TÌNH HUỐNG 1
Công ty cổ phần M chuyên kinh doanh nhà hàng và khách sạn có trụ sở chính tại thành phố Nha Trang – Khánh Hoà do ông Nguyễn Minh Long làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty. Sau 1 thời gian hoạt động có hiệu quả, đầu năm 2007 do không nắm bắt được nhu cầu thị trường và bị ảnh hưởng bởi dịch heo tai xanh nên tình hình hoạt động của công ty ngày càng khó khăn và bắt đầu thua lỗ. Vào tháng 6/2007 trong quá trình giải quyết tranh chấp về hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa giữa Công ty cổ phần M và Công ty trách nhiệm hữu hạn P (có trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương). Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương phát hiện Công ty cổ phần M mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Anh chị hãy cho biết:
1. Sau khi phát hiện Công ty cổ phần M mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần M hay không ? Tại sao ?
2. Để mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần M phải tiến hành thủ tục pháp lý gì?
3. Hãy phân tích 1 số sự kiến pháp lý sau : Công ty cổ phần M bị mở thủ tục phá sản vào ngày 20/10/2007. Ngày 25/10/2007, các chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề nghị tòa án cho rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty cổ phần M nhưng tòa không chấp nhận mà vẫn tiếp tục giải quyết.
4. Ngày 26/10/2007, Công ty cổ phần M tiến hành thanh toán 50 triệu đồng nợ không đảm bảo cho mỗi chủ nợ sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách vụ phá sản.
định giá khi cầm cố là 500 triệu đồng cho công ty H bằng phương thức bán đấu giá, khi bán đấu giá chiếc xe chỉ bán được 400 triệu, thẩm phán đồng ý cho Công ty cổ phần M trích 100 triệu tiền mặt để thanh toán nốt số nợ cho công ty H
6. Sau khi Công ty cổ phần M bị mở thủ tục phá sản, quyết định mở thủ tục phá sản đã được đăng báo công khai, sau đó các chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến tòa án đúng hạn. Tổ thanh lý tài sản lập danh sách gồm: 20 chủ nợ với tổng số nợ là 8.4 tỷ trong đó có 2 chủ nợ có bảo đảm với số nợ là 5 tỷ. Một chủ nợ có bảo đảm 1 phần với số nợ là 500 triệu (trong đó phần có đảm bảo là 400 triệu). 17 chủ nợ không có bảo đảm với số nợ là 2.9 tỷ. Hãy xác định điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ.
7. Do hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi kinh doanh của Công ty cổ phần M nên thẩm phán đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ quản lý thanh lý tài sản tiến hành thu hồi lại toàn bộ tài sản của công ty và tổ chức bán đấu giá. Tổng cộng thu được 7,45 tỷ. Hãy thanh toán các khoản nợ dưới đây theo thứ tự ưu tiên mà pháp luật quy định
– Phí phá sản 50 triệu
– Nợ ngân hàng V 5 tỷ (có tài sản thế chấp 6 tỷ) – Nợ Công ty H 500 triệu (tài sản thế chấp 400 triệu) – Nợ bưu điện tỉnh S 80 triệu
– Nợ người lao động 800 triệu – Nợ thuế 500 triệu
– Nợ các chủ nợ không đảm bảo khác 2 tỷ
TÌNH HUỐNG 2
Công ty cổ phần A có Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, được chia thành 100.000 phần. Công ty có 4 thành viên là Bình, Minh, Hoàng, Hôn, với số cổ phần các cổ đông này nắm giữ cụ thể như sau:
Bình: 10.000 cổ phần phổ thông 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức Minh: 30.000 cổ phần phổ thông 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức
Hoàng:20.000 cổ phần phổ thông 5000 cổ phần ưu đãi hoàn lại và 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức Hôn: 10.000 cổ phần phổ thông 5000 cổ phần ưu đãi hoàn lại
Công ty cổ phần A bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tài sản của Doanh nghiệp còn lại như sau:
– Tiền mặt còn 1 tỷ đồng
– Một căn nhà trị giá 1 tỷ đã được thế chấp để vay tại Ngân hàng B.
– Một chiếc ô tô trị giá 300 triệu đã được sử dụng làm tài sản cầm cố để vay 500 triệu của công ty TNHH C
Công ty cổ phần A có các khoản nợ và chi phí cụ thể như sau: – Nợ Ngân hàng B 200 triệu đồng
– Nợ công ty TNHH C 500 triệu đồng
– Nợ lương của người lao động: 400 triệu đồng – Nợ thuế 100 triệu đồng
– Nợ Công ty cổ phần D 300 triệu đồng (không có tài sản bảo đảm) – Toàn bộ lệ phí và chi phí cho việc phá sản: 20 triệu đồng
Anh chị hãy:
1. Xác định tư cách của các chủ nợ của công ty Cổ phần A 2. Hãy phân chia tài sản của công ty này.
TÌNH HUỐNG 3
Công ty dệt may Hàn Quốc là công ty 100% vốn nước ngoài, được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi kinh doanh được 3 năm tại tỉnh Hải Dương, công ty này nợ khoảng 3 tỷ đồng và không trả được lương cho 200 lao động. Chủ công ty là người nước ngoài đã bỏ về nước. Hỏi như vậy chủ nợ và người lao động có thể thực hiện thủ tục như thế nào
TÌNH HUỐNG 4
Doanh nghiệp tư nhân H có trụ sở tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Do đã 5 tháng không trả lương cho công nhân, họ nhận thấy Doanh nghiệp tư nhân H đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, nên người lao động trong doanh nghiệp dự định nộp đơn yêu cầu phá sản Doanh nghiệp tư nhân H.
