1. Trường hợp nào cần dùng Đơn đề nghị?
Mẫu Đơn đề nghị được lập ra để ghi chép về việc đề nghị của một cá nhân, tổ chức nào đó tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết đề nghị ghi trong đơn.
Ngày nay, nhu cầu đề nghị, kiến nghị của người dân lên cơ quan chức có thẩm quyền hoặc cấp trên ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu tìm kiếm mẫu Đơn đề nghị cũng ngày càng nhiều. Đơn đề nghị được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành chính, bảo hiểm…
Cụ thể một số trường hợp cần dùng đến Đơn đề nghị như:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Đơn đề nghị tăng lương;
– Đơn đề nghị giải quyết công việc (giải quyết ly hôn đơn phương; giải quyết tranh chấp đất đai…);
– Đơn đề nghị thanh toán nợ giữa doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (điện lực, nước sinh hoạt) với các hộ gia đình chậm thanh toán hóa đơn;
– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông tin là đúng sự thật cho các cá nhân hoặc tổ chức.
– Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
2. Thể thức chung của Đơn đề nghị gồm những gì?
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu Đơn đề nghị, người làm đơn có thể tự soạn đơn hoặc sử dụng các mẫu có sẵn trên mạng. Tuy nhiên, một mẫu Đơn đề nghị chuẩn cần có các thành phần chính sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Tiêu đề đơn.
– Thông tin người viết đơn hoặc tổ chức viết đơn.
– Nội dung đề nghị.
+ Tóm tắt nội dung thông tin vụ việc cần đề nghị.
+ Nội dung đề nghị cụ thể.
– Có kèm theo các giấy tờ, tài liệu liên quan.
3. Một số mẫu Đơn đề nghị được dùng phổ biến
3.1 Mẫu Đơn đề nghị chung
3.2 Mẫu Đơn đề nghị xác nhận
3.3 Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ
3.4 Mẫu Đơn đề nghị giải quyết công việc
3.5 Mẫu Đơn đề nghị xem xét
4. Cách viết Đơn đề nghị thế nào?
Khi làm Đơn đề nghị, người viết đơn cần lưu ý;
– Ở phần thông tin của người làm Đơn đề nghị:
+ Với cá nhân: Ghi rõ họ và tên của cá nhân người đề nghị; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu cũng như ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch…
+ Với tổ chức: Ghi rõ tên tổ chức, thông tin của người đại diện.
Thông tin cá nhân, tổ chức làm đơn cần chính xác, trùng khớp với các thông tin trong giấy tờ tùy thân của người đó.
– Tóm tắt nội dung đề nghị: Tùy thuộc vào mục đích người làm Đơn đề nghị để cung cấp thông tin liên quan đến nội dung đề nghị.
– Yêu cầu đề nghị: Ghi rõ nội dung đề nghị (nội dung đề nghị cần hợp lý, có căn cứ).
– Liệt kê các giấy tờ, tài liệu kèm theo (nếu có).
– Ở phần cuối đơn, người làm Đơn đề nghị cần cam kết các thông tin trình bày trong đơn là đúng sự thật, sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Trên đây là một số mẫu Đơn đề nghị chuẩn, mới nhất 2022. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.