Bánh mì, một món ăn quá đỗi quen thuộc với bất kỳ người con đất Việt nào. Bánh mì của người Việt còn ghi nhận là danh từ riêng trong từ điển Oxford. Có thể nói đây là niềm tự hào không chỉ đối với tiếng Việt mà còn cả với nền ẩm thực Việt Nam. Hiện nay bánh mì được biến tấu đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc,… Nếu bạn tìm các công thức cách làm bánh mì thơm ngon ngay tại nhà thì phải tham khảo 7 công thức làm bánh mì tại nhà được Nut Garden tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Một trong những cách làm bánh mì phổ biến nhất hiện nay là làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu. Học cách làm bánh mì tại nhà với các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé.
1. Chuẩn bị các nguyên liệu
- 190g bột mì đa dụng hoặc bột mì số 13
- 3g men nở
- 7g đường
- 1 – 2 g muối
- 115ml nước
- 10g bơ lạt
2. Hướng dẫn làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Sơ chế bột
- Bước 1: Công đoạn đầu tiên khi làm bất kỳ loại bánh mì nào đó là xử lý bột. Hãy dùng một cái tô lớn, cho bột mì và men nở vào trộn đều. Bạn cần phải trộn thật đều ở bước này để khi đổ nước vào men sẽ không bị vón cục.
- Bước 2: Tiếp tục cho đường, muối vào và đảo đều hỗn hợp bột. Sau đó tạo một khoảng trống ở giữa bột và đổ nước vào rồi khuấy đều bằng dụng cụ cho đến khi hỗn hợp kết dính thành một khối. Cuối cùng cho bơ lạt vào và tiếp tục trộn để các nguyên liệu hòa quyện và sánh mịn vào nhau. Có thể nói công đoạn trộn này rất quan trọng vì nếu bột được trộn không kỹ thì bánh mì thành phẩm sẽ không đẹp mắt và không thơm ngon.
- Bước 3: Bước tiếp theo là để dùng màng thực phẩm bọc kín tô bột lại và để bột nghỉ trong 15 phút (lần 1). Sau đó, khi thấy bột nở hơn một chút có thể dùng tay gập bột lại khoảng 15 đến 20 lần. Sau khi gập xong thì tiếp tục để bột nghỉ trong 15 phút nữa (lần 2).
- Bước 4: Sau lần nghỉ thứ 2 thì bột lúc này đã giãn nở nhiều hơn so với lần 1, bạn tiếp tục lặp lại thao tác gập bột từ ngoài vào trong bằng tay. Thật ra, bạn có thể ủ bột trong 1 – 2 tiếng là có thể tạo hình bánh, tuy nhiên, việc cho bột nghỉ và gập bột như thế này sẽ giúp bột sẽ mịn hơn và bánh ra lò đẹp mắt hơn. Cuối cùng ủ bột trong 30 phút (lần 3) nữa là bạn đã hoàn thành công đoạn sơ chế bột.
Tạo hình bánh
- Bước 5: Phần tạo hình bánh sẽ bắt đầu khi kết thúc 3 lần ủ bột. Đổ bột ra bàn và dùng tay ấn bột cho đến khi xẹp hết các bọt khí bên trong. Lượng nguyên liệu trong công thức này vừa đủ với 4 chiếc bánh mì, do đó nếu bạn muốn làm nhiều bánh hơn có thể gia giảm nguyên liệu theo đúng số lượng bánh mong muốn nhé. Nhưng nếu bạn mới bắt đầu thử làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu lần đầu thì nên làm số lượng ít để thử trước nhé.
- Bước 6: Tiếp đó cắt khối bột thành 4 phần bằng nhau. Gập bột ở mép vào giữa tạo thành 1 mặt mịn, lưu ý nên để mặt mịn ở trên vì sau khi nướng bột sẽ nở ra và đẹp hơn. Tiếp tục làm tương tự với những phần bột khác. Sau đó dùng màng thực phẩm bọc lại và cho bột nghỉ 15 phút.
- Bước 7: Lúc này bạn nên chú ý là bột sẽ hơi dính nhưng không nên quá dính để tạo hình được. Trường hợp bột quá dính tức là lượng nước cho vào ban đầu đã hơi nhiều. Bạn có thể thêm một lớp áo bột nữa để “chữa cháy” nhé.
- Bước 5: Bạn sẽ bắt đầu cán mỏng bột theo hình dạng oval. Tiếp đó cuốn theo chiều dọc và lăn miếng bột cho suông về hai đầu. Làm tương tự với với những phần còn lại. Tiếp theo dùng những cái tô đủ lớn để ủ bánh trong 25 phút.
- Bước 9: Trước khi đặt bánh vào nồi chiên không dầu, dùng dao cắt một đường mỏng dài dọc theo chiều dài của vỏ bánh. Lưu ý là bạn chỉ cần rạch nhẹ một đường và để vỏ bánh tự tách ra, sau đó mới tiếp tục khoét sâu hơn.
Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu
- Bước 10: Tùy theo kích thước của từng loại nồi chiên không dầu, bạn có thể nướng cùng lúc 4 chiếc bánh mì hoặc chia làm hai lần, mỗi lần 2 chiếc bánh. Với cách nướng thứ 2, phần bột chưa tạo hình bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh nhé.
- Bước 11: Trước khi bắt đầu nướng bạn nên làm nóng nồi ở mức nhiệt 180 độ trong 10 phút. Sau đó thì nhẹ nhàng đặt bánh vào trong nồi. Ở công đoạn này, bạn sẽ phải xịt nước lên trên bánh, kể cả phần đã được rạch.
- Bước 12: Bạn sẽ nướng bánh với mức nhiệt là 170 độ trong 20 phút. Ở thời gian đầu thì bạn sẽ phải xịt nước trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút. Trong quá trình nướng tùy nhiệt độ từng nồi, bạn có thể mở ra xem là nhiệt có đều hay không. Nếu nhiệt không đều, bạn có thể đổi chiều của bánh và 5 phút cuối bạn nên lật mặt sau của bánh để bánh được chín đều hơn. Sau cùng lấy bánh mì ra dĩa và thưởng thức thôi nào.
Tham khảo bài viết: 8 Công thức làm bánh bao
Cách làm bánh mì hoa cúc bằng nồi chiên không dầu
Bánh mì hoa cúc cũng là loại bánh có công thức đơn giản và có thể làm ngay tại nhà. Hãy cùng Nut Garden tìm hiểu cách làm bánh mì hoa cúc bằng nồi chiên không dầu ngay dưới đây nhé.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200g bột mì đa dung
- 50g bơ động vật không muối, đun chảy
- 30g đường
- 55g sữa tươi không đường
- 10g sữa đặc
- 65g trứng gà
- 1 – 2g muối
- 3g men nở
- 0.5g chiết xuất vani
- 0.5g nước hoa cam
2. Cách làm bánh mì hoa cúc với nồi chiên không dầu
Xử lý bột và tạo hình bánh mì hoa cúc
- Bước 1: Tương tự với cách làm bánh mì truyền thống, công đoạn đầu tiên khi làm bánh mì hoa cúc cũng là xử lý bột. Dùng một cái tô hoặc thau lớn, cho men nở vào bột mì và trộn đều.
- Bước 2: Sử dụng một cái tô khác cho lần lượt các nguyên liệu gồm sữa tươi, đường, muối, sữa đặc, bơ đã đun chảy, trứng gà, vani và nước hoa cam. Sau đó khuấy đều cho đến khi tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Lưu ý vani và nước hoa cam là nguyên liệu giúp tạo nên mùi thơm đặc trưng của loại bánh mì này, nên nếu không có cũng không sao nhé.
- Bước 3: Tạo một khoảng trống ở giữa tô bột đã chuẩn bị trước đó và cho phần chất lỏng ở bước 2 vào. Đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp tạo thành một khối kết dính.
- Bước 4: Bước tiếp theo là dùng một tấm khăn che kín tô và để bột nghỉ trong 15 phút. Tiếp đó, dùng phới trộn bột để gập bột từ ngoài vào trong 10 đến 12 lần. Sau khi gập xong thì tiếp tục để bột nghỉ trong 15 phút nữa. Tiếp tục lặp lại thao tác gập bột thêm 2 lần nữa. Lưu ý là sau mỗi lần gập bột phải để bột nghỉ thêm 15 phút. Kết thúc quá trình này là 3 lần gập bột và để bột nghỉ 45 phút.
- Bước 5: Sau lần gập bột thứ 3, bột lúc này sẽ mịn, dẻo và đã có độ đàn hồi tốt. Bạn có thể dụng phới hoặc tay để ấn cho xẹp các bọt khí, sau đó dùng màng thực phẩm bọc kín tô và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1.5 giờ.
- Bước 6: Sau khi ủ trong ngăn mát, bột sẽ nở gấp 1.5 lần so với ban đầu nên lúc này bạn dùng tay nhồi bột nhẹ nhàng cho hết các bọt khí.
- Bước 7: Chia khối bột thành 6 phần bằng nhau, sau đó gấp mép bột vào giữa đến khi phần mặt căng mịn và tạo thành một mặt mịn cho các viên bột.
- Bước 8: Bước tiếp theo trong khâu tạo hình này là cán tất cả các viên bột thành hình oval. Bạn sẽ phải cán hai lần đối với từng viên bột, sau đó nặn thành các sợi dài gấp 1.8 – 2 lần khuôn bánh.
- Bước 9: Thắt bím các sợi bột để tạo hình cho bánh, bạn có thể hình dung công đoạn này như tết tóc. Sau đó nhẹ nhàng đặt bánh vào khuôn, và dùng một tấm khăn phủ lên khuôn bánh và ủ trong khoảng từ 45 đến 60 phút để bánh nở gấp đôi so với ban đầu. Vậy là bạn đã hoàn thành việc tạo hình bánh mì hoa cúc rồi đấy.
Nướng bánh
- Bước 10: Làm nóng nồi chiên không dầu ở 155 – 160 độ trước 10 phút.
- Bước 11: Sử dụng một quả trứng đã được đánh tan và quét nhẹ nhàng một lớp trứng mỏng lên mặt bánh. Bạn có thể rắc thêm hạnh nhân lát, hạt mè để trang trí. Đây là một bước không bắt buộc những để bánh trông đẹp hơn bạn vẫn có thể cân nhắc nhé.
- Bước 12: Che mặt bánh bằng giấy bạc để mặt bánh cháy xém và khô khá nhanh trong thời gian đầu. Nướng bánh ở mức nhiệt 155 – 160 độ trong 20 phút. Khi thời gian nướng còn lại khoảng 5 – 8 phút thì bắt đầu gỡ giấy bạc để nướng cho mặt bánh vàng. Sau khi nướng xong thì gỡ bánh ra khỏi khuôn và thưởng thức được rồi.
Tham khảo bài viết: Cách làm bánh mì hạt lanh bổ dưỡng
Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện
Nếu bạn không có lò nướng hay nồi chiên không dầu nhưng vẫn muốn thử làm bánh mì tại nhà. Thì đây, công thức làm bánh mì bằng nồi cơm điện sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
1. Nguyên liệu của bánh mì bằng nồi cơm điện
- 230g Sữa tươi không đường
- 300g Bột mì đa dụng
- 4g men nở
- 35g Đường
- 4g Muối
- 30g Bơ nhạt đun chảy
2. Công thức làm bánh mì tại nhà bằng nồi cơm điện
Các bước xử lý bột
- Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần làm nóng sữa tươi không đường, tiếp đó cho men nở vào đun cùng. Men sẽ nở tốt hơn khi tiếp xúc với nước ấm, lưu ý bạn không nên đun sữa quá sôi nhé, vì sẽ làm chết men. Khi men đã tan hoàn toàn trong sữa, bạn tiếp tục cho các nguyên liệu gồm đường, muối vào và khuấy đều. Tiếp theo, bạn cho thêm bơ nhạt đã đun chảy vào tô trộn cùng.
