Ngành chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ da thật hiện nay đang ngày càng phổ biến. Cộng đồng những người đam mê chế tác da thật cũng ngày một lớn hơn. Kéo theo đó là nhu cầu học hỏi, mua bán, trao đổi kinh nghiệm về việc chế tác những món đồ từ da thật tăng lên. Đặc biệt đối với các bạn trẻ, những con người đam mê sự tỉ mỉ và mộc mạc trong từng sản phẩm thủ công.
Hay đơn giản chỉ là muốn tự tìm tòi học hỏi để tự làm cho mình 1 món đồ nhỏ từ da để làm quả tặng hoặc để bản thân sử dụng… Vậy đối với 1 người mới bắt đầu tìm đến ngành chế tác da thủ công thì cần phải biết những kiến thức gì? Thao tác như thế nào để chế tác đồ da thủ công? Trong bài viết này Datam.vn xin được chia sẻ những kiến thức và thao tác cơ bản nhất để hướng dẫn làm đồ da handmade tại nhà.
Chắc hẳn đồi với những người mới bắt đầu biết đến ngành chế tác da thủ công đều băn khoăn rằng không biết phải bắt đầu từ đâu? Sử dụng loại da nào? Cần những dụng cụ gì? Thao tác ra sao để có thể tự mình làm nên 1 món đồ da handmade. Vậy sau đây datam sẽ tổng hợp lại những bước căn bản “hướng dẫn làm đồ da handmade” để các bạn có thể hình dung rõ ràng nhất những gì mình cần phải làm.
Bước 1: Set up.
Bất kể là công việc gì. Thì việc đầu tiên luôn là quan trọng nhất đó là công tác chuẩn bị. Để làm 1 món đồ da handmade cũng vậy. Trước tiên các bạn cần phải biết rõ mình đang làm món đồ gì? Độ phức tạp đến đâu? Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Và quan trọng nhất đó là tấm da nguyên liệu để chế tác nữa.
Một lưu ý nho nhỏ để bạn có thể làm được cho mình 1 món đồ da thủ công. Đó là sự kiên trì tỉ mỉ, sẵn sàng tháo ra làm lại nếu có bị sai sót. Và sẵn sàng đổ máu vì những tai nạn trong lúc “hành sự” bạn nhé. Nhưng bạn yên tâm. Khi tác phẩm của chính mình hoàn thành thì cảm giác sẽ tuyệt vời lắm đấy.
Bước 2: Cắt tỉa da tấm thành các chi tiết theo thiết kế của sản phẩm mục tiêu.
Dựa theo thiết kể của sản phẩm mục tiêu. Bạn cần cắt tỉa các chi tiết của sản phẩm 1 cách đầy đủ và chính xác kích thước thiết kế.
Ở bước này bạn có thể sử dụng bút nhũ lấy dấu, đo vẽ trực tiếp lên tấm da lớn và cắt nhỏ chi tiết. Hoặc sử dụng những bản rập (pattern) thiết kế in ra theo tỉ lệ 1-1 và do vẽ trực tiếp lên tấm da để cắt tỉa được thuận tiện.
Bước 3: Bôi keo lên các đường đánh dấu và dán ráp cố định các chi tiết.
Bôi keo tại các đường viền cạnh của chi tiết và dán cố định. Chuẩn bị cho khâu tiếp theo là đục lỗ đường chỉ may.
Các bạn có thể sử dụng keo sữa, hoặc keo con chó (có bán tại các cửa hàng kim khí) để dán cố định chi tiết nhé.
Bước 4: Ke viền lấy dấu và đục lỗ đường chỉ may.
Trước khi đục lỗ đường may các bạn nên ke viền chi tiết cần may lấy dấu để có đường may thẳng đẹp. Các bạn nếu không có máy ke viền nhiệt thì có thể sử dụng compa chuyên dụng để ke viền thay cũng được nhé.
*Đục lỗ đường may.
Đối với những người mới bắt đầu làm da handmade. Thì đục trám hoặc lỗ tròn 4mm là loại đục phổ thông nhất dành cho newbie. Hơn nữa giá thành bộ đục này cũng khá rẻ. Nếu chẳng may có sai sót hỏng bộ đục thì có thể thay mới dễ dàng.
*Lưu ý tại bước này đó là khi đục các bạn nên cố gắng giữ cây đục vuông góc với mặt phẳng tấm da nhé. Và nhớ sử dụng búa gỗ hoặc búa cao su gõ nhẹ đều tay khoảng 3-4 nhát để răng đục xuyên qua đến mặt sau chi tiết.
Bước 5: Khâu cố định các chi tiết theo đường may đã đục sẵn.
Để khâu các chi tiết nhỏ được thuận tiện thì các bạn nên chuẩn bị 1 chiếc kẹp da. Có tác dụng kẹp giữ cố định chi tiết da đã đục và dễ dàng khâu tay hơn đó.
Và bây giờ chính thức đến bước quan trọng nhất. Cũng là công đoạn cần có sự tỉ mỉ kiên trì nhiều nhất: Khâu tay.
Để khâu da thì các bạn cần sử dụng bộ kim khâu cứng chuyên dụng. Tùy theo kích thước chỉ khâu và lỗ khâu mà có các kích cỡ kim khâu khác nhau. Loại chỉ chuyên dụng nhất để khâu da đó là chỉ sáp. Đối với người mới thì mình khuyên nên sử dụng chỉ sáp dẹt 0.8mm. Dành cho lỗ khâu to và dễ dàng xỏ lỗ kim cũng như hạn chế bị rối chỉ khi khâu.
Khi khâu thì các bạn kẹp cố định chi tiết cần khâu lên kẹp gỗ như hình minh họa. Sau đó sử dụng 1 sợi chỉ có độ dài bẳng 4 lần độ dài đường may thực tế. Và khâu lần lượt các chi tiết lại với nhau cho đến khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 6: Xử lý cạnh, hoàn thiện sản phẩm.
Sau khi đã khâu hoàn thiện sản phẩm thì bước cuối cùng là xử lý cạnh. Các bạn sử dụng giấy giáp mịn chà các cạnh của sản phẩm cho đến khi phẳng mịn.
Sau đó sử dụng keo se viền bôi lên các cạnh vừa đánh mịn. Đợi keo khô và tiếp tục chà 1-2 lần nữa.
Cuối cùng là bôi gum bóng lên các cạnh và sử dụng thanh gỗ đánh cạnh chà đi chà lại khoảng 3-5 phút (mỏi tay lắm đó, kiên trì nhé).
Kết:
Trên đây là các bước hướng dẫn làm đồ da handmade cơ bản nhất mà datam.vn chia sẻ đến các bạn. Để nâng cao tay nghề và để làm được những món đồ phức tạp hơn thì cần có nhiều kỹ năng công đoạn cũng như dụng cụ khác nữa. Nhưng cơ bản với người mới thì datam xin chia sẻ chút thông tin này. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu hành trình đam mê với đồ da handmade.
Trang chủ: datam.vn Hotline: 0868399977 Add: Số 29, ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội