Hệ thống tưới nhỏ giọt là công cụ đắc lực trợ giúp người canh tác nông nghiệp. Do vậy, cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ được Phun Sương Thành Công bật mí ngay sau đây.
Tưới nhỏ giọt là hình thức mang đến lượng nước cho cây hiệu quả nhất cũng như mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân nên rất được ưa chuộng.
Vì thế, Phun Sương Thành Công sẽ hướng dẫn bạn cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả nhưng vô cùng đơn giản. Xem ngay qua những thông tin sau bạn nhé.
Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt là người bạn đồng hành rất đỗi quen thuộc đối với người nông dân, mang đến nhiều công năng tuyệt vời và giúp cải thiện chất lượng cây trồng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, những ưu điểm mà hệ thống tưới nhỏ giọt mang đến không phải ai cũng biết.
1. Tiết kiệm nước
Công nghệ tưới nhỏ giọt sẽ cung cấp nước trực tiếp quanh gốc cây thông qua các đầu tưới. Phần lớn lượng nước sử dụng sẽ được đất và cây hấp thụ, tiết kiệm lượng nước rất lớn so với cách tưới bằng vòi.
Bên cạnh đó, cách tưới nhỏ giọt vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nước để cho cây phát triển.
2. Tối thiểu hóa lượng phân bón cần dùng
Với hình thức tưới bằng thủ công như xưa nay, nước sẽ cuốn trôi lớp phân bón trên đất khi cây chưa kịp hấp thụ gây lãng phí một lượng rất lớn.
Ngoài ra, đất cũng sẽ dễ dàng bị xói mòn bởi lưu lượng nước chảy nhiều với tốc độ mạnh trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc canh tác của bạn.
Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ áp dụng cách tưới nhỏ giọt quanh gốc cây theo một lượng vừa đủ được đặt trước, không gây xói mòn hoặc cuốn trôi lớp phân bón trên đất. Cây trồng sẽ dễ dàng hấp thụ và năng suất mang đến cũng tăng lên rất nhiều.
3. Tiết kiệm thời gian và sức lao động
Thông thường mỗi lần tưới, lượng thời gian và công sức phải bỏ ra rất nhiều. Tuy nhiên kết quả thu được lại không cao. Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần một vài thao tác nhỏ là bạn có thể tưới nước cho cây trồng theo đúng thời gian mà không cần phải mệt mỏi như trước đây nữa.
4. Tối thiểu hóa chi phí
Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chi phí về phân bón, điện nước và nhân công sẽ được cắt giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, đáp ứng đầy đủ lượng nước mà cây trồng cần có để phát triển.
Ngoài ra, chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cũng không quá đắt đỏ nhưng thời gian sử dụng lại lâu dài, có thể lên đến 8 – 10 năm. Mức chi phí được cắt giảm trong thời gian này quả là con số không hề nhỏ.
5. Tăng năng suất cây trồng
Hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp nước cho cây liên tục và đảm bảo được lượng nước mỗi lần tưới, không gây ngập úng hoặc thiếu nước. Từ đó, cây có thể nhận được lượng chất khoáng trong nước đầy đủ hơn cũng như hạn chế được rất nhiều dịch bệnh có thể xảy ra.
Năng suất cây trồng cũng từ đó được cải thiện và ngày càng được nâng cao hơn.
Hướng dẫn cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả
Để giúp bạn sở hữu hệ thống tưới nhỏ giọt mang lại nhiều công năng, Phun Sương Thành Công sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả tại nhà vô cùng đơn giản qua những bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch và phân chia đường nước
Đây là bước đầu tiên cần có để có thể xác định được đường ống cần bố trí thế nào và nhu cầu nước ở từng khu vực ra sao để sắp xếp cho hợp lý, phù hợp với cây trồng.
Ở bước này, bạn cần tính toán cho cẩn thận và chi tiết nhất để tiết kiệm phần lớn ống dẫn nước phát sinh ở những khu vực không cần thiết.
Bước 2: Thiết kế đường ống dẫn nước
Thông thường, cách bố trí đường ống theo hình xương cá sẽ mang lại nhiều hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Ống chính có thể được bố trí chạy dọc theo chiều dài của vườn hoặc theo chu vi tùy thuộc vào địa hình mà sẽ chọn vị trí sao cho phù hợp.
Bước 3: Phân chia khu vực tưới nhỏ giọt.
Mỗi loại cây trồng sẽ cần lưu lượng nước khác nhau. Do đó, bạn sẽ cần các van điện điều khiển để có thể dễ dàng kiểm soát cũng như bảo quản từng khu vực tưới theo lưu lượng nước khác nhau.
Bước 4: Chọn tốc độ dòng chảy và khoảng cách nhỏ giọt phù hợp
Tùy theo địa hình mà bạn có thể lựa chọn các đầu nhỏ giọt sao cho thích hợp.
+ Đất cát: lưu lượng thích hợp khoảng 3,7 đến 7,5 lít/h , độ thấm khoảng 31cm.
+ Đất mùn: 1,8 – 3,7 lít/h là lưu lượng thích hợp, độ thấm khoảng 46cm.
+ Đất sét: lưu lượng phù hợp khoảng 1,8 lít/h do đất sét khá dày, khả năng hấp thụ nước sẽ kém hơn so với các địa hình khác, độ thấm ướt khoảng 53cm.
Bước 5: Lựa chọn đường ống
Hệ thống nhỏ giọt sẽ được bao gồm: ống chính, ống nhánh và ống con.
Thông thường, ống chính sẽ được lựa chọn là ống nhựa PVC vì chúng có độ khít cao hơn các loại khác. Ngoài ra, ống chính nên được chôn cách mặt đất tầm độ sâu 20cm để tránh các tác hại của ánh nắng mặt trời.
Ống nhánh và ống con cần được lựa chọn cũng như cân nhắc thật kỹ để chúng phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh các trường hợp chọn sai gây nên nhiều tác hại cho cây trồng hoặc gây lãng phí nước khi sử dụng không đúng công suất.
Bước 6: Tiến hành lắp đặt
Bạn có thể cài đặt chương trình tự động để hệ thống tưới nhỏ giọt được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian nhưng quy trình và lịch hẹn tưới vẫn được đảm bảo diễn ra đúng giờ.
Không chỉ vậy, bạn có thể lắp đặt van giảm áp để điều chỉnh áp lực nước trong đường ống tưới.
=> Tham khảo thêm: Công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây là gì?
Bước 7: Nghiệm thu kết quả
Sau khi hoàn tất các bước, bạn có thể tiến hành chạy thử để kiểm tra sai sót, sửa chữa cẩn thận trước khi tiến hành đưa vào sử dụng để đạt được kết quả cao nhất.
Với những kiến thức về cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt mà Phun Sương Thành Công chia sẻ cùng bạn qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng sở hữu hệ thống tưới hoàn hảo này và đạt được nhiều lợi ích.
Nguồn: Phun Sương Thành Công