- Bước 2: Cho phần chất lỏng vừa chuẩn bị vào một tô khác đã có sẵn bột mì. Sau đó dùng phới trộn nhẹ nhàng để cho phần bột và phần hỗn hợp lỏng tạo thành một một khối kết dính.
- Bước 3: Khi đã hoàn thành các bước trộn bột, bạn dùng màng thực phẩm bọc kín tô bột và tiến hành bước ủ bột. Bạn nên để bột ở nơi ấm áp để bột nở nhanh hơn. Thời gian ủ trong bước này là khoảng 1 tiếng.
- Bước 4: Bước tiếp theo là nhào bột. Đầu tiên hãy đeo bao tay và thêm một ít dầu ăn vào lòng bàn tay để bột không dính trong lúc nhào bột nhé. Bột sau khi lấy ra khỏi tô thì đặt trên một mặt phẳng đã phủ một lớp bột khô, sau đó bạn bắt đầu nhào nhẹ nhàng. Cho đến khi bột mịn mượt thì kéo dài bột thành hình trụ.
- Bước 5: Tiếp đó cắt khối bột thành 7 phần bằng nhau, với mỗi phần bạn sẽ tiếp tục nhào kỹ rồi vo thành hình tròn. Trong lúc nhào bạn có thể dùng tô hoặc màng thực phẩm đậy các mặt của những phần bột để bột không bị khô.
Hấp bánh mì bằng nồi cơm điện
- Bước 6: Quét một lớp dầu ăn vào lòng nồi cơm điện, chú ý thoa đều toàn bộ diện tích bên trong nồi. Lần lượt đặt các viên bột vào bên trong, bạn sẽ tiếp tục ủ bột lần 2 ở trong lòng nồi. Bật nồi cơm điện ở chế độ giữ ấm trong 10 phút, sau đó tắt và ủ bột như vậy trong khoảng 50 phút.
- Bước 7: Sau khi hoàn thành ủ lần 2, lúc này bột đã sẵn sàng để được làm bánh mì. Nhấn nút Cook để bột được làm chín, thời gian tối đa để bánh chín là 35 phút. Bạn nhớ canh chỉnh thời gian cho chính xác để bánh không bị cháy nhé. Như vậy là bạn đã có thể thưởng thức món bánh mì được làm bằng nồi cơm điện rồi đấy.
Tham khảo bài viết: Cách làm sữa hạt điều
Cách làm bánh mì không cần bột nở
Trong các công thức làm bánh mì truyền thống, bột nở luôn là một nguyên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo sử dụng bột nở quá nhiều khi làm bánh sẽ gây hại cho sức khỏe. Có thể kể đến như suy hô hấp, xuất hiện dị ứng, ánh hưởng hệ tiêu hóa.
Bánh mì không bột nở sẽ khô và cứng hơn, nếu bạn đang tìm công thức làm bánh mì an toàn thì hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây của Nut Garden nhé. Cách làm bánh mì không cần bột nở này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy.
1. Chuẩn bị các nguyên liệu
- 320g – 350g Bột mì đa dụng
- 220g Nước trái cây ủ 5 ngày (dùng men tự nhiên từ nước trái cây ủ)
- 50g nước cốt dừa (sữa tươi)
- 20g bơ lạt
- 10g mật ong (đường)
- 3g muối
- 1 quả trứng gà để quét lên mặt bánh
2. Hướng dẫn làm bánh mì không dùng bột nở
Cách ủ nước trái cây
- Bước 1: Vì đây là công thức làm bánh không sử dụng bột nở nên sẽ dùng men tự nhiên từ nước trái cây ủ để thay thế. Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây mọng nước như lê, táo, hoặc táo để lấy nước. Sau khi gọt vỏ, bạn dùng máy sinh tố để xay nhuyễn.
- Bước 2: Sử dụng một cái hũ đã được khử trùng bằng nước ấm và cho phần trái cây xay nhuyễn vào. Đậy kín nắp và lắc đều tay khoảng 5 – 6 lần, sau đó mở nắp ra để không khí trong lọ được thay đổi rồi đậy nắp lại và để ở nơi thoáng mát. Công đoạn ủ nước trái cây này sẽ được thực hiện trong vòng 5 ngày và mỗi ngày bạn đều phải thực hiện thao tác như trên để có được men tự nhiên tốt nhất nhé. Cứ làm như vậy đến ngày thứ 5 là có thể sử dụng được
Làm bánh
- Bước 3: Cho bột mì và muối vào một to lớn và trộn đều cho hỗn hợp hòa tan ra. Tiếp đến cho hết phần nước trái cây đã lên men, nước cốt dừa và mật ong vào tô bột. Dùng phới trộn đều tay cho hỗn hợp tạo thành một khối kết dính.
- Bước 4: Sau khi bột đã hình thành một khối, bạn dùng một khăn ẩm đậy kín tô bột và cho bột nghỉ 15 phút. Sau đó, cho bơ lạt vào chung với hỗn hợp bột và dùng phới để gập bột từ ngoài vào trong khoảng 2 phút.
- Bước 5: Tiếp tục dùng khăn ẩm đậy kín tô bột và cho bột nghỉ 15 phút lần 2. Bạn sẽ thực hiện lại thao tác gập bột trong khoảng 20 lần. Sau cùng, bạn lấy khăn ẩm lại và để ủ bột trong 1 tiếng.
- Bước 6: Sau khi ủ, lúc này bọt sẽ nở gấp đôi so với ban đầu. Bạn sẽ lấy bột ra khỏi tô và bắt đầu tạo hình cho bánh mì. Nếu bột hơi nhão, bạn có thể phủ một lớp bột khô phía dưới để dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo nhé.
- Bước 7: Nhào nhẹ nhàng khối bột thành hình tròn và chia ra thành 8 phần bằng nhau. Với mỗi phần, bạn sẽ thực hiện thao tác gập bột thành các viên hình tròn nhỏ. Sau đó đậy khăn ẩm lại cho bột nghỉ 10 phút.
- Bước 8: Bước tiếp theo chính là tạo hình cho bánh. Bạn có thể tạo hình theo sở thích của mình nhé. Sau khi tạo hình xong, bạn sẽ dùng khăn ẩm đậy bột lại và ủ trong 1 tiếng nữa. Tùy theo nhiệt độ thì bột sẽ nở nhanh hay chậm hơn do vậy bạn nên canh chỉnh nhiệt độ phù hợp nhé.
- Bước 9: Trước khi cho vào lò nướng thì bạn quét thêm một lớp trứng mỏng để sau khi nướng bánh được vàng thơm hơn. Bạn nên bật lò nướng trước 10 phút để lò nóng ở nhiệt độ 170 độ C.
- Bước 10: Cho bánh vào nướng ở mức nhiệt 170 độ trong 25 phút. Sau khi nướng xong, bánh sẽ không nở nhiều như bánh có dùng bột nở nhưng độ thơm ngon vẫn không thua kém mà còn tốt cho sức khỏe nữa nhé. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món bánh mì sử dụng nước trái cây lên men và không dùng bột nở rồi đấy.
Tham khảo bài viết: Cách pha chế trà táo đỏ kỷ tử
Cách làm bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich là loại bánh rất quen thuộc hiện nay. Với thành phần nguyên liệu đơn giản, cách làm cũng không có quá nhiều bước phức tạp do vậy ngay cả những người mới bắt đầu làm bánh mì đều có thể làm được.Tham khảo ngay công thức làm bánh mì sandwich đơn giản và dễ làm dưới đây nhé.
1. Nguyên liệu làm bánh mì sandwich
- 205g bột mì đa dụng
- 20g đường
- 5g men nở
- 5g muối
- 15g dầu ăn
- 120g nước
2. Hướng dẫn cách làm bánh mì sandwich
Sơ chế bột và tạo hình bánh mì sandwich
- Bước 1: Cho men và đường vào hòa tan trong nước. Lưu ý bạn không nên dùng quá nóng có thể làm chết men. Nếu bạn nhìn thấy men nở bung và nổi váng như gạch cua nghĩa là men tốt.
- Bước 2: Sử dụng một tô lớn khác đã có sẵn bột và cho dầu ăn, muối, nước có đường và men vào. Dùng phới khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp kết dính thành một khối.
- Bước 3: Phủ một lớp bột khô trên mặt phẳng và cho phần hỗn hợp ra để nhào bột. Bạn sẽ nhẹ nhàng nhào bột trong khoảng 15 phút, cho đến khi bạn cảm nhận được bột đã mịn, không dính tay và có độ đàn hồi tốt.
- Bước 4: Cho dầu ăn vào một cái tô lớn, bạn hãy quét đều dầu ăn lên các mặt của lòng tô nhé. Kế đến cho khối bột vào tô, lưu ý cho dầu ăn phủ đều quanh cả khối bột. Sau đó dùng màng thực phẩm đậy kín tô để bột không bị khô. Và ủ bột ở nơi thoáng mát cho đến khi bột nở gấp đôi. Thời gian ủ có thể dao động từ 45 phút đến 1 tiếng.
- Bước 5: Dùng mu bàn tay ấn nhẹ vào khối bột cho xẹp các bọt khí. Sau đó lấy bột ra ngoài và nhào sơ bằng tay trong 2 – 3 phút. Bạn có thể chia khối bột làm đôi và để bột nghỉ thêm 15 phút trước khi tạo hình để bột không bị co khi tạo hình nhé.
- Bước 6: Bước tiếp theo chính là tạo hình cho bánh mì sandwich. Cán bột thành hình chữ nhật, sau đó gập làm ba và tiếp tục cán dẹp ra lần nữa, sau cùng bạn hãy cuộn bột lại nhé. Lưu ý nhớ dính chắc mép bột để tránh bột không bị bung ra khi nướng.
Nướng bánh
- Bước 7: Xếp bột vào khuôn và dùng mang thực phẩm bọc lại để bột nở lớn trong khuôn trước khi nướng. Hoặc bạn có thể ủ bột trong lò nướng bằng cách bật đèn trong lò nướng và đặt thêm một cốc nước để giữ ẩm.
- Bước 8: Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 150 độ C trong 20 phút.Tùy từng loại lò nướng thì thời gian làm nóng sẽ khác nhau, lò nhỏ thì thời gian làm nóng sẽ nhanh hơn.
- Bước 9: Khi bột nở lớn cách rìa khuôn khoảng 3cm thì đã có thể mang đi nướng được rồi. Bánh sandwich theo công thức này được nướng ở nhiệt độ 170 – 175 độ C trong 25 – 30 phút, cho đến khi mặt bánh chín vàng. Nếu mặt bánh vàng sớm thì bạn có thể dùng giấy bạc để che cho mặt bánh không bị cháy.
- Bước 10: Sau khi nướng thì lấy khuôn bánh ra và gõ lên mặt bàn một chút, sau đó úp bánh ra ngoài để nguội. Khi bánh tương đối nguội thì có thể thưởng thức được rồi nhé.
Tham khảo bài viết: Cách làm bánh mì nguyên cám
Cách làm bánh mì bơ sữa
Một loại bánh mì khác mà bạn có thể tự làm ngay tại nhà đó là bánh mì bơ sữa. Món bánh mày có thể dùng làm bữa ăn sáng thơm ngon cho cả gia đình trong những ngày cuối tuần. Học ngay cách làm bánh mì bơ sữa với các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 250g bột mì đa dụng
- 35g đường
- 2g muối
- 5g men nở
- 130g sữa tươi không đường
- 42g bơ lạt đun chảy
- 2 quả trứng gà
2. Công thức làm bánh mì bơ sữa
Xử lý bột làm bánh
- Bước 1: Cho bột mì, đường, và muối vào một tô lớn, trộn đều. Tiếp đó cho men nở vào và tiếp tục trộn. Lưu ý với công thức làm bánh mì bơ sữa này, bạn cần cho các nguyên liệu theo thứ tự như trên để men không bị chết hoặc không đạt chuẩn.
- Bước 2: Tạo một khoảng trống nhỏ giữ tô bột và đổ vào đây sữa tươi, trứng, bơ lạt đun chảy. Dùng phới trộn từ từ cho bột và các nguyên liệu hòa quyện thành một khối.
- Bước 3: Bước tiếp theo là nhào bột bánh. Phủ một lớp bột khô mỏng để nhào bột dễ dàng hơn. Nhào bột cho tới khi bột dẻo mịn và có độ đàn hồi tốt, bạn có thể thử ấn tay lên bột để tạo thành vết lõm, nếu thấy vết lõm phồng trở lại thì bạn đã xử lý xong phần bột.
- Bước 4: Dùng dầu ăn quét đều các mặt trong của một cái tô, sau đó cho bột vào trong. Lưu ý phải lật bột để dầu ăn bao quanh bột, giúp bột không bị khô trong thời gian ủ. Tiếp đó phủ kín tô bột bằng khăn ẩm hoặc mang thực phẩm trong thời gian từ 45 – 70 phút.
- Bước 5: Sau thời gian ủ, lấy bột ra khỏi tô và nhồi nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút. Bạn sẽ tiếp tục chia khối bột thành 6 phần bằng nhau. Với mỗi phần bột, díu các mép bột lại để tạo thành hình tròn có mặt bột căng mịn.
- Bước 6: Ở bước này, bạn sẽ tạo hình cho bánh. Bạn có thể tạo hình theo nhiều kiểu khác nhau tùy vào sở thích cá nhân. Nếu bạn chưa biết tạo hình bánh như thế nào thì có thể tham khảo một số kiểu như sừng trâu, hay tết bím.
- Bước 7: Sau khi tạo hình xong thì xếp các khối bột vào khay nướng và đậy kín bột bằng khăn ẩm. nên ủ cho tới khi bột nở gấp đôi. Nếu bột không được ủ đủ, bánh khi nóng xong sẽ không mềm, xốp và có thể có mùi men. Trường hợp bạn ủ quá lâu cũng khiến bánh khi nướng xong có mùi rượu, mùi chua và nhăn nhúm không đẹp mắt.
Quét trứng và nướng bánh
- Bước 8: Trước khi nướng 15 phút, bạn nên làm nóng lò nướng ở 175 độ C. Dùng quả trứng còn lại đánh tan và quét lên một lớp mỏng trên mặt bánh.
- Bước 9: Bắt đầu cho bánh vào lò và nướng bánh ở nhiệt độ 175 – 180 độ C trong 17 – 20 phút. Trong thời gian nướng bánh, bạn hãy để ý nếu mặt bánh chuyển màu quá nhanh thì có thể dùng giấy bạc để che lại, tránh mặt bánh bị cháy. Thêm nữa, bạn phải căn thời gian nướng để bánh vừa chín tới, nếu để bánh quá lâu trong lò,vỏ bánh sẽ bị dày, khô và hơi cứng.
- Bước 10: Sau khi nướng xong thì lấy bánh ra khỏi lò, lúc này bánh sẽ thơm mùi bơ sữa. Bánh còn hơi nóng là lúc bánh ngon nhất đấy.
Tham khảo bài viết: Công thức làm sữa yến mạch
Cách làm bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám được làm từ bột lúa mì xay nhuyễn nguyên hạt, trong bột có chứa 1 tỉ lệ nhỏ bột cám của lúa mì. Chính vì vậy, mà bánh mì nguyên cám không có sự kết dính và dẻo như là từ bột mì thông thường, chúng khô mềm và dễ nát. Bánh mì nguyên cám cũng là loại bánh rất được ưa chuộng trong các thực đơn giảm cân. Cách làm bánh mì nguyên cám cũng rất đơn giản và dễ làm, bạn chỉ cần khéo léo một chút là sẽ có ngay món bánh mì nguyên cám thơm ngon để thưởng thức.
1. Nguyên liệu làm bánh mì nguyên cám
- 200g bột mì nguyên cám
- 160 – 170l sữa tươi không đường
- 3g men nở
- 4g muối
- 20g bơ lạt
- 15ml mật ong
2. Cách làm bánh mì nguyên cám đơn giản tại nhà
Các bước sơ chế bột làm bánh
- Bước 1: Cho men nở vào sữa tươi không đường và khuấy đều.
- Bước 2: Cho bột mì nguyên cám vào một tô lớn và trộn đều cùng muối trắng. Tạo một khoảng trống nhỏ giữa tô bột và đổ vào đây mật ong, hỗn hợp sữa và men đã chuẩn bị. Dùng phới khuấy từ trong ra ngoài, trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện thành một khối thống nhất.
- Bước 3: Để bột nghỉ trong 15 phút trước khi bắt đầu nhào bột bánh. Bạn nên đậy kín tô bột trong thời gian ủ, bột sẽ không bị khô và khi nhào sẽ dễ dàng hơn.
- Bước 4: Bột lúc này vẫn sẽ hơi nhão nên bạn có thể phủ một lớp bột khô để việc nhào nhanh hơn. Nhào bột trong 15 – 20 phút cho tới khi bột dẻo mịn và có độ đàn hồi tốt. Bạn sẽ thêm bơ lạt vào giữa công đoạn này và tiếp tục nhào để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Bước 4: Dùng một chút bơ để thoa lên mặt bột và toàn bộ các mặt của tô để bột. Ủ bột trong tô đến khi bột nở gấp đôi, tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ủ có thể ngắn hoặc dài khác nhau. Thông thường lần ủ đầu tiên này sẽ là 1 tiếng. .
- Bước 5: Sau thời gian ủ, lấy bột ra khỏi tô và nhồi sơ trong 2 – 3 phút để làm xẹp các bọt khí chuẩn bị bước vào giai đoạn tạo hình.
- Bước 6: Ở bước này, bạn sẽ cán bột thành hình chữ nhật hoặc hình vuông. Sau đó cuộn bột lại, lưu ý hãy cuộn đều tay và đẹp mắt để sau khi nướng bánh mì sẽ đẹp và đều hơn.
- Bước 7: Đặt bột vào trong khuôn và tiến hành ủ lần 2 cho đến khi bột nở gấp đôi. Khi bột đã nở gần 60 – 70% thì bạn có thể bắt đầu chuẩn bị lò nướng rồi đấy
Nướng bánh
- Bước 8: Trước khi nướng 15 phút, bạn nên làm nóng lò nướng ở 180 độ C. Đây là bước giúp lò có nhiệt độ ổn định thì bánh mì nguyên cám nướng sẽ ngon nhất.
- Bước 9: Khi bánh đã nở 100%, quét lên trên mặt mặt bánh một ít sữa tươi không đường hoặc nước. Bắt đầu cho bánh vào lò và nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong 30 phút. Trong thời gian nướng bánh, bạn hãy để ý nếu mặt bánh chuyển vàng quá nhanh thì có thể che mặt bánh bằng giấy bạc.
- Bước 10: Kiểm tra bánh chín bằng cách cắm que tăm vào bánh. Nếu bạn rút que tăm ra và thấy que tăm khô là bánh đã chín rồi nhé. Để bánh thơm hơn, bạn có thể quét thêm một ít bơ. Như vậy là bạn đã học xong các cước làm bánh mì nguyên cám tại nhà rồi đấy.
Trên đây là 7 công thức cách làm bánh mì tại nhà được Nut Garden tổng hợp. Để làm ra được những chiếc bánh mì thơm ngon cần đến sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm. Mong rằng bạn sẽ thành công với các cách làm bánh mì qua hướng dẫn của Nut Garden nhé.
> Xem thêm: Cách làm bánh yến mạch