Cách khâu vắt là cách dùng kim và chỉ may bằng tay cơ bản trong nganhg công nghệ may.
Dụng cụ thường dùng để khâu vắt là thước bút chì, kim, chỉ. Chỉ may thêu có thể là chỉ màu hoặc là chỉ trắng tùy theo ứng dụng vào việc khâu vắt của vải.
Có 3 loại khâu như sau:
Mũi thường: Vạch một đường thẳng bằng bút chì. Xỏ chỉ vào kim và gút một đầu để cho khỏi tuột tay trái cầm vải tay phải cầm kim khâu từ phải sang trái.
Khâu mũi thường là cách khâu mũi lặn mũi nổi với các mũi cách đều nhau, khi tạo thành thì mặt trái và mặt phải giống nhau.
Ứng dụng thường trong việc may vá và khâu quần áo những đường may đơn giản.
Khâu vắt là cách dùng cơ bản nhất trong ngành công nghệ may, ngày nay xu hướng thường dùng máy để may mà đầu tiên những máy may gia đình nổi tiếng như SINCO và trong thời đại công nghiệp lên máy cơ với thương hiệu JUKI.
Ngày nay, với khoa học công nghệ phát triển máy may điện tử được sử dụng hầu hết các xí nghiệp và các hộ gia đình. Đối với vắt sổ thì cần dùng máy vắt sổ để vắt các đường biên trong ngành may.
Bài viết nhằm trang bị các kiến thức về những kỹ thuật may cơ bản về kỹ thuật may, phương pháp gia công cơ bản trên quần áo. Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho công nhân may về kiến thức cơ bản trên quần áo, đồng thời giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất:
Bài viết bao gồm các giới thiệu cơ bản của trang phục, kết cấu, qui mô của qui trình công nghệ, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp gia công, cũng như hướng dẫn một số thiết bị cơ bản trong ngành may.
Bài viết nhằm trang bị cho các bạn có tính cẩn thận, kiên trì, chính xác trong từng thao tác, khi sử dụng các thiết bị cũng có thể quan sát, sử dụng bảo dưỡng cũng như kiểm tra sản phẩm đã may.
Trước khi các bạn tiến hành may sản phẩm cần nắm vững các chi tiết may, cách lắp ráp, và cách sử dụng trang thiết bị. Đọc tài liệu sử dụng hay tài liệu tham khảo trong quá trình thao tác.
Về trang thiết bị các bạn chủ yếu nắm vững về máy may 1 kim, máy may vắt sổ và các chi tiết của các cụm cơ bản.
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
Giới thiệu về các đường may cơ bản, sử dụng bàn là và máy may thông dụng như máy may 1 kim, máy vắt sổ và các đường khâu cơ bản của máy may 1 kim mũi thoi. Khi kết thúc bạn phải biết về đường khâu cơ bản, biết sử dụng cũng như điều chỉnh căn bản máy may như: Mắc chỉ đúng, đánh suốt chỉ, thay kim điều chỉnh chiều dài mũi may, sức căng chỉ…biết thực hành những đường liên kết cơ bản, hiểu rõ các chi tiết liên kết đó và biết sử dụng bàn là trong quá trình may dựng ủi chi tiết sản phẩm.
1.1 Các đường khâu cơ bản
1.1.1 Khái niệm
Các đường khâu tay là đường sử dụng kim khâu tay và chỉ để tạo thành trên vải. Đường khâu tay có các cấu trúc, và cách thức thực hiện khác nhau tùy theo mục đích sử dụng để liên kết các chi tiết hay trang trí.
Các đường khâu tay được sử dụng trên các loại quần áo sử dụng hàng ngày may từ các loại vải mỏng mềm như tơ lụa, ( Áo dài, áo bà ba, áo, váy dành cho phụ nữ…) đến áo khoác ngoài như áo vét-tông (Veston), áo đơn, áo kép…Các đường khâu tay thường tốn nhiều thời gian, năng suất thấp, không đồng đều nhưng mềm mại, có công dụng và vẻ đẹp riêng nên hiểu và biết các đường may khâu giúp ta vận dụng vào các loại quần áo đúng yêu cầu. Hiện nay, các nhà xưởng, gia công, sản xuất và các cơ sở khác thường sử dụng các loại trang thiết bị hiện đại và có năng suất cao nên loại may và khâu tay rất ít gặp trong việc sản xuất công nghiệp và số lượng lớn. Tuy nhiên, các sản phẩm thời trang cao cấp, và sản xuất loạt nhỏ số lượng ít, thậm chí một sản phẩm, các đường khâu tay vẫn được sử dụng.
1.1.2. Chuẩn bị và các thao tác
Các dụng cụ dùng để khâu tay
– Kim khâu: Kim khâu tay được làm bằng thép hợp kim, được phân thành các số theo chiều dài và đường kính của kim. Thông thường thì kim được phân loại theo chiều dài, một số nhà sản xuất được phân loại theo đường kính. Chiều dài và đường kính của kim được sử dụng tùy theo loại vải, loại chỉ và mục đích của đường khâu. Dạng kim có đầu nhọn được sử dụng phổ biến.
– Kim cài: Được làm bằng thép hoặc đồng, có thể có núm nhựa ở đầu, dùng để ghim các đường nếp, nếp gấp. Kim cài cũng được chia thành nhiều số khác nhau theo chiều dài và đường kính, được lựa chọn tùy theo loại vải và mục đích sử dụng.
– Đê khâu: Làm bằng thép hoặc đồng, xỏ vào đầu ngón tay giữa để khi khâu tránh được trơn trượt kim và bào vệ các đầu ngón tay ấn vào chôn kim, khâu được nhanh và dễ dàng hơn.
Chỗ ngồi khâu cần được chiếu sáng tốt, bàn và ghế ngồi khâu cần phù hợp với tầm vóc người khâu. Ngoài ra, cần có một ghế nhỏ và thấp hơn để đặt chân khi cần khâu những đường trên gối. Những đường khâu có mũi dài như các đường khâu lược, cần trải thẳng trên mặt bàn khi thực hiện.
– Chuẩn bị chỉ: Chọn loại chỉ đúng yêu cầu về màu sắc, chỉ số và thành phần. Đoạn chỉ vừa tầm lấy để khâu từ 80-90cm. Nếu lấy dài quá chỉ sẽ bị vướng, bị rối khi khâu. Lấy chỉ ngắn quá phải thay chỉ nhanh làm giảm năng suất và chất lượng các đường khâu.
+ Xâu 1 sợi chỉ qua lỗ kim nếu khâu bằng những đường lược, luồn, chuỗi hay vắt…2 đầu chỉ để xo le và thắt nút chỉ dài hơn
+ Xâu 2 sợi chỉ qua lỗ kim nếu thùa khuy, đính cúc, đính bọ, thắt nút cho 2 đầu chỉ bằng nhau. Nếu không cần sử dụng loại chỉ thích hợp cho đường khâu này là loại có độ mảnh thấp hơn 2 lần so với chỉ cùng khâu 1 sợi như ở trên.
* Cách cần kim
Cầm kim bằng tay phải và bằng hai đốt đầu của ngón cái và ngón trỏ, ngón giữa đặt ở chôn kim.
* Cách cầm vải để khâu
Cầm vải bằng tay trái, ngón cái để trên (Hoặc cả ngón út) và các ngón còn lại để dưới. Với đường khâu lược thì cần trải vải trên mặt bàn để khâu.
1.1.3. Các đường khâu tay cơ bản
a, Khâu chũi
– Khái niệm: Khâu chũi là loại đường khâu tay có 2 mặt giống nhau, có 1 mũi chìm thì có 1 mũi nổi ( Hình 1). Đây là đường khâu cơ bản nhất, thường sử dụng để liên kết các chi tiết, khâu mép…Chiều dài của mũi khâu từ 0,15 – 3mm tùy theo mục đích và vị trí của đường khâu. Thường được sử dụng cho người làm quen với khâu cho người mới tập khâu.
– Yêu cầu: Đường khâu phải êm giữa các lớp vải, đều mũi và có hình dạng đúng theo qui định, độ dài mũi khâu đúng theo yêu cầu ( Được qui định cụ thể tùy theo yêu cầu của vải hoặc của áo)
– Cách khâu: Cắm kim từ mặt trên của vải tại vị trí bắt đầu đường khâu rồi đẩy kim lên xuống liên tục 3-5 mũi với khoảng cách bằng nhau (0,15 – 0,3mm) sau đó rút chỉ lên cho êm phẳng rồi lại khâu tiếp.
b, Khâu lược
Là đường khâu dùng ghim để khâu một lớp vải một cách tạm thời hoặc để sang dấu từ lớp vải này sang lớp vải khác (Hình 2)
Đường khâu này thường được dùng để gấu quần gấu áo, lược giữ các đường khó may chính xác như đường tra tay, đường sườn, sống lưng của các loại vải len kẻ, lược trải lớp dựng không dính lên phần thân trước của áo khoác ngoài, sang dấu các chi tiết đối xứng trên các sản phẩm may từ vải len, dạ.
Cấu trúc của đường may khâu lược giống như đường khâu chũi, cứ 1 mũi chìm lại đến một mũi nổi, nhưng độ dài của mũi khâu lớn hơn, từ 0,5 – 2cm tùy theo từng đường lược.
Yêu cầu: Giữ các lớp vải đúng vị trí theo yêu cầu cho đến khi chúng được may chính xác, độ dài mũi khâu đúng quy định và phù hợp với yêu cầu chắc chắn của vị trí đường lược.
– Các loại đường khâu lược:
+ Khâu lược đều mũi: (Hình 2) Đường khâu lược dạng này có độ dài mũi chìm bằng độ dài mũi nổi. Thường dùng để lược gấu, sườn, sống lưng…
Để thực hiện đường khâu này, trải phần vải lược lên bàn, đâm kim từ phía mặt trên của vải xuống mặt dưới và đâm kim lên ngay sau đó, rút chỉ cho phẳng và thực hiện tiếp 2 mũi khâu tương tự.
+ Khâu lược chìm mũi: Khâu lược chìm mũi là đường khâu lược nhưng có hai mũi nổi dài thì có một mũi nổi ngắn ( Gọi là lược chìm 1 mũi – Hình 3), có 2 mũi chìm ngắn ( Gọi là lược chìm 2 mũi – Hình 4). Được dùng để lược những chi tiết đòi hỏi có độ chắc chắn cao hơn như lược trải dựng…
+ Cách khâu lược chìm 1 mũi giống như cách khâu lược
+ Cách khâu lược chìm 2 mũi: Đâm kim từ mặt trên của vải xuống mặt dưới, sau đó lên kim rồi tiếp tục xuống mặt dưới, sau đó lên kim rồi xuống kim và lên kim một lần nữa rồi mới rút chỉ cho êm phẳng. Như vậy, mỗi lần rút chỉ tạo thành hai mũi chìm ngắn. một mũi nổi ngắn, mũi nổi dài được tạo thành giữa các lần rút kim.
c, Khâu vắt
Vắt là đường khâu có hai đường mũi chỉ, mũi khâu nằm theo đường chéo theo hình chữ V, mặt trái có các mũi chỉ dài, mặt phải chỉ nhìn thấy các vết lõm hoặc những điểm nổi chỉ (Hình 5). Thường được dùng để vắt các gấu áo quần, vắt ve cổ, nẹp của các áo khoát len dạ, trang trí trên quần áo trẻ em và phụ nữ.
– Yêu cầu: Đường khâu phải êm phẳng giữa các lớp vải, không bị gợn sóng, chỉ được rút căng vừa phải, mặt phải không lộ chỉ quá dài, đủ chắc chắn.
– Cách khâu: Đâm kim xuống từ mặt trái của vải và lên kim ngay tại đó (Cách điểm xuống chỉ 1 hoặc 2 sợi vải), rút chỉ cho êm, lùi kim lại một mũi khâu và đâm kim xuống ở hàng mũi khâu thứ 2, lên kim ngay tại đó, (Cách 1 hoặc 2 sợi vải), rút chỉ êm, tiếp tục lùi kim lại một mũi khâu, đâm kim xuống ở hàng thứ nhất và lên kim ngay, quá trình khâu lặp lại.
d, Khâu vắt sổ
Khâu vắt sổ là đường khâu may có mũi khâu nằm nghiêng và giữ cho mép vải không bị tuột sợi ( Hình 6). Có hai loại đường khâu vắt sổ: Khâu vắt sổ đơn là đường khâu có các mũi khâu nghiêng về một phía (Hình 6a), khâu vắt sổ kép gồm hai đường khâu vắt sổ đơn theo hướng ngược nhau. (Hình 6b)
– Yêu cầu: Mép vải phẳng và không bị quăn mép, các mũi khâu đều, bám vào vải với độ rộng quy định từ 0,2-0,5cm tùy theo từng loại vải.
Cách khâu:
* Vắt sổ đơn: Đâm kim từ mặt dưới của vải lên mặt trên, vòng ra mép ngoài của vải, và đâm kim từ mặt dưới lên mặt trên của vải, cứ làm vậy từ 3-5 mũi thì rút chỉ một lần sao cho mũi chỉ êm phẳng và không làm quăn mép vải.
* Vắt sổ kép: Thực hiện hai đường vắt sổ đơn, 1 đường khâu tiến, 1 đường khâu lùi, sao cho mũi chỉ tạo thành hình chữ X.
e, Khâu đột
Khâu đột là khâu có các đường khâu và mũi chỉ giằng nhau một phần hoặc cả mũi may. Thường dùng để khâu các đường liên kết yêu cầu sự bền chắc và co giãn.
Có hai loại đường khâu đột:
Khâu đột liền mũi (Hình 7) dùng để khâu các đường như nách áo, đường sườn, đường đủng quần của các sản phẩm may từ tơ lụa hoặc các loại vải mềm mỏng, Khâu đột chìm mũi (Hình 8) dùng để khâu giữ chặt các lớp vải với nhau ở một số chi tiết của quần áo len dạ như cửa quần, 2 đầu túi cơi ngực, nẹp áo, ve áo…
Yêu cầu: Các mũi khâu điều, các lớp vải êm phẳng, chắc chắn và không bị biến dạng tại vị trí khâu.
Cách khâu: Khâu đột liền mũi: Đâm kim từ dưới lên, rút chỉ, lùi lại phía sau một mũi khâu và đâm kim xuống, đâm kim lên mặt trên với biến tiến bằng chiều dài của hai mũi, rút chỉ, quá trình khâu lặp lại.
Mặt trên của đường khâu này trông giống như đường máy may nhưng mặt dưới có các mũi chỉ giằng nhau.
* Khâu đột chìm mũi: Đâm kim lên từ mặt dưới của vải, rút chỉ, lùi lại phía sau từ đến 2 sợi vải, đâm kim xuống và lên kim sau khi tiến một mũi may, rút chỉ, quá trình khâu lặp lại.
g, Khâu mũi xích (Dóc lòng tôm)
Khâu mũi xích là đường khâu ở mặt trên có những mũi chỉ lồng vào nhau dạng xích, mặt dưới có các mũi chỉ liền nhau như đường máy may (Hình 9). Thường dùng để trang trí hoặc làm khuyết giả trên áo khoát ngoài.
– Yêu cầu: Các mũi chỉ đều nhau, êm phẳng trên mặt vải, theo đúng hình dạng quy định, mũi chỉ không quá chặt hay lỏng.
– Cách khâu: Đâm kim lên từ mặt dưới của vải, đâm kim xuống từ vị trí vừa sát đâm kim lên và kim sau khi tiến với chiều dài một mũi. Vòng chỉ của kim qua thân kim và rút kim và chỉ lên sao cho mũi chỉ trước lồng qua sau mũi chỉ sau, quá trình khâu lặp lại.
h, Khâu luồng
Khâu luồn là đường may kín chỉ có mũi trong khuất và mũi ngoài lặn kín chỉ ( Hình 10) ở mặt phải chỉ nhìn thấy các vết lõm hoặc nốt chỉ, mặt trái không nhìn thấy các mũi chỉ. Đường khâu này thường dùng để vắt gấu quần áo may từ tơ lụa, tà áo bà ba hoặc áo dài, váy…
– Yêu cầu: Các mũi khâu luôn phải đều đảm bảo sự chắc chắn, không lộ chỉ hoặc nhăn rúm, không rút chỉ quá chặt hoặc lỏng.
– Cách khâu: Để khâu luồng kim và vải được cầm trên tay giống như khâu chũi. Đường khâu luồng thường được khâu tại mép vải được gập kín mép, có thể khâu lược mép trước cho dễ luồn. Đâm kim từ phía trong phần vải gập ra ngoài mép gập để dấu đầu chỉ, cắm kim xuống lớp vải dưới lấy lên 2 sợi vải và luồng kim vào giữa đường gập, tiến một mũi lại xuyên xuống đến lớp dưới lấy 2 sợi vải và luồng kim vào giữa đường gập, cứ làm vậy từ 3-5 mũi, khi đầy kim rồi mới rút kim và chỉ lên. Quá trình khâu lặp lại những mũi mới.
i, Thùa khuyết
Thùa khuyết là dạng đường khâu giữ chắc và che kín mép vải đã được bấm để tạo thành hình khuyết ( Hình 11). Đường khâu dạng này chủ yếu dùng để thùa lỗ khuyết, ngoài ra còn dùng để giữ chắc các mép vải, tránh tuột sổ hoặc trang trí trên khăn, mép nẹp áo khoát, gối…Có nhiều cách thùa khuyết như thùa khuyết dóng khuyết, thùa khuyết giả…trên các sản phẩm may từ vải len, dạ…ở đây chỉ cách thùa khuyết thông thường trên áo sơ mi.
Đầu chân rết của mũi thùa đanh khít, đầu khuyết tròn, đuôi khuyết không rúm, mặt trái không sơ vải, mật độ mũi thùa thích hợp, ( Tùy theo vải mũi thùa dày hay mỏng), các mũi thùa đều nhau.
Cách khâu:
Trước khi thùa lỗ khuyết, đánh dấu vị trí và chiều dài khuyết. Dùng mũi kéo sắc bấm đầu sợi vải hết độ dài của khuyết ( Tùy theo loại và đường kính cúc. Nếu cúc dẹp thì chiều dài của khuyết bằng đường kính của cúc nhân với 1.1 nếu cúc tròn dày thì chiều dài của đường khuyết bằng đường kính của cúc nhân với 1.2. Nếu có các loại đục theo các kích cỡ khuyết thì dùng đục thẳng sợi.
Đâm kim bắt đầu từ bờ dưới của khuyết bên trái và từ mặt dưới của vải lên, luồn kim qua phần đầu của hai sợi chỉ để dấu đầu thắt nút, sau đó lặp lại, đâm kim từ dưới lên, lấy phần chỉ gần mũi khâu trước vắt qua thân kim, rút kim và chỉ để tạo thành mũi thắt mới, quá trình khâu cứ thế lặp lại theo mép vải cắt cho đến khi hết mép bên phải. Khâu hai mũi cuối cùng qua hai mép của đuôi khuyết để lại mũi chắc chắn và cắt chỉ.
k, Đính
Đính là đính khâu chắt chắn một vật lên vải, quần áo. Trên quần áo thường đính cúc. Mũi đính móc được thực hiện tương tự như vị trí các mũi khâu có thay đổi so với mũi đính cúc.