Bể cá là vật dụng không thể thiếu đối với những người chơi cá cảnh. Việc lựa chọn cho mình một bể cá ưng ý là điều khá khó do trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bể cá với chất lượng mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn là người có một chút hoa tay thì việc tự thiết kế cho mình một bể cá theo ý thích là điều hoàn toàn có thể. Vậy cách làm bể cá bằng kính như thế nào để vừa đẹp vừa đơn giản? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Chọn mẫu bể cá phù hợp
Trước khi bắt tay vào chuẩn bị nguyên vật liệu thì bạn nên tham khảo các mẫu bể cá cảnh có sẵn trên thị trường. Sẽ có rất nhiều mẫu mã cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn chỉ có thể tự làm bể cá cảnh dán keo thông thường chứ các mẫu bể cá cảnh đúc thì sẽ cần dây truyền sản xuất đặc thù mới làm được. Thường những mẫu bể cá sẽ có các kích thước tiêu chuẩn như sau:
- Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta (cá xiêm rồng), cá sặc gấm… thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm
- Với kích thước bể cá cá cảnh trung bình như hồng két, tài phát… thì bể 90cm kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm là hợp
- Với các loài có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến… thì bể 120cm với kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm là thích hợp nhất.
Sau khi xác định kích thước của bể, bạn nên phác thảo thành một bản thiết kế bể cá chi tiết. Xác định các thông số chiều dài, chiều rộng và chiều cao của từng tấm kính.
Kính làm bể cá là kính gì?
Đây là điều bạn cần chú ý nếu muốn bắt đầu làm bể cá. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao không làm hồ cá bằng kính cường lực?
Rõ ràng kính cường lực chịu lực rất tốt, thậm chí dùng búa đập vào cũng không thể vỡ, tuy nhiên đây lại không phải loại kính thích hợp để làm bể cá. Do ở các góc của kính bể cá, khả năng vỡ lại rất cao nếu không may có sự va chạm nhẹ, nhất là kim loại tác động vào. Do đó nếu chỉ cần vỡ ở góc thì cả tấm kính sẽ vỡ vụn. Điều này đồng nghĩa bể cá sẽ ồ ạt thoát nước ra ngoài, gây ảnh hưởng đến đồ dùng, nhà cửa… xung quanh. Đây là điều cần phòng tránh khi dùng bể cá trong nhà.
Ngược lại, loại kính dùng để làm bể cá được dùng chủ yếu là kính chịu lực bình thường, tức không tôi thì cần phải đảm bảo độ dày. Hơn nữa, nếu không may kính vỡ, quá trình này cũng diễn ra rất chậm với các vết nứt nhỏ. Lúc này người dùng có thể thay thế kính mới và có phương án tháo nước để không bị ảnh hưởng đến xung quanh.
Chuẩn bị nguyên vật liệu làm bể cá
Sau khi hình dung được hình dáng, kích thước cụ thể thì bạn tiến hành tới bước chuẩn bị nguyên vật liệu nhau sau:
- 5 tấm kính làm bể cá: Tất nhiên làm bể cá bằng kính thì việc sử dụng kính là điều tất yếu. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn kính loại tốt, có độ dày tối thiểu từ 10mm trở lên.
- Keo silicon: Nên chuẩn bị sẵn khoảng 2 lọ keo trắng có cùng màu với kính để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Máy bắn keo: Để keo trải đều và chống rò rỉ nước ra ngoài thì bắt buộc cần trang bị máy bắn keo để dồn lực.
- Băng dính: Sử dụng 1 cuộn to khoảng 10cm.
- Dao cắt kính: Giúp cắt kính và băng keo còn thừa.
- Bút dấu kẻ đường: Để đánh dấu các khu vực đặt kính.
- Đá mài kính: Bạn sẽ phải cần tới đá mài kính để mài các cạnh kính lởm chởm khi vừa cắt kín xong.
- Dao lam: Sử dụng để cắt phần keo silicon thừa
- Nước lau kính: Để vệ sinh kính
Hướng dẫn cách làm bể cá bằng kính
Bước 1: Đo đạc và cắt kính
Công đoạn này rất quan trọng, việc bạn có đo đạc và cắt kính chuẩn xác hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như độ chống rò rỉ của nước. Ngoài ra nếu bạn có chút tính toán thì cũng sẽ tránh được sự lãng phí vật liệu bỏ đi. Các công đoạn cắt kính như sau:
- Xác định rõ vị trí của tấm kính lớn và các tấm kính nhỏ sau khi được ghép với nhau
- Tiến hành đo các cạnh của miếng kính lớn
- Tính toán ghép các kích thước bản kính từ thiết kế đưa vào tấm kính lớn.
- Dùng thước góc vuông kẻ thành tấm cho 5 miếng ghép vào bể trên bản kính lớn.
- Dùng thước kê và dao cắt thực hiện các đường cắt chia tấm từ lớn thành nhỏ.
Bước 2: Mài kính sau khi cắt
Mài kính sau khi cắt là công đoạn giúp ghép các tấm kính với nhau được khớp nhất. Ngoài ra cũng tránh cho bạn bị đứt tay do mảnh kính mới cắt còn lởm chởm, chưa mịn. Bạn cần lưu ý mài kính thật kỹ. Nhất là đối với khu vực cạnh kính phần miệng bể cá.
Bước 3: Ghép các mặt kính với nhau
Bạn làm theo thứ tự các công đoạn như sau: Đặt tấm kính làm đáy bể xuống bề mặt bằng phẳng. Sau đó dùng thước vuông để đặt tấm kính thành bể cá đầu tiên. Điều này sẽ giúp bể cá cân bằng nhất sau khi hoàn thành. Tiếp đó dán băng dính cố định 2 tấm rồi lần lượt đặt các tấm kính còn lại giống như bước trên.
Lưu ý: Cần ghép các cạnh của kính sao khít nhất có thể.
Bước 3: Dán keo Silicon
Sử dụng keo Silicon bắn vào các điểm giao nhau giữa các tấm kính. Bạn nên bắn keo phía bên trong của bể trước, đợi keo khô bạn lột băng dính dán cố định bể phía ngoài ra. Rôi mới tiến hành đi keo các khu vực khác. Khi chắc chắn keo đã khô hết thì bạn mới tiến hành dán keo Silicon phần kính đáy bể.
Bước 4: Hoàn thành bể cá
Sau khi tiến hành dán keo và đợi keo khô. Bạn dùng dao lam cắt những phần keo thừa để bể được đẹp. Rồi sử dụng nước lau kính làm sạch kính bể cá sạch đẹp, sáng bóng
Thử sử dụng bể cá và làm sạch bể cá
Bể cá khi mới hoàn thành bạn chưa thể vội vàng thả cá được. Cần phải trải qua giai đoạn thử nghiệm xem bể cá có bị rò rỉ nước không đã. Việc làm rất đơn giản, bạn đổ đầy nước vào bể sau đó cứ để vậy khoảng 1 đến 2 hôm xem bể có rò rỉ nước không? Có một mẹo nhỏ ở đây là: Bạn sử dụng giấy đa năng rồi lau qua 1 lượt bên ngoài của bể. Nếu giấy bị ẩm thì chứng tỏ bể cá còn rỏ rỉ nước để còn khắc phục. Bể cá mới sẽ luôn cần làm sạch cẩn thận để đảm bảo chất lượng nước trong quá trình nuôi cá. Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết bài viết: Cách làm sạch bể cá mới bằng muối nhé!
Tạo hệ thủy sinh bên trong hồ
Nếu ai đã tìm hiểu thì đều biết, hệ thủy sinh bên trong được phân làm 3 loại chính gồm:
- Đất nền là tầng đáy bể chứa đất dinh dưỡng và đất mặt.
- Cấu trúc cứng: Các loại cây gỗ khô, xếp đá trong bể thủy sinh, tìm hiểu về phong thủy
- Lựa chọn cây thuỷ sinh phổ thông – phù hợp với không gian bể và động vật nuôi cùng.
Các kỹ thuật viên đang thực hiện bước cắt tỉa cây thủy sinh
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về: cách xếp đá chuẩn – đẹp và một số cây thủy sinh dễ kiếm
Với những cách làm và dùng cây thủy sinh dễ nuôi – dễ kiếm ở trên. Bạn chắc chắn sẽ phải chi ra số tiền nhỏ hơn nhiều so với các loại khó nuôi hoặc nguồn không sẵn ở Việt Nam.
Đừng lo lắng rằng những loại ấy không đẹp. Nếu bạn phối cảnh tốt, không loài cây hay loài cá nào là không đẹp cả. Cần phân tầng cho bể rõ ràng. Như vậy trông từ bên ngoài, bể cá thủy sinh của bạn mới đẹp và tự nhiên hơn. Tạo ra một khối liền mạch trong tạo mẫu bể. Tự làm những công việc này là cách làm hồ thủy sinh giá rẻ nhất.
Chọn cá phù hợp với kích cỡ bể – cây thủy sinh
Chắc chắn, đây là khâu quan trọng và được chú ý nhiều nhất rồi. Mọi thứ chuẩn bị ở trên cũng chỉ tạo điều kiện sống tốt nhất – đẹp nhất cho nó mà thôi.
Cách tạo ra một giá trị bể nuôi cá thủy sinh giá rẻ mà không bị đánh giá thấp nằm nhiều ở chỗ này. Chọn ra được loại cá thích hợp sẽ giúp tăng tuổi thọ của cả cá lẫn hệ thủy sinh. Nhờ vậy bạn sẽ tiết kiệm chi phí do hư hỏng – chết cá.
Mỗi loại cá đi kèm với từng kích thước bể sẽ sống khỏe nhất. Kết hợp với điều kiện khí dưới nước đủ đảm bảo cho cả thủy sinh lẫn cá đều phát triển đồng đều. Đó là tiêu chí lớn nhất. Sau mới đến chọn lựa màu của cá – phân tầng sống cho các họ cá…
Lựa chọn bộ tạo khí CO2 cho cây thủy sinh thích hợp
Như các bạn đã biết, cây xanh luôn cần CO2 và ánh sáng để duy trì quang hợp. Nhưng nếu CO2 nhiều quá lại ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá. Nên bạn cần biết cách mua linh kiện, lắp đặt và căn chỉnh lượng khí phù hợp.
Ngoài ra, việc lắp ánh sáng phù hợp cũng rất quan trọng. Nếu bạn tạo ra một sản phẩm giá trị cao đó là cách làm hồ cá thủy sinh giá rẻ không gì có thể rẻ hơn. Lúc ấy, nó có thể được coi như vô giá trong mắt một số người.
Nên lựa chọn bể thủy sinh như thế nào cho rẻ?
Như đã nói ở trên, cách bạn tự cắt kính hoặc xây bể gạch bên ngoài sẽ là phương án rẻ nhất. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Bạn vẫn có thể chọn cho mình một số mẫu bể kính do thợ có tay nghề làm ra. Tuy nó không được đẹp hoàn hảo như các dạng kính tôi sẵn thành khuôn. Nhưng nó cũng không có khiếm khuyết gì.
Nếu bể xây dựng ngoài trời, bạn có thể chọn những loại dung dịch chống thấm ngay ban đầu để trộn cùng vữa. Như vậy nó đảm bảo không bị thấm dột, làm bể tốt mà chi phí không cao. Sau này bạn cần thay thế hay sửa chữa cũng rất rẻ. Nguyên liệu dễ kiếm.
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều các loại gỗ như gỗ Lũa… rất đẹp và bền với nước. So với các nước khác sẽ phải mua giá cao. Chúng ta có thể dùng nó cũng tăng giá trị của bể cá nhà bạn lên rất nhiều.
Tôi muốn mua bể cá thủy sinh rẻ luôn thì đến đâu?
Có rất nhiều cửa hàng bán bể cá cảnh trên toàn quốc. Mức giá với bể làm sẵn thường giống nhau. Tuy nhiên, khi bạn chơi cá cảnh không chỉ phải bỏ tiền ra mua bể chứa. Mà nặng đô hơn đó là tiền bày trí không gian sống cho cá như: Cây thủy sinh, đá trang trí, máy sục…
Để có thể mua được bể cá hoàn chỉnh với mức giá rẻ. Bạn nên tìm đến những cơ sở lâu năm và kinh doanh uy tín.
Tại Hà Nội, đến với bể cá Hoàng Gia là một lựa chọn sáng suốt đối với những khách hàng ham muốn chơi bể cá cảnh. Chắc chắn mức giá sẽ phù hợp nhất. Có đa dạng bể cho bạn lựa chọn. Chỉ cần bạn có nhu cầu – Hoàng Gia sẽ đáp ứng được cho bạn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0982.98.48.98