Theo anh chị, những người lao động này có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản Doanh nghiệp tư nhân H không? Nếu có thì thực hiện như thế nào? Toà án nhân dân nào có quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp tư nhân H .
TÌNH HUỐNG 5
Công ty T là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, do công ty trách nhiệm hữu hạn V làm chủ sở hữu, có trụ sở tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Từ năm 2008, do không tính toán chặt chẽ chi phí sản xuất nên sản phẩm của Công ty T làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nhiều. Tính đến đầu năm 2010, Công ty T có các khoản nợ sau:
– Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng. – Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng – Được Ngân hàng VietinBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do Công ty T không thanh toán cho E nên VietinBank phải thanh toán cho E số nợ trên.
– Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng Công ty T thuê F vận chuyển hàng hóa
– Nợ công ty trách nhiệm hữu hạn G 1 tỷ đồng không có bảo đảm – Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm – Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu
– Nợ lương công nhân 450 triệu
Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty T.
Toàn bộ tài sản của Công ty T còn lại được xác định: – Tiền mặt trong tài khoản còn 250 triệu
– Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu thu hồi hết được 500 triệu
– Công ty T còn một lượng hàng tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 750 triệu
– Máy móc, nhà xưởng của Công ty T đem bán hết được 1,5 tỷ Anh chị hãy giải quyết các yêu cầu sau:
1. Lập danh sách chủ nợ của Công ty T, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?
2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty T? Căn cứ pháp lý?
3. Tòa án nhân dân quận Hà Đông có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với Công ty T hay không?
4. Công ty T, Công ty trách nhiệm hữu hạn V có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?
5. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá sản Công ty T hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của Công ty T là 2,5 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và
Agribank), chi phí phá sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?
TÌNH HUỐNG 6
Ông Nguyên Xuân Hùng có số vốn 10 tỷ, dự kiến thành lập Doanh nghiệp tư nhân Q kinh doanh khách sạn, nhưng khi đầu tư ông cần tới số vốn là 20 tỷ đồng. Ông trao đổi với anh Nguyễn Văn Hạc và chị Nguyễn Thị Dậu là 2 người hàng xóm cho ông vay vốn, mỗi người 5 tỷ đồng, lợi nhuận từ việc kinh doanh khách sạn sẽ chia làm 4 phần, ông Nguyên Xuân Hùng hưởng 2/4, anh Nguyễn Văn Hạc và chị Nguyễn Thị Dậu mỗi người hưởng 1/4. Hợp đồng vay vốn và cách thức phân chia lợi nhuận được lập thành văn bản, cả ba người cùng ký tên. Ông Nguyên Xuân Hùng tiến hành thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân Q và Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp Giấy phép kinh doanh. Sau 5 năm hoạt động, khách sạn kinh doanh có lãi và các bên phân chia lợi nhuận theo đúng cam kết. Đến năm thứ sáu, Doanh nghiệp tư nhân Q có kinh doanh thêm lĩnh vực du lịch và vận chuyển hàng hoá, hành khách nên thua lỗ nặng và đang lâm vào tình trạng phá sản. Thấy việc kinh doanh không hiệu quả, anh Nguyễn Văn Hạc và Chị Nguyễn Thị Dậu đòi ông Nguyễn Xuân Hùng phải trả cho họ số tiền đã cho vay. Ông Nguyễn Xuân Hùng không trả với lý do coi đó như số tiền mà các bên góp vốn để cùng kinh doanh, nay thua lỗ thì các bên phải cùng chịu.
Anh Nguyễn Văn Hạc và Chị Nguyễn Thị Dậu nhận thấy Doanh nghiệp tư nhân Q lâm vào tình trạng phá sản, họ đã gửi đơn đến Toà án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp tư nhân Q.
Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về tình huống trên:
1. Số tiền của anh Nguyễn Văn Hạc và Chị Nguyễn Thị Dậu có được coi là phần vốn góp vào Doanh nghiệp tư nhân Q không?
2. Anh Nguyễn Văn Hạc và Chị Nguyễn Thị Dậu có quyền gửi đơn đến Toà án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp tư nhân Q không?
3. Toà án sẽ giải quyết tranh chấp kinh doanh giữa ông Nguyễn Xuân Hùng với anh Nguyễn Văn Hạc và Chị Nguyễn Thị Dậu hay tiến hành mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp tư nhân Q?
TÌNH HUỐNG 7
Công ty trách nhiệm hữu hạn T&T tự nguyện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, vụ phá sản đã được giải quyết đến giai đoạn thanh lý tài sản, cơ quan có thẩm quyền xác định:
– Toàn bộ tài sản của công ty còn lại 6 tỷ đồng (kể cả tài sản đảm bảo) – Tổng số nợ gồm:
+ Nợ ngân hàng Nông nghiệp: 1,5 tỷ đồng (Tài sản đảm bảo 2 tỷ đồng)
+ Nợ thuế: 500 triệu đồng
+ Nợ Doanh nghiệp A, B, C mỗi doanh nghiệp 500 triệu đồng + Nợ lương công nhân 400 triệu đồng
+ Nợ bảo hiểm y tế của người lao động 100 triệu đồng
+ Chưa thanh toán trái phiếu đến hạn cho 12 cá nhân, tổng cộng 600 triệu đồng
+ Chưa bồi thường thiệt hại phạt vi phạm hợp đồng cho doanh nghiệp D 100 triệu đồng
+ Nợ doanh nghiệp E 300 triệu đồng (ông H bảo lãnh) + Nợ doanh nghiệp K 2 tỷ (tài sản đảm bảo 1 tỷ) + Phí phá sản 20 triệu đồng
Dựa vào quy định của Luật phá sản hiện hành, anh chị hãy thanh toán các khoản nợ trên của Công ty trách nhiệm hữu hạn T&T .