hàng đầu hiện này giúp bạn khám phá ra những từ khóa mà đối thủ của bạn đã có thứ hạng. Thông qua việc dựa trên khối lượng tìm kiếm, độ khó của từ khóa, mức độ cạnh tranh mà người dùng biết được đâu là từ khóa có giá trị không phải trả tiền cũng như có cơ hội gia tăng lưu lượng truy cập vào website.
Kết luận
Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn bạn sử dụng Google Keyword Planner toàn tập đầy đủ nhất. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu bộ từ khóa cho website của mình từ đó nâng cao và cải thiện SEO hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: vietmoz.edu.vnBản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMozVui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả