Đồng hồ vạn năng mang đến cho ngành điện rất nhiều các chức năng cần thiết như đo dòng điện xoay chiều, dòng điện 1 chiều, đo thông mạch, tần số, điện trở…. Dưới đây là một số cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, bạn đọc tham khảo và ứng dụng khi cần.
Cài đặt đồng hồ vạn năng để đo dòng điện
Bởi vì dòng điện được đo bằng ampe, vì vậy nó được viết tắt là A. Chọn dòng điện 1 chiều hoặc dòng điện xoay chiều, bất kể mạch bạn đang kiểm tra thực hiện với mục đích gì. Thông thường, một chiếc đồng hồ vạn năng kim sẽ không có chức năng kiểm tra dòng điện.
Dòng điện được đo bằng ampe, vì vậy nó được viết tắt là A
Khi muốn thực hiện đo dòng điện, bạn hãy lựa chọn các cài đặt sau để đảm bảo cho kết quả chính xác, tránh nhầm thang đo:
- A ~ , ACA và AAC dành cho dòng điện xoay chiều.
- A-, A – , DCA và ADC dành cho dòng điện trực tiếp.
Đo điện trở
Điện trở được ký hiệu giống như hình móng ngựa (Ω). Đây là biểu tượng được sử dụng để nói về Ohm – đơn vị sử dụng để đo điện trở.
Ở một số model dụng cụ đo điện cũ, đôi khi nó còn được ký hiệu là R, biểu thị cho kháng thay thế.
Sử dụng DC+ hoặc DC-
Nếu đồng hồ vạn năng của bạn có cài đặt này, hãy giữ nó trên DC+ khi chọn kiểm tra dòng điện 1 chiều. Trong trường hợp không đọc được và nghi ngờ rằng các cực dương và cực âm gắn đầu sai, hãy chuyển sang DC- để sử lỗi này mà không cần phải điều chỉnh dây.
Cài đặt các cổng
Thông thường, trên đồng hồ vạn năng bạn sẽ thấy xuất hiện 3 cổng với 3 giắc cắm. Đôi khi, chúng sẽ được gắn nhãn với các biểu tượng, tuy nhiên, trong trường hợp không rõ ràng, có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
- Đầu dò màu đen luôn đi với cổng có ký hiệu COM (đầu kia của đầu dò đen luôn luôn kết nối với cực âm).
- Khi đo điện áp hoặc điện trở, đầu dò màu đen đi vào cổng với nhãn dòng điện nhỏ nhất (thường là mA)
- Thông thường, khi đo dòng điện, cổng cho các mạch dòng thấp có cầu chì được định mức tới 200mA trong khi cổng dòng cao được định mức là 10A.
Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ đo điện tử
Dể đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
- Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
- Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Cách đo dòng điện băng đồng hồ vạn năng
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim để đo dòng điện
Các bước thực hiện tương tự như khi đo bằng đồng hồ đo điện tử bên trên, chỉ khác biệt ở cách đọc kết quả. Cách đọc như sau:
Giá trị thực = (số chỉ của kim trên cung chia độ x với thang đo): cho giá trị MAX trên cung chia độ.
Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Lưu ý các lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ đo điện sẽ giúp người dùng tránh khỏi rắc rối khi sử dụng loại thiết bị này
Cách đo dòng điện với cảm biến kẹp
Trước khi tiến hành đo, cần đảm bảo:
- Xác định xem dòng điện cần đo là AC hay DC.
- Chọn cảm biến kẹp cho đồng hồ vạn năng đảm bảo đo được cả AC và DC. Lưu ý: Cần xem xét thông số kỹ thuật của kẹp phụ kiện và xác định xem kẹp có xuất ra mức hiện tại hay điện áp không.
Thực hiện đo dòng điện bằng kẹp cảm biến
- Bước 1: Để đo dòng điện xoay chiều bằng cảm biến kẹp, xoay núm vặn sang mÃ/Ã.
- Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM. Cắm dây màu đỏ vào đầu ra của phụ kiện kẹp.
- Bước 3: Đưa dây dẫn vào hàm kẹp, đóng chặt và thực hiện đọc kết quả trên màn hình.
Trong trường hợp muốn đo cả dòng AC và DC bằng kẹp đầu ra điện áp xoay chiều, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Xoay núm vặn sang mVac nếu muốn thực hiện phép đo dòng điện xoay chiều hoặc sang mVdc nếu muốn đo dòng điện một chiều.
- Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM. Đối với các phụ kiện kẹp cắm tạo ra đầu ra điện áp, hãy cắm dây dẫn thử màu đỏ vào giắc V. Các kẹp này được thiết kế để cung cấp 1 mV, 10 mV hoặc 100 mV cho DMM đối với mỗi 1 A dòng điện đo được.
- Bước 3: Mở hàm, đưa dẫn dẫn vào bên trong. Hãy chắc chắn rằng hàm được đóng hoàn toàn, không có khe hở.
- Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Hướng dẫn đo điện áp với đồng hồ vạn năng
Đo điện áp có thể hiểu là việc thực hiện đo hiệu điện thế của nguồn điện qua mạch điện 1 hoặc 2 chiều. Chính bởi vậy, khi tiến hành đo cần sử dụng một loại thiết bị đo điện chuyên biệt và đồng hồ vạn năng chính là gợi ý tốt nhất nhằm cho kết quả chính xác.
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
- Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V (AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
- Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đo vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
- Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.
Hình ảnh dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp
Xem chi tiết: cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp DC đảm bảo chính xác
Đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở
Cách đo điện trở đơn giản được chúng tôi hướng dẫn theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
- Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
- Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Đồng hồ vạn năng đo điện trở
Chú ý:
- Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
- Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
- Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
- Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Để biết chi tiết hơn về cách đo điện trở, bạn đọc có thể theo dõi bài viết : Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và vạn năng kim
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch và tiếp giáp P-N
Kiểm tra thông mạch
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào V/Ω.
- Bước 3: Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.
Đồng hồ vạn năng sử dụng đo thông mạch và tiếp giáp P-N
Kiểm tra tiếp giáp P-N
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge) còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giái trị bằng “1”) thì diode đó hoạt động tốt. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số kiểm tra lớp tiếp giáp thì que đen sẽ là (-) nguồn pin và que đỏ là (+) nguồn pin.
- Bước 4: Ứng dụng thang đo này để kiểm tra, xác định vị trí chân các linh kiện bán dẫn như diode, transistor…
Kiểm tra liên tục
Bước 1: Sử dụng chức năng đo liên tục để kiểm tra xem dây còn hoạt động hay không
Nếu bạn không chắc chắn liệu một dây có được kết nối tốt hay không, hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tính liên tục. Đây là một cách tốt để xem cáp có bị đứt trong hay không.
Bước 2: Đảm bảo các thiết bị đang kiểm tra không được cấp nguồn
Rút phích cắm hoặc tháo pin ra khỏi thiết bị muốn kiếm tra. Nếu thiết bị vẫn đang được cấp nguồn, bạn sẽ không thể kiểm tra tính liên tục.
Bước 3: Cắm đầu dò màu đen vào COM và màu đỏ vào chân có ký hiệu giống như sóng âm thanh.
Bước 4: Di chuyển núm vặn đến biểu tượng liên tục. Lưu ý, cần chọn đúng cài đặt.
Bước 5: Gắn đầu dò vào 2 đầu dây bạn đang thử. Đặt đầu dò màu đen ở một đầu của dây và đầu dò màu đỏ ở đầu kia. Đảm bảo rằng các đầu dò đều chạm vào hai đầu dây cùng một lúc.
Bước 6: Xuất hiện tiếng bíp
Ngay khi hai đầu dò chạm vào đầu dây, bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp nếu dây hoạt động tốt. ếu bạn không nghe thấy tiếng bíp, điều này có nghĩa là mạch ngắn.
Đồng hồ vạn năng đo dòng điện tốt hiện nay?
Đồng hồ vạn năng cung cấp rất nhiều các chức năng khác nhau, trong đó nó mang đến khả năng đo dòng điện với dải đo lớn cùng độ chính xác cao. Dưới đây là một số gợi ý đồng hồ đo tốt nhất bạn có thể tham khảo:
Đồng hồ đo điện vạn năng Sanwa YX-360TRF
Sanwa YX-360TRF là một trong số ít những loại đồng hồ vạn năng kim có khả năng đo được dòng điện. Cụ thể, sản phẩm giúp đo dòng điện ở phạm vi 0,25A DCA, dải đo nhỏ tuy nhiên nó cũng góp phần đáng kể trong việc kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện trong gia đình.
Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim Sanwa YX-360TRF
Bên cạnh khả năng đo dòng điện, đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF còn đảm bảo các chức năng đo khác như đo điện trở, điện dung, bảo vệ cầu chì hiệu quả. Với thiết kế khỏe khoắn, cứng cáp cùng khả năng cách điện tốt, đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác.
GIÁ THAM KHẢO: 650.000₫
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 là sản phẩm đến từ hãng Kyoritsu chuyên cung cấp các đồng hồ đo điện, đồng hồ ampe,… Sản phẩm được thiết kế đặc biệt, đi kèm với chiếc ampe kìm giúp thuận tiện trong việc đo lường ở những khu vực chật hẹp.
Ngoài khả năng đo điện áp xoay chiều, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 cũng có thể đo dòng điện AC và DC lên đến 100A. Nó cũng đi kèm với nhiều chức năng khác như chế độ ngủ giúp tiết kiệm pin, chức năng giữ dữ liệu, màn hình LCD sắc nét…
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001
Với thiết kế gọn nhẹ, sản phẩm dễ dàng cầm tay hoặc bỏ túi. Bên cạnh đó, được làm bằng chất liệu cao cấp, vì vậy nó đảm bảo cứng cáp, có khả năng chống va đập, thậm chí là rơi ở độ cao dưới 1 mét.
GIÁ THAM KHẢO: 2.050.000₫
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
Hioki là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị đo công nghệ cao, góp mặt vào đó có thể kể đến như đồng hồ vạn năng Hioki DT4256. Sản phẩm có thể thực hiện các phép đo cơ bản như đo điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều, đo dòng điện AC/DC, kiểm tra thông mạch, tần số… Màn hình hiển thị LCD 4 chữ số, tối đa 60000 chữ số giúp bạn quan sát kết quả nhanh chóng, chính xác.
Đồng hồ vạn năng hioki DT 4256 có khả năng kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Đồng thời sản phẩm còn đi kèm với nhiều tính năng khác như tự động tắt khi không sử dụng tiết kiệm năng lượng, kéo dài tuổi thọ, lọc nhiễu, hold, hiển thị giá trị trung bình, Max Min…
GIÁ THAM KHẢO: 2.900.000₫
Những sai lầm khi dùng đồng hồ vạn năng
Chọn 1 dải đo quá nhỏ, chưa ước lượng được điện áp cần đo
Trong một ổ cắm 220V, nếu chọn 1 dải đo 10V, chắc chắn đồng hồ sẽ vọt số mạnh và sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Thứ nhất, đồng hồ vạn năng sẽ trả về kết quả sai hoặc dẫn đến hỏng hóc.
Dùng thang đo điện trở đo tín hiệu điện áp
Do vô tình khiến bạn đo nhầm thang. Ví dụ, khi đo điện trở nhưng bạn lại chọn thang đo là điện áp, ngay lập tức đồng hồ sẽ khi hỏng và không thể hoạt động.
Dùng thang đo dòng điện để đo hiệu điện thế
Cũng tương tự như lỗi dùng thang đo điện trở đo tín hiệu điện áp, hậu quả của việc đo nhầm thang này sẽ khiến đồng hồ bị cháy.
Vì vậy, khi thực hiện bạn cần tiến hành thật tỉ mỉ, nắm chắc các thông số kỹ thuật, ký hiệu in trên thân thiết bị đo điện này.
Không xả tụ trước khi đo
Một đồng hồ vạn năng có chức năng đo tụ phải được xả tụ trước khi đo bởi trong các máy đo điện, tụ điện có thể tích trữ hàng trăm V (vôn), khi chúng ta không xả tụ và tiếp tục đó, đồng hồ sẽ bị phá hủy do quá điện áp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bắt bệnh đồng hồ vạn năng và hướng khắc phục
- Cách dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy xe ô tô
- Điểm giống và khác nhau của đồng hồ vạn năng và ampe kìm
Đo những tụ điện từ biến áp xung, cuộn dây cao tần
Biến áp xung, các chân biến áp xung hay cuộn dây cao tần là những tín hiệu do độ tự cảm của cuộn dây sẽ sinh ra điện áp cao. Nếu đo trực tiếp các đầu của cuộn dây gây quá áp, đồng hồ vạn năng sẽ hỏng.
Vì vậy, không dùng đồng hồ vạn năng để đo tín hiệu trực tiếp xuất ra từ biến áp xung hoặc cuộn dây cao tần.
Chuyển thang đo khi que đo đang có điện
Đây là sai lầm khá nhiều người gặp phải, hậu quả của việc làm này là khiến đồng hồ vạn năng cháy, hỏng hoàn toàn bởi đồng hồ khi đang tiếp xúc sẽ gây tóe lửa. Hiện nay, đồng hồ vạn năng khá đa dạng với rất nhiều các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, dù là đồng hồ giá rẻ hay đắt tiền, nếu mắc phải các lỗi trên đều dẫn đến hỏng hóc.
Hi vọng, với cách sử dụng đồng hồ vạn năng dưới đây bạn đã nắm rõ và ứng dụng triệt để trong cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn mua đồng hồ vạn năng chính hãng, hãy đến với Máy Đo Chuyên Dụng để được tư vấn tận tình nhất.