Hiểu về Redirect 301 trong quá trình làm SEO là một điều cần thiết.
Khái niệm này khi bạn mới tiếp cận thì khá là dễ hiểu nhưng khi gặp nhiều trường hợp khác nhau thì mọi chuyện bắt đầu có sự phức tạp.
Bạn sẽ cần thực hiện điều hướng một trang vì một trong những lý do sau:
+ Khi trang đó bị lỗi
+ Khi trang đó cần chuyển sang trang khác
+ Khi bạn chuyển đổi domain
+ Khi bạn xóa một trang
Nếu bạn không biết sử dụng redirect một cách phù hợp thì sẽ dẫn đến vấn đề về SEO và trải nghiệm người dùng.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết về Redirect 301 và làm thế nào để sử dụng nó tối ưu SEO.
Redirect là gì?
Redirect là sẽ thực hiện chuyển hướng người dùng lẫn bộ máy tìm kiếm từ một đường dẫn url qua một đường dẫn url khác.
3 cách thường được sử dụng nhất đó là Redirect 301, Redirect 302 và Meta Refresh.
Trong đó:
+ 301: “Moved Permanently” – Chuyển hướng vĩnh viễn – Cách này được khuyến nghị cho SEO và đây là chủ đề bài viết này.
+ 302: “Found” or “Moved Temporarily” – Chuyển hướng tạm thời
+ Meta Refresh – Không được khuyến khích sử dụng – Ví dụ điển hình bạn có thể thấy đó là: “Nếu bạn không được chuyển hướng sau 5s, vui lòng nhấp vào liên kết dưới đây…”
Phân biệt Redirect 301 và 302
Một số bài viết có nói đến việc Redirect 301 và Redirect 302 là tương tự nhau? Điều này không đúng.
Như mình nói ở trên thì Redirect 301 là chuyển hướng vĩnh viễn còn Redirect 302 là chuyển hướng tạm thời.
Nói cách khác, Redirect 302 thường được sử dụng trong các trường hợp thử nghiệm các thay đổi hoặc nhận phản hồi từ phía người dùng về việc chuyển hướng qua Url mới.
Bạn hoàn toàn có thể quay lại Url cũ khi sử dụng 302 còn với 301 thì không.
Còn một điều nữa là Redirect 302 trước đây được cho là không truyền sức mạnh PageRank qua Url tạm thời.
Tuy nhiên vào năm 2016 John Mueller từ Google đã xác nhận rằng điều này không đúng .
Ngoài ra cũng có một khái niệm khác là Redirect 307 – về cơ bản khá giống với Redirect 302. Tuy nhiên 307 thì phương thức HTTP không thay đổi khi sử dụng, còn 302 thì có thể thay đổi.
Redirect 301 là gì?
Redirect 301 là việc thực hiện chuyển hướng vĩnh viễn từ một đường dẫn url qua một đường dẫn url khác.
Trang của bạn cần xóa hoặc url thay đổi với nhiều lý do nhưng nếu bạn không thực hiện hành động gì thì sẽ dẫn đến lỗi trang.
Ví dụ: Khi mình thực hiện Redirect 301 chuyển hướng đường dẫn: cuongdigital.com/links (mình thay đổi url) qua đường dẫn: cuongdigital.com/internal-link (url sau khi thay đổi).
Thì khi mình ấn vào liên kết: cuongdigital.com/links thì sẽ tự động nhảy qua liên kết: cuongdigital.com/internal-link.
Nói một cách đơn giản, Redirect 301 sẽ thể hiện với trình duyệt rằng: “Trang bạn đang vào đã được chuyển hướng vĩnh viễn. Bạn sẽ được chuyển hướng qua địa chỉ mới và chúng tôi không có ý định giữ trang cũ”.
Đó là lý do tại sao dù cố gắng thế nào đi nữa thì bạn cũng không thể vào liên kết cũ là: cuongdigital.com/links được. (ở đây mình ví dụ thôi chứ bạn đừng có vào link đó nhen, ko có gì đâu ^^).
Cách sử dụng Redirect 301
Có rất nhiều cách để thực hiện redirect 301 để chuyển hướng đường dẫn. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng.
1. Sử dụng kỹ thuật
Nếu bạn là người chuyên về code thì có thể sử dụng cách này. Nếu không thì hãy chuyển xuống phần 2 bên dưới.
Ở đây bạn sẽ thực hiện chỉnh sửa tệp .htaccess
Đoạn mã code bạn có thể sử dụng để thực hiện redirect 301:
+ Chuyển hướng 1 trang:
Redirect 301 /old-page.html /new-page.html
+ Chuyển hướng cả domain:
Redirect 301 / https://www.newdomain.com
Hướng dẫn trên áp dụng cho máy chủ website trên Apache thôi nhé.
2. Sử dụng Plugin WordPress
Cách này đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng WordPress.
Đầu tiên bạn cài Plugin: Redirection
Sau đó bạn chỉ cần vào phần cài đặt để sử dụng Redirect 301
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng trên Plugin: Yoast SEO
Redirect 301 có ảnh hưởng tới SEO không?
Rất nhiều người làm SEO lâu năm quan tâm tới mối liên hệ giữa Redirect 301 và PageRank.
PageRank nói ngắn gọn là giá trị của trang dựa trên số lượng và chất lượng liên kết tới trang đó.
Còn bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì đọc bài viết PageRank Là Gì? của mình nhé.
Google đã xác nhận rằng PageRank là một yếu tố xếp hạng của nó. (Anh Gary này làm việc tại Google nha)
Trước năm 2016, nếu bạn sử dụng chuyển hướng 301 redirects từ trang này qua trang khác thì sẽ có sự sụt giảm của PageRank. Khoảng bao nhiêu? Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng sẽ xấp xỉ khoảng 15%.
Đây cũng là một vấn đề mà cựu Giám đốc Google – Matt Cutts đề cập ở video phía dưới.
Vậy tức là khi bạn redirect qua 2, 3 lớp thì PageRank còn giảm nhiều nữa.
Một con số khá lớn phải không? Nhưng dù sao thì nỗi lo này cũng đã qua rồi.
Hiện tại nếu bạn sử dụng redirect 301 thì không ảnh hưởng gì đến sức mạnh được truyền sang cả.
Đây là một điểm rất giá trị khi bạn sử dụng redirect 301 để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên của website.
Nhưng trước hết bạn cần phải biết những lỗi khi sử dụng redirect 301 đã.
Lỗi sai thường gặp và cách sửa khi dùng Redirect 301
1. Chuyển hướng HTTP qua HTTPS
Mọi website đều cần sử dụng HTTPS.
Không chỉ là một lớp bảo mật cho website mà HTTPS còn được cho là một yếu tố xếp hạng của Google. Với lại bảo mật này còn miễn phí từ Let’s Encrypt nữa chứ thì tội gì không dùng nhỉ.
Nhưng sử dụng bảo mật là một chuyện, bạn cần phải đảm bảo mọi người dùng vào website của bạn đều tới trang có HTTPS.
Bạn cần phải sử dụng redirect 301 từ HTTP qua HTTPS.
Để kiểm tra website của bạn có đang sử dụng HTTPS xịn hay không bạn cần xem:
+ Có icon hình khóa và có https như hình dưới
+ Thử đổi qua http xem domain có tự động chuyển qua https hay không.
Bạn cần phải đảm bảo mọi trang trên website đều được nằm trong bảo mật của HTTPS nhé.
2. Redirect 301 trang 404
Những trang 404 là trang chết – trang bị lỗi không vào được.
Và khi bạn vào nó sẽ hiển thị như thế này.
Nếu người dùng nhập sai đường dẫn hoặc chính đường dẫn bị lỗi thì sẽ dẫn đến trang này.
Trang 404 sẽ gây vấn đề cho bạn nếu trong trường hợp:
- Đã được lập chỉ mục (index): Đã được lập chỉ mục có nghĩa là trang sẽ được người dùng ghé thăm qua liên kết nội bộ. Và điều này hoàn toàn không tốt cho trải nghiệm người dùng
- Chúng có backlinks: 404 là trang chết và đương nhiên backlinks trỏ đến chúng cũng vô giá trị.
Bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để kiểm tra.
Vào phần “Internal Pages” trong báo cáo Ahrefs’ Site Audit
Nhấp vào kết quả Crawled để kiểm tra những đường dẫn đang bị 404.
Tiếp theo bạn chọn vào “Manage columns” và thêm cột “No. of dofollow backlinks”
Sau đó sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp số lượng backlinks đang trỏ đến trang 404.
Bạn cần thực hiện chuyển hướng redirect 301 từ những trang này qua những trang liên quan nhất để lấy lại sức mạnh của backlinks.
Trong trường hợp bạn chuyển hướng xong thì cũng cần phải thay anchor text các liên kết nội bộ tới trang đó nữa nhé.
Nếu không có trang liên quan bạn cần phải viết lại một bài mới với nội dung liên quan đó. Lý do là vì để có được backlinks rất khó chứ không dễ ở những thời điểm ban đầu.
Ngoài ra để kiểm tra trang 404 bạn cũng có thể sử dụng công cụ Screaming Frog nhé.
3. Thay thế Redirect 302 và Meta Refresh bằng Redirect 301
Không bao giờ sử dụng redirect 302 và meta refresh để điều hướng vĩnh viễn cho 1 đường dẫn.
Redirect 302 chỉ là điều hướng tạm thời và Google cũng khuyến nghị rằng không sử dụng Meta Refresh khi không cần thiết.
Vậy cho nên nếu không thuộc 2 trường hợp trên thì bạn nên thay thế chúng bằng redirect 301.
Để kiểm tra xem website của bạn có tồn tại 2 trường hợp này không thì hãy sử dụng Ahrefs.
Kiểm tra phần Issues trong phần “Internal Pages” báo cáo Ahrefs’ Site Audit
Khi bạn tìm thấy những đường dẫn này rồi thì:
+ Nếu chuyển hướng đó là vĩnh viễn thì hãy sử dụng redirect 301
+ Nếu chuyển hướng đó không phải là vĩnh viễn thì hãy xóa điều hướng ấy đi vì chúng không cần thiết.
Bạn cũng nên cân nhắc việc thay thế các liên kết nội bộ sau khi chỉnh sửa các điều hướng trên.
4. Kiểm tra liên kết có hại 301 ra ngoài
Hầu hết các website đếu sử dụng liên kết ra ngoài.
Liên kết ra ngoài (External link) là một điều cần thiết trong SEO. Điều đó chứng tỏ bạn có tham khảo và nghiên cứu những tài liệu ưu tín để viết nội dung.
Điều này hoàn toàn ổn cho đến khi liên kết ngoài này được redirect 301 qua một nơi khác.
Đó có thể là một liên kết hoàn toàn không liên quan, liên kết spam hay nhằm tăng sức mạnh trang khác của họ,…
Điều này hoàn toàn có hại cho SEO lẫn ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm của người dùng.
Vì lý do này cho nên bạn cần kiểm tra các liên kết có hại 301 ra ngoài.
Để tìm kiếm những trang này bạn cũng sử dụng Ahrefs luôn cho tiện.
Vào phần Issues của “External pages” trong báo cáo Ahrefs’ Site Audit
Nhấp chuột vào số liên kết Crawled để xem chi tiết.
Sau đó bạn dò xem xem là có liên kết nào được redirect 301 đáng ngờ hay không.
Tập trung tìm kiếm chuyển hướng mà thay đổi url.
Ví dụ như trường hợp dưới:
2 trang này nội dung hoàn toàn khác nhau và không liên quan.
Trong trường hợp này bạn cần xóa hết toàn bộ đường link dẫn ra ngoài tới liên kết trên.
Để làm điều này bạn nhấp vào số nằm trong “No. of href links”.
Sau khi ấn vào thì bạn sẽ thấy các liên kết nội bộ như hình dưới đang liên kết tới link bạn cần gỡ.
Vào từng liên kết một và gỡ nó ra thôi. Xong.
Cách tối ưu SEO và tăng traffic bằng Redirect 301
1. Phương pháp hợp nhất chủ đề
Khi bạn có 2 trang có chủ đề tương tự nhau đang hoạt động tương đối ổn. 2 trang này đều có traffic, có vài backlinks.
Vậy tại sao không gộp 2 trang có chủ đề liên quan này thành 1?
Nếu bạn làm được thì bạn sẽ gộp được 2 trang có sức mạnh trung bình thành 1 trang có sức mạnh cao.
Ví dụ mình có 2 trang như sau:
domain.com/cach-lam-seo-hieu-qua
domain.com/cach-toi-uu-seo-cho-website
Điều tiếp theo bạn cần làm đó là nghiên cứu từ khóa liên quan có lượng volume cao.
Sau đó bạn tối ưu 1 bài và bài còn lại là redirect 301 tới bài vừa tối ưu. Hoặc nếu bạn dùng url mới thì 301 redirects 2 bài cũ vào url mới.
Ahrefs đã áp dụng phương pháp này và mang về tới gấp 3 lần traffic.
Tại sao phương pháp này hiệu quả?
Có 2 lý do chính:
- Hợp nhất sức mạnh: Mình cũng đã có đề cập phía trên là sử dụng 301 không làm giảm “PageRank” và khi bạn hợp nhất thì “PageRank” 2 trang cũng hợp nhất lại thành 1.
- Nội dung tốt hơn: 2 bài gộp lại thành 1 bài đồng thời có bổ sung thêm nữa thì nội dung sẽ rất có giá trị đối với người đọc.
Ok. Đó là phương pháp. Cách bạn làm để sử dụng phương pháp này 1 cách hiệu quả nhất đó là:
1. Sử dụng Ahrefs -> Top Pages sau đó tải toàn bộ dữ liệu phần này về máy.
2. Sau đó bạn mở tệp tin và sắp xếp theo thứ tự từ khóa để tìm kiếm những từ khóa trùng lặp có Url khác nhau, đã có traffic và volume cao.
Trong quá trình này bạn cũng nên để ý những trang có nội dung trùng lặp để xử lý một lần luôn.
Bạn có thể kiểm tra nội dung trùng lặp với công cụ Siteliner nhé.
3. Tiếp theo là sử dụng phương pháp hợp nhất chủ đề thôi.
Lấy từ khóa -> Lên lại Outline -> Chỉnh sửa, hợp nhất và bổ sung nội dung -> Sử dụng Redirect 301 -> Chỉnh sửa anchor text các liên kết nội bộ.
Xong.
Đặc biệt phương pháp này còn giúp bạn tránh lỗi ăn thịt từ khóa (Keyword cannibalization) nữa đó.
2. Phương pháp hợp nhất website
Dưới đây là kết quả khi bạn áp dụng phương pháp này. BacklinkO đã áp dụng thành công.
Và đương nhiên cái gì cũng có cái giá phải trả tương xứng.
Phương pháp này khá thú vị.
Những gì bạn cần làm đó là: Mua 1 website và hợp nhất nó với website của bạn.
Đương nhiên website bạn mua về cần phải cùng lĩnh vực với website hiện tại.
Nếu bạn mua 1 website cũ về và chuyển hướng 301 toàn bộ website đó về trang chủ thì thật sự đó là một sự lãng phí tai hại.
Đây là các bước bạn cần thực hiện.
1. Chuyển hướng tới trang liên quan hiện tại đối với những nội dung:
+ Nội dung website cũ có traffic
+ Nội dung có cùng chủ đề từ khóa với 1 bài viết trên website của bạn
2. Xóa và chuyển hướng về trang chủ đối với những nội dung:
+ Không có hoặc rất ít traffic
+ Nội dung không có liên quan tới bất kỳ chủ đề nào trên website hiện tại
Tuy nhiên bạn cần lưu ý những trang có backlinks xấu. Nếu có trường hợp như thế tốt nhất bạn nên xóa trang đó đi hoặc thực hiện disavow backlinks rồi mới sử dụng redirect 301.
Tóm lại là
Redirect 301 có rất nhiều tác dụng đối với SEO mà bạn có thể áp dụng.
Ban đầu có thể bạn nghĩ Redirect 301 chỉ là một khái niệm đơn giản nhỉ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về chuyển hướng Url bằng cách sử dụng Redirect 301.
Có rất nhiều trường hợp phát sinh trong quá trình sử dụng chuyển hướng bạn cần phải lưu ý.
Sử dụng nó một cách có chiến lược sẽ giúp website bạn tăng lượng truy cập tự nhiên.
Tuy nhiên trước tiên bạn cần phải tập trung xử lý các lỗi liên quan tới redirect 301 trên website trước rồi nghĩ tới chuyện tối ưu.
Đường nhiên chuyện này cần thời gian tìm hiểu và kiểm tra đi kiểm tra lại để thành thạo.
Sau khi đọc bài viết bạn có thắc mắc vấn đề kỹ thuật nào về redirect 301 hay không? Nếu có hãy để lại comment phía dưới nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
From Cường Dizi.
Fanpage: https://www.facebook.com/CuongDigitalPage/
Email: [email protected]
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/HTTP_301
https://moz.com/learn/seo/redirection
https://developers.google.com/search/docs/advanced/crawling/301-redirects
https://blog.hubspot.com/blog/tabid/6307/bid/7430/what-is-a-301-redirect-and-why-should-you-care.aspx
https://ahrefs.com/blog/301-redirects/
https://www.semrush.com/blog/301-redirects/