Nếu như đang tập tành học may ở nhà chị em sẽ thường thiếu kỹ năng may vải thun không bị giãn. Đây là vấn đề thường gặp khi may quần áo từ vải thun mà ngay cả thợ lành nghề cũng gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến vải bị giãn, học ngay cách may sau đây để khắc phục tình trạng này nhé.
Tại sao may vải thun bị giãn?
Có nhiều nguyên nhân khiến vải thun khi may dễ bị giãn như do đặc tính vải thun có tính đàn hồi cao khó gia công, chỉ may không tương thích với kim may hoặc do người may chưa có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài tình trạng vải bị giãn, khi may vải thun còn có thể gặp các vấn đề khác như đường may lệnh, bỏ mũi chỉ, nhùn vải,… Nếu không biết cách khắc phục, lỗi này có thể kéo theo lỗi kia khiến chất lượng sản phẩm không được như ý muốn.
Xem thêm: Cách may vải thun không bị bỏ mũi – Làm sao để áp dụng thành công?
Cách may vải thun không bị giãn
Đây là kinh nghiệm được chia sẻ từ những thợ may lâu năm trong nghề. Bạn đã chuẩn bị giấy bút chưa, ghi chép lại ngay cách may vải thun không bị giãn sau đây nhé:
- Chuẩn bị một miếng bìa nhỏ với kích thước khoảng 5 – 7cm. Không nên chọn một tấm bìa quá mỏng hoặc quá dày vì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ may.
- Khi may đặt một phần chân vịt máy may lên tấm bìa và tiến hành may như bình thường. Cách làm tưởng chừng đơn giản này lại vô cùng hiệu quả. Vải thun sẽ không bị giãn nhiều so với cách may thông thường.
- Khi may cần thường xuyên kiểm tra đường may cũng như tình trạng tấm vải để có những điều chỉnh phù hợp. Chất lượng sản phẩm nhờ thế cũng được gia công đẹp mắt và có tính thẩm mỹ cao hơn.
Một số kinh nghiệm để may vải thun đẹp như ý
May vá là công việc cần nhiều kỹ năng và sự luyện tập nhiều hơn mọi người vẫn nghĩ. Đôi khi đã nắm được cách may vải thun không bị giãn nhưng vẫn không thể vận dụng thành công. Bỏ túi ngay những kinh nghiệm sau đây để cải thiện trình độ của mình:
- Chất lượng vải cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công đoạn cắt may, vì vậy cần lựa chọn chất vải thun loại tốt, phù hợp với mục đích sử dụng.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận của máy may như ổ thuyền, chân vịt…. cũng như các bộ phận liên quan khác trước khi tiến hành may. Điều chỉnh con ốc về chế độ phù hợp với loại vải thun đang được sử dụng, quá trình may sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- Điều chỉnh kim may và chỉ may sao cho phù hợp. Chỉ may càng lớn kim may càng lớn. Size kim may cũng cần tương thích với độ dày của vải. Vải thun mỏng thì sử dụng kim may 9 – 11, chất thun dày hơn thì sử dụng kim may từ số 14 trở lên.
- Sau khi đã khắc phục những lưu ý trên, người may hãy luyện tập thật nhiều với vải vụn trước khi bắt đầu với tấm vải cần gia công. Trong khi may, cần tỉ mỉ và khéo léo nhiều hơn để đạt được kết quả tốt nhất.
- Nếu việc áp dụng trở nên quá khó khăn, bạn có thể tìm đến những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để học hỏi, sau đó tập thực hành theo.
Được chia sẻ từ thợ may lâu năm, những kinh nghiệm trên đây đã có rất nhiều người áp dụng thành công. Cách may vải thun không bị giãn thực ra không khó, quan trọng là bạn phải luyện tập thật nhiều để hoàn thiện kỹ năng của mình. Nếu vẫn thất bại, vải thun vẫn bị giãn hãy kiên nhẫn luyện tập nhiều hơn nữa nhé. Chia sẻ thành quả của bạn cùng với chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin đừng ngại ngần liên hệ qua địa chỉ sau đây.
Hotline: 090 868 9669
Email: vaithunsanxuat@gmail.com
Địa chỉ: 243 Võ Thành Trang, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh