Kế toán thuế trong doanh nghiệp nên và bắt buộc phải lập ra một quy trình làm kế toán thuế cho doanh nghiệp và cho chính mình để đảm bảo chất lượng công việc.
>>> Xem thêm: Dịch vụ lập báo cáo tài chính
Công việc vào đầu năm, công việc hàng tháng, hàng ngày, hàng quý và cuối năm của kế toán thuế là gì? Quy trình làm kế toán thuế có điểm gì khác đối với với quy trình làm kế toán chung mà kế toán thuế trong một doanh nghiệp lại là vị trí quan trọng mà không phải ai cũng có khả năng đảm đương?
Đây không chỉ là thắc mắc của nhiều bạn kế toán mới bắt đầu đi làm mà còn là vấn đề băn khoăn của nhiều nhà quản lý doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây, các kế toán trưởng có kinh nghiệm trên 13 năm thường xuyên tiếp xúc với công việc kế toán thuế hàng ngày sẽ hướng dẫn chi tiết nội dung quy trình làm kế toán thuế trong doanh nghiệp từ mức độ hàng ngày đến hàng năm.
1. Yêu cầu chung cho các kế toán thuế
– Nắm rõ bản chất của từng loại thuế và cập nhật những chinh sách – luật thuế mới nhất;
– Liệt kê được các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ lúc thành lập đến khi đi vào hoạt động;
– Soát xét các loại thuế đã nộp và còn chưa nộp để tránh cho doanh nghiệp bị phạt thuế; học kế toán thực tế ở đâu hà nội
– Nắm rõ lịch nộp các loại thuế và các loại báo cáo thuế cho doanh nghiệp;
– Nếu là kế toán thuế mới cho doanh nghiệp, phải kiểm tra lại công việc của kế toán thuế trước đây đã làm.
Dưới đây là các công việc cụ thể của bộ phận kế toán thuế:
2. Công việc đầu năm của kế toán thuế
a. Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm
– Liệt kê các khoản phải nộp thuế môn bài;
– Chuẩn bị tiền để nộp thuế môn bài;
– Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1 hàng năm.
b. Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV
– Tập hợp các khoản thuế GTGT đầu ra và đầy vào và danh sách nhân viên phải nộp thuế TNCN;
– Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1;
– Nếu kê khai theo quý thì hạn nộp là 30/1.
c. Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV của năm trước
d. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV của năm trước
– Hạn nộp là 30/1.
3. Công việc hàng ngày của kế toán thuế
a. Thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán (CTKT)
– Đối với doanh nghiệp có quy mô tương đối với đầy đủ các bộ phận như: bộ phận bán hàng, bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý,… thì kế toán thuế có nhiệm vụ là đi xác định tính hợp lý của các hoạt động mua hàng, bán hàng và sản xuất.
– Kế toán thuế phải tập hợp đủ hoá đơn, CTKT liên quan đến nghiệp vụ kinh tế;
– Kế toán thuế tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Hoá đơn, CTKT. Nếu còn thiếu chứng từ và hóa đơn phải yêu cầu nhân viên liên quan bổ sung đấy đủ;
– Hoàn thành bộ hồ sơ chứng từ;
– Kế toán thuế lưu trữ các hoá đơn, CTKT. Phải đảm bảo được hoá đơn, CTKT không rách, nhàu nát, hỏng và cơ quan Thuế chấp nhận được. Nếu hóa đơn và chứng từ có vấn đề phải có phương án giải thích phù hợp.
b. Thường xuyên cập nhật các quy định mới về kế toán và thuế cho quy chế của doanh nghiệp và phòng kế toán
4. Công việc hàng tháng của kế toán thuế
Qua hệ thống lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán theo ngày, hàng tháng kế toán thuế dựa vào đó để tiến hành kê khai và lập báo cáo thuế theo quy định gồm:
– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Những doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 1 năm tài chính thì phải kê khai thuế GTGT theo tháng);
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng theo danh sách nhân viên của doanh nghiệp;
– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (đối với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).
Lưu ý: Khi lập tờ khai thuế nếu phát sinh số thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.
5. Công việc hàng quý của kế toán thuế
– Lập tờ khai thuế tạm tính của Thuế TNDN theo quý;
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý;
– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý);
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý;
Lưu ý: Kế toán thuế không được quên công việc hàng tháng của tháng trùng làm báo cáo quý.
6. Công việc cuối năm của kế toán thuế
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm;
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN của năm;
– Lập các Báo cáo tài chính của năm:
+ Bảng Cân đối Kế toán;
+ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ;
+ Thuyết minh Báo cáo Tài chính;
+ Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